Phân loại các hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng liệu pháp hoạt hóa hành vi can thiệp cho bệnh nhân trầm cảm đang điều trị tại bệnh viện tâm thần trung ương i (chuyên ngành đào tạo thí điểm) (Trang 75 - 87)

NTL: Sự không cân bằng trong các hoạt động là yếu tố ảnh hưởng đến việc thay đổi cảm xúc: Một trong những cách chúng ta tự tạo rào cản, đó là, chúng ta thực hiện quá nhiều các hoạt động trong một loại nói trên mà chúng ta khơng thực hiện các hoạt động của cả hai loại trên. Tất nhiên, một số các hoạt động là cần thiết trong cuộc sống. Nhưng để cảm thấy hạnh phúc và có một cuộc sống tốt, hầu hết mọi người cần một sự kết hợp của các hoạt động khác nhau.

Cân bằng nghiêng về các hoạt động thể hiện trách nhiệm: chị điền vào ô “Hoạt động thể hiện trách nhiệm” ở sau trong tài liệu của chị, các hoạt động mà chị vừa đưa ra khi đề cập đến các hoạt động thể hiện trách nhiệm (dành thời gian để bệnh nhân hồn thành việc ghi). Chị có cảm nhận như thế nào nếu mọi hoạt động nghiêng về trách nhiệm như vậy?

BN: Nếu mà như vậy thì lúc nào em cũng căng thẳng, áp lực phải hoàn thành cơng việc, nếu khơng hồn thành thì sẽ lo lắng, buồn phiền.

Hình 3.1: Các hoạt động thể hiện trác nhiệm

Thời gian cho bản thân Các hoạt động thể hiện trách nhiệm Soạn giáo án Dạy học Nấu ăn Chăm sóc con

NTL: Nếu cân bằng nghiêng về các hoạt động bản thân thích làm: chị cho rằng khi cân bằng nghiêng về các hoạt động thể hiện trách nhiệm thì chị có dạy học, soạn giáo án, nấu ăn, chăm sóc con... Chúng ta xem trong tài liệu của chị, chị hãy điền vào ô “Hoạt động bản thân thích làm” (dành thời gian để bệnh nhân hoàn thành việc ghi nhận).

Hình 3.2: Các hoạt động bản thân thích làm

NTL: Chị có cảm nhận như thế nào nếu mọi hoạt động nghiêng về hoạt động thích làm như vậy?

BN: Nếu nghiêng về hoạt động thích làm, thì mình khơng có thời gian và tiền bạc để thực hiện, đơi khi có thể thích thì làm, khơng thích thì thơi.

NTL: Theo chị, nếu nghiêng về trách nhiệm, chị cảm thấy áp lực, căng thẳng, lo lắng, buồn phiền..., còn nếu nghiêng về hoạt động thích làm thì khơng đủ thời gian, tiền bạc, dễ bỏ cuộc.... Như vậy, để khơng có các cảm giác đó, chị nên giải quyết như thế nào?

BN: Có lẽ trong cuộc sống mình ln làm cả hai việc nhưng đơi khi mình khơng nhận ra mình làm thiên quá một thứ nên sinh ra mệt mỏi. Bây giờ em hiểu có lẽ mình cần phải phân chia thời gian cho cả hai loại hoạt động này.

Trách nhiệm

Họat động bản thân thích làm:

Chơi cầu lông

Mua sắm, xem

tivi

NTL: Chị hãy xem hình trong tài liệu của mình và điền vào các ô trống các hoạt động phù hợp (dành thời gian cho bệnh nhân điền)

Hình 3.3: Cân bằng các hoạt động

NTL: Theo chị, lúc này chị sẽ có cảm giác như thế nào?

BN: Nếu trong cuộc sống và cơng việc mình có thể cân bằng được các hoạt động thì con người mình đỡ phải chịu áp lực, đỡ bệnh tật.

NTL: Chị đã thấy được cách thực hiện cân bằng trong các hoạt động và ý nghĩa của nó. Do đó, để thay đổi cảm xúc của mình, chị tự cân bằng các hoạt động trong tương lai của mình bằng cách điền vào các ô trống các hoạt động mà chị dự định làm trong tương lai ở hình trong tài liệu của chị (dành thời gian cho bệnh nhân điền) và chị hãy cho tơi biết suy nghĩ của mình?

BN: Em nghĩ em bị bệnh có thể do em làm việc q sức, khơng có thời gian nghỉ ngơi, ln có áp lực trong cuộc sống, trong cơng việc…

Hoạt động thể hiện trách nhiệm:

- Dạy học - Nấu ăn.

- Chăm sóc con cái - Dọn dẹp nhà cửa

Hoạt động bản thân thích làm:

- Chơi cầu lơng. - Mua sắm.

- Xem tivi - Đi bộ.

NTL: Một vấn đề thường gặp đối với những người bị trầm cảm là trước khi họ làm điều gì đó, họ sẽ đánh giá thấp mức độ thích thú khi thực hiện hoạt động đó. Để tránh thực hiện các hoạt động, họ thường nghĩ “Làm điều đó để được gì đây?”. Do đó, khơng thể đợi cho đến khi chị có thích thú rồi mới thực hiện các hoạt động được. Để giải quyết vấn đề này chúng ta cùng thực hiện phương pháp sau.

Chị đưa ra một hoạt động cụ thể mà chị thực hiện trong những ngày vừa qua và viết vào mục a của bảng trong tài liệu của chị (dành thời gian để bệnh nhân suy nghĩ và viết).

Chị hãy tưởng tượng lại thời điểm ngay trước khi thực hiện hoạt động đó, chị dự đốn sự thích thú về hoạt động đó ở mức độ nào? “Rất thích thú”, “thích thú”, “trung bình”, “ít thích thú”, hay “khơng thích thú”. Chị hãy đánh dấu vào các mức độ ở mục b của bảng trong tài liệu của chị. Rồi chị nhớ lại sau khi thực hiện hoạt động đó, chị thấy thực sự thích thú ở mức độ nào? chị hãy ghi chép các điều đó vào mục c của bảng trong tài liệu của chị. Nếu bệnh nhân không đưa ra một hoạt động cụ thể nào, chúng ta đề nghị bệnh nhân tiên đốn sự thích thú khi tham gia chương trình. Chị hãy cho một hoạt động và tiên đốn sự hứng thú?

BN: Đi dạy học lúc đầu thấy hứng thú, sau này thấy đó là hoạt động trách nhiệm của mình nhiều hơn.

NTL: Vâng đó là hoạt động mình thích rồi làm, cịn có hoạt động nào mà khi bắt đầu cơng việc mình khơng thích nhưng khi thực hiện xong chị rất thích khơng?

BN: Hơm trước đi kéo co, lúc đầu em nói với các chị em mệt khơng thích đi đâu, nhưng khơng có người kéo nên em cố gắng đi, khi thi kéo co được các anh chị cổ vũ nhiệt tình nên sau đó em cảm thấy thích hoạt động này.

NTL: Như vậy, chị thấy mặc dù trước khi thực hiện hoạt động kéo co, chị tiên đoán mức độ thích thú là khơng thích thú, nhưng sau khi thực hiện, mức độ thích thú của anh chị là thích thú. Như vậy, dự đốn mức độ thích thú của chị trước khi thực hiện hoạt động sẽ khơng phù hợp với thực tế của nó.

Vậy để áp dụng điều này trong thực tế, chị hãy lấy một hoạt động mà chị vừa chọn trong phần “Cân bằng các hoạt động trong tương lai”, ghi vào phần a trong trong tài liệu của chị, rồi anh chị thử dự đốn mức độ thích thú khi thực hiện hoạt động đó như thế nào. Sau đó, chị thực hiện hoạt động và đánh giá lại mức độ thích thú.

BN: Cái này bây giờ làm, hay là bài tập về nhà.

NTL: Đây là bài tập cho chị. Tôi cùng với chị vừa thảo luận xong nội dung của buổi trị liệu. Bây giờ chị hãy nói lại các nội dung cơ bản mà chúng ta đã thảo luận trong buổi điều trị.

BN: Đó là cân bằng cá loại hoạt động và dự đốn sự thích thú của các loại hoạt động.

NTL: Vâng cảm ơn chị đã nhớ nội dung củ buổi trị liệu hơm nay, cịn trong 3 buổi điều trị trước, chúng ta đã hiểu được các cách để vượt qua những cản trở. Để giải quyết các cản trở đó, buổi điều trị hơm nay đã đề cập thêm các phương pháp khác:

Khi thực hiện các hoạt động, chị nên cân bằng giữa các hoạt động mang tính trách nhiệm và các hoạt động mà bản thân chị ưa thích.

Bệnh nhân trầm cảm thường dự đốn cảm giác khơng hứng thú trước khi thực hiện hoạt động, và từ đó, họ khơng muốn hoạt động. Qua cách phân tích dự đốn sự thích thú khi hoạt động, chị sẽ thấy được sự thích thú khi hoạt động cao hơn so với dự đoán của chị.

Với các cách như vậy, chị sẽ vượt qua các cản trở để thực hiện các hoạt động có lợi cho bản thân.

Chị đã nhớ được các nội dung cơ bản của buổi điều trị, trong đó, nội dung nào gây cho chị ấn tượng nhất?

BN: Đó là dự đốn sự thích thú của hoạt động.

NTL: Cảm ơn sự chia sẻ của chị, cũng như các buổi trước khi vào buổi điều trị, chị đã đánh giá tâm trạng nhanh. Bây giờ, chị đánh giá lại tâm trạng của mình bằng thang đánh giá đó.

BN: Tâm trạng của em bây giờ là 8 ạ.

NTL: Theo đánh giá của bản thân chị, trước khi điều trị, điểm tâm trạng của chị là 5 và sau khi điều trị là 8. Như vậy, theo chị buổi điều trị có tác động như thế nào với chị?

BN: Em vui vì hiểu được tại sao mình cần phải cân bằng các hoạt động, và hiểu thêm về cách thức dự đoán sự thích thú trong các hoạt động.

NTL: Cảm ơn sự đóng góp chân thành của chị. Cũng như các buổi trước sau đây là bài tập thực hành dành cho chị. Như chị vừa nói hoạt động vừa được chị chọn để thực hiện thuộc loại nào? Là hoạt động thể hiện trách nhiệm hay hoạt động bản thân ưa thích? chị hãy chọn một hoạt động để cân bằng và ghi các thông tin vừa rồi vào bảng trong tài liệu của chị. Hàng ngày, trước khi thực hiện hoạt động được dự định (như chị vừa nêu ở trên), chị dự đốn mức độ thích thú khi thực hiện hoạt động đó. Sau khi thực hiện hoạt động, chị hãy đánh giá mức độ thích thú mà mình thực sự cảm thấy vào bảng.

Một bài tập nữa là sau mỗi ngày, chị đánh giá mức độ tâm trạng của mình vào bảng trong tài liệu của chi. Chị suy nghĩ như thế nào về bài thực hành này?

BN: Vâng, làm được thưa bác sĩ.

NTL: Sau khi tơi trình bày bài thực hành, chị có ý kiến gì khơng? BN: Khơng.

NTL: Hy vọng trong lần gặp tới, chị sẽ nói cho tơi biết kết quả việc thực hiện các bài thực hành. Như trong phần trên, chị tự nhận thấy buổi điều trị đã làm cho chị hiểu biết thêm về các hoạt động và việc cân bằng các hoạt động… Do đó, tơi hy vọng chị sẽ tiếp tục đến tham gia điều trị.

Chúng ta sẽ gặp lại lúc 8h30giờ ngày 14/8 lúc đó chúng ta sẽ nói về cách làm thế nào để chị thực hiện hoạt động định hướng tương lai của mình.

Buổi 5: Tiến hành các hoạt động có lợi cho sức khỏe để định hướng tương lai.

Mục tiêu:

Bệnh nhân xác định đƣợc khả năng vƣợt qua trầm cảm. Biết cách vƣợt qua các tình huống có nguy cơ cao.

Nội dung làm việc: Bệnh nhân tự đánh giá khả năng có thể vƣợt qua

đƣợc trầm cảm của mình trong tƣơng lai, trong tƣơng lai có nhiều tình huống làm cho bệnh nhân có thể bị trầm cảm trở lại nếu tự bệnh nhân khơng có khả năng vƣợt qua thì nó sẽ trở thành gánh nặng cho bản thân, cho gia đình.

Nhà trị liệu cùng bệnh nhân thảo luận các tình huống có thể gặp trong tƣơng lai mà có thể trở thành vấn đề, từ đó giúp bệnh nhân đƣa ra các phƣơng án để tự mình vƣợt qua bằng các phƣơng pháp đã học đƣợc, và đánh giá khả năng vƣợt qua tình huống đó của chính bản thân mình.

Phản hồi của bệnh nhân: Bệnh nhân cảm thấy tự tin, thoải mái và vui

vẻ, tự hào vì vấn đề của mình nhƣ buồn chán, giảm hứng thú, mệt mỏi, tự ty, đánh giá thấp bản than đã khơng cịn mà thay vào đó là trạng thái vui vẻ, phấn khởi, yêu đời, yêu cuộc sống.

Quan sát của nhà trị liệu: Bệnh nhân vui vẻ, nhanh nhẹn và hoạt bát

hơn, tiếp thu các vấn đề của buổi trị liệu một cách nhanh chóng, bệnh nhân có hứng thú với quá trình điều trị của bản thân mình, hợp tác và chia sẻ nhiều vấn đề của mình với nhà trị liệu, bệnh nhân ổn định, vui vẻ và phấn khởi, yêu đời yêu cuộc sống.

Sau đây là tiến trình làm việc trên BN:

NTL: Trước khi vào buổi điều trị, chị hãy đánh giá tâm trạng của mình bằng Thang đánh giá tâm trạng nhanh mà chúng ta thường dùng.

BN: Tâm trạng của em ở mức 5 ạ.

NTL: Cảm ơn chị và đây là Bảng hỏi sức khỏe PHQ – 9, và thang đánh giá trầm cảm Beck mà chúng ta đã sử dụng trong một số lần gặp trước. Hôm

nay, chúng ta sử dụng lại hai bảng này để đánh giá tình trạng trầm cảm của chị hiện nay. Điều này giúp chị, và chính bản thân tơi, biết được tiến triển của chị sau khi tham dự các buổi điều trị.

BN: Đọc và thực hiện. Điểm BDI: 14, PHQ – 9: 15.

NTL:Trong Buổi 4, chúng ta đã nói về một số các hoạt động chị sẽ thực hành. Việc thực hành của chị như thế nào rồi?

BN: Em làm được rồi đây thưa bác sỹ.

NTL: Chị hãy cho biết khi thực hiện các hoạt động đó, mức độ thích thú của chị như thế nào? Nó khác biệt với dự đốn mức độ thích thú trước khi thực hiện hoạt động như thế nào?

BN: Có hoạt động thì dự đốn đúng, có hoạt động thì dự đốn sai. Như khi vào điều trị ở đây chẳng hạn, khi đi mình nghĩ rằng sẽ buồn chán và bệnh khơng khỏi, nhưng bây giờ bệnh mình ổn rồi thấy thích và mong muốn về rồi bác sĩ.

NTL: Cảm ơn chị đã chia sẻ, và giờ chúng ta cùng xem lại Bảng đánh giá tâm trạng của chị trong tuần qua. Hãy vẽ đường nối các điểm thể hiện tâm trạng để thấy sự thay đổi lên và xuống.

Chị đã nhận thấy tâm trạng của mình như thế nào trong tuần vừa qua? Khi thực hiện các hoạt động cân bằng thì tâm trạng của chị trong ngày đó như thế nào?

BN: Tâm trạng của em trong tuần đã ổn định hơn, trong những ngày mình cân bằng được hoạt động thì hơm đó cảm thấy vui vẻ và thoải mái hơn.

NTL: Chị nhận xét như thế nào về khả năng vượt qua cản trở của mình? Và tâm trạng của chị như thế nào khi vượt qua được cản trở?

BN: Em nghĩ mình vẫn chưa tự tin lắm.

NTL: Cảm ơn sự nhiệt tình làm bài thực hành của chị. Chị hãy nói lại nội dung cơ bản của buổi điều trị trước?

BN: Đó là cân bằng các hoạt động.

Khi thực hiện các hoạt động, chị nên cân bằng giữa các hoạt động mang tính trách nhiệm và các hoạt động mà bản thân mình ưa thích.

Bệnh nhân trầm cảm thường dự đốn cảm giác khơng hứng thú trước khi thực hiện hoạt động, và từ đó, họ khơng muốn hoạt động. Qua cách phân tích dự đốn sự thích thú khi hoạt động, chị sẽ thấy được sự thích thú khi hoạt động cao hơn so với dự đoán của chị.

Với các cách như vậy, chị sẽ vượt qua các cản trở để thực hiện các hoạt động có lợi cho bản thân.

Sau bốn buổi trị liệu, chị nhận thấy tâm trạng của chị đã thay đổi như thế nào?

BN: Sau 4 buổi trị liệu em thấy tâm trạng mình được cải thiện đó là nó ổn định hơn, vui vẻ, thoải mái hơn.

NTL: Chị nói rằng, sau bốn buổi điều trị, tâm trạng của chị đã ổn định hơn, vui vẻ, thoải mái hơn. Theo chị, thực hiện hoạt động có vai trị như thế nào đối với tâm trạng của mình?

BN: Hoạt động làm tâm trạng của mình tốt lên

NTL: Trong thời gian qua, chị đã thực hiện được một số hoạt động, vai trò của chị trong việc thực hiện các hoạt động này như thế nào?

BN: Nhờ bác sĩ giúp đỡ ạ.

NTL: Chị nói vậy là chưa đúng, nếu khơng có sự nỗ lực của chính bản thân chị thì làm sao chị có thể khỏe mạnh được, vui vẻ được. tất cả sự tiến triển của chị là do công lao của chị.

Bây giờ chúng ta hãy tóm tắt lại các vấn đề này vào cột đầu tiên ở bảng trong tài liệu của chị. Chị ghi các hoạt động chị đã thực hiện được trong suốt quá trình điều trị (dành thời gian để bệnh nhân ghi các hoạt động). Trong việc thực hiện các hoạt động, chị đã đóng góp bao nhiêu phần trăm vào sự thành cơng đó? chị ghi vào cột thứ 2 ở bảng.

Bảng 3.6: Các hoạt động đã thực hiện và sự đóng góp vào thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng liệu pháp hoạt hóa hành vi can thiệp cho bệnh nhân trầm cảm đang điều trị tại bệnh viện tâm thần trung ương i (chuyên ngành đào tạo thí điểm) (Trang 75 - 87)