Các đặc điểm của trầm cảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng liệu pháp hoạt hóa hành vi can thiệp cho bệnh nhân trầm cảm đang điều trị tại bệnh viện tâm thần trung ương i (chuyên ngành đào tạo thí điểm) (Trang 27 - 31)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.2. Tổng quan các vấn đề về rối loạn trầm cảm

1.2.4. Các đặc điểm của trầm cảm

1.2.4.1. Dịch tễ học (tỉ lệ rối loạn trầm cảm)

Các nghiên cứu về rối loạn trầm cảm chủ yếu đã cho thấy những sự khác biệt lớn về tỉ lệ bệnh này ở ngƣời lớn. Nguy cơ trong toàn bộ cuộc đời bị rối loạn trầm cảm chủ yếu đƣợc xác lập là từ 10 – 25% cho phụ nữ và từ 5 – 12% cho nam giới. Tỉ lệ tối đa của rối loạn trầm cảm chủ yếu ở ngƣời lớn dao động từ 5 – 9% cho nữ và 2 – 3% cho nam [4, tr.11], [7].

Năm 1961, Moller cho rằng tỉ lệ bênh trầm cảm nói chung là 6 – 7% dân số, trong đó chỉ có 1% dân số là bị trầm cảm điển hình.

Đến năm 1992, Romansky trong nghiên cứu của mình cho rằng, trầm cảm ở phụ nữ là 8,3% dân số và tỉ lệ này ở nam là 2,9%.

Mới đây, năm 1997, Greenfield đã xác định tỉ lệ rối loạn trầm cảm là từ 10 – 13% dân số, trong đó 55% số bệnh nhân đã có một cơn trầm cảm trong vòng 12 tháng trở lại đây.

Theo Sadock (2004), trầm cảm chủ yếu là một rối loạn phổ biến, tỉ lệ bệnh trong suốt cuộc đời khoảng 15%, riêng với phụ nữ, tỉ lệ này là 25%. Rối loạn trầm cảm gặp ở 10% số bệnh nhân đi khám bệnh và chiếm 15% tổng số các bênh nhân phải nằm viện điều trị.

Nhƣ vậy bênh trầm cảm có xu hƣớng tăng lên trong những năm gần đây, điều này có thể đƣợc giải thích nhƣ sau:

- Tuổi thọ của ngƣời dân đƣợc nâng lên, vì vậy tăng tỉ lệ bệnh nhân bị trầm cảm ở nhóm ngƣời cao tuổi.

- Tốc độ đơ thị hóa cao và lối làm việc cơng nghiệp hóa khiến con ngƣời phải chịu nhiều sức ép trong công việc và sinh hoạt, đó chính là các stress khiến ngƣời ta dễ bị trầm cảm.

- Do ngày nay các bác sĩ áp dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán chính xác hơn trƣớc đây, vì vậy phát hiện đƣợc nhiều bệnh nhân trầm cảm hơn [4, tr.12], [7].

1.2.4.2. Hậu quả của trầm cảm

Trầm cảm ảnh hƣởng đến nhiều mặt của đời sống. Trƣớc hết nó gây ảnh hƣởng không tốt lên nhiều cơ quan của cơ thể, kể cả tim. Tuổi thọ có thể giảm, trong một thời gian nhất định, số tử vong ở ngƣời trầm cảm gấp đôi so với ngƣời không bị trầm cảm. Tỷ lệ ly hơn, tự tử và có hành vi liều lĩnh cũng tăng lên. Trong cơng việc, trầm cảm khiến làm việc kém năng suất, hạn chế khả năng và có nguy cơ mất việc [4, tr.27], [7].

Trầm cảm đƣợc xếp vào một trong bốn nhóm bệnh gây thiệt hại nhiều nhất về phƣơng diện kinh tế và con ngƣời đồng thời cũng là một trong 10 bệnh về sức khỏe tâm thần phổ biến nhất. Trên thế giới tỉ lệ trung bình mắc các dạng rối loạn trầm cảm ở ngƣời lớn chiếm khoảng 11% [4], [7].

1.2.4.3. Đặc điểm giới tính của trầm cảm

Ở hầu hết các quốc gia khơng phân biệt về văn hóa đều thấy rằng tỉ lệ trầm cảm ở nữ cao hơn ở nam. Lý do của sự khác biệt này có thể do khác nhau về hormone và do phụ nữ phải sinh con, cũng nhƣ sự khác biệt về yếu tố chấn thƣơng tâm lý xã hội khác nhau ở nam và nữ [4,tr.12], [7], [8].

Trong phạm vi của một giai đoạn trầm cảm chủ yếu (giai đoạn khởi phát hoặc tái phát) ở ngƣời vị thành niên và ngƣời lớn thì phụ nữ hay bị trầm cảm gấp 2 lần so với nam giới. Còn ở trẻ em, tỉ lệ giữa nữ và nam là bằng nhau [4, tr.12], [7], [8].

Nhiều nữ bệnh nhân có các triệu chứng trầm cảm xấu đi đáng kể khi sắp có kinh, sau đó các triệu chứng trầm cảm lại nhẹ đi [4,tr.12], [18].

1.2.4.4. Độ tuổi

Trầm cảm có thể khởi phát bệnh ở bất kỳ lứa tuổi nào, từ tuổi thiếu niên đến tuổi già, hay bị trầm cảm nhất là ở độ tuổi khoảng 40 [8], [18].

Tỉ lệ trầm cảm cao nhất ở nhóm tuổi từ 25 – 44, nhƣng sau tuổi 65, tỉ lệ trầm cảm giảm dần ở nam và nữ [4, tr.12].

Các triệu chứng chính cho một giai đoạn trầm cảm chủ yếu là giống nhau ở trẻ em và vị thành niên, nhƣng mức độ quan trọng của các triệu chứng có thể thay đổi theo lứa tuổi. Một số triệu chứng nhƣ các rối loạn dạng cơ thể, kích thích và cơ lập xã hội rất hay gặp ở trẻ em, trong khi vận động tâm thần chậm, ngủ nhiều và hoang tƣởng lại hay gặp ở ngƣời vị thành niên và ngƣời lớn hơn [4, tr.13], [7], [8].

Ở trẻ nhỏ, giai đoạn trầm cảm thƣờng phối hợp với các rối loạn tâm thần khác (đặc biệt rối loạn hành vi, khó chú ý và rối loạn lo âu). Ở ngƣời vị thành niên, các giai đoạn trầm cảm chủ yếu đƣợc phối hợp với các rối loạn hành vi, khó chú ý, rối loạn lo âu, lạm dụng một chất và rối loạn hành vi ăn uống. Còn ở ngƣời cao tuổi các triệu chứng về nhận thức nhƣ: mất định hƣớng, mất trí nhớ lại rất hay gặp [4, tr.13], [7], [18].

1.2.4.5. Diễn tiến của trầm cảm.

Rối loạn trầm cảm chủ yếu có thể bắt đầu ở bất kỳ lứa tuổi nào, với tuổi khởi phát trung bình là khoảng 20 tuổi. Tuổi khởi phát có vẻ đang giảm xuống ở những ngƣời trẻ hơn. Ngày nay không hiếm các trƣờng hợp trầm cảm ở học sinh trong lứa tuổi vị thành niên [4, tr.36], [18].

Nhiều tác giả đã chứng minh rằng số lƣợng các giai đoạn trầm cảm trƣớc đây tạo thuận lợi cho khả năng xuất hiện một giai đoạn trầm cảm chủ yếu sau này [4, tr.36]. Cụ thể là khoảng 50 – 60% các bệnh nhân có một giai đoạn trầm cảm chủ yếu duy nhất sẽ có giai đoạn thứ 2; các bệnh nhân đã có 2 giai đoạn trầm cảm có 70% khả năng sẽ có giai đoạn thứ 3; các bệnh nhân đã có 3 giai đoạn trầm cảm thì có tới 90% khả năng sẽ có giai đoạn thứ 4. Có khoảng từ 5 – 10% tổng số bệnh nhân có rối loạn trầm cảm chủ yếu sẽ có một giai đoạn hƣng cảm trong quá trình phát triển tiếp theo của bệnh (có nghĩa là phát triển thành rối loạn lƣỡng cực 1).

Các giai đoạn trầm cảm chủ yếu có thể lui bệnh hoàn toàn (2/3 trƣờng hợp), chỉ lui bệnh một phần hoặc không hề lui bệnh (1/3 trƣờng hợp). Với các bệnh nhân chỉ lui bệnh một phần họ dễ có các giai đoạn trầm cảm tiếp theo và giữa các cơn trầm cảm họ chỉ phục hồi một phần.

Sự phát triển lâu dài của trầm cảm chủ yếu đƣợc chia làm trầm cảm “có hồi phục hoàn toàn giữa các giai đoạn” và trầm cảm “khơng hồi phục hồn toàn giữa các giai đoạn”. Hai loại phát triển lâu dài này có giá trị tiên lƣợng khác nhau. Bệnh nhân có hồi phục hồn tồn giữa các giai đoạn có tiên lƣợng tốt hơn nhiều so với bệnh nhân khơng hồi phục hồn tồn giữa các giai đoạn [4, tr.37], [7], [18].

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, một năm sau khi chẩn đoán một giai đoạn trầm cảm chủ yếu, 40% các bệnh nhân vẫn cịn có các triệu chứng đủ nặng để thỏa mãn đầy đủ các tiêu chuẩn của trầm cảm chủ yếu, gần 20% số bệnh nhân còn vài triệu chứng nhƣng không đủ để chẩn đoán cho một giai đoạn trầm cảm chủ yếu (nghĩa là triệu chứng trầm cảm chủ yếu chỉ lui bệnh một phần), và 40% bệnh nhân khơng cịn triệu chứng rối loạn cảm xúc nào (lui bệnh hoàn tồn) [4, tr.37], [7].

Các bệnh cơ thể mãn tính hoặc phụ thuộc một chất (đặc biệt phụ thuộc thuốc hoặc cocain) có thể làm khởi phát hoặc tái phát các giai đoạn trầm cảm chủ yếu. Khi bệnh nhân có bệnh cơ thể kết hợp với trầm cảm thì thƣờng cơn trầm cảm thƣờng bền vững hơn các bệnh nhân khơng có bệnh cơ thể kết hợp [4, tr.38], [7].

Các triệu chứng của một giai đoạn trầm cảm thƣờng phát triển trong vài ngày hoặc vài tuần rồi đạt tới đỉnh cao về cƣờng độ, bệnh nhân thƣờng có một giai đoạn tiền triệu đi trƣớc. Trong giai đoạn này bệnh nhân thƣờng có biểu hiện lo âu vô cớ, mất ngủ, mệt mỏi. Giai đoạn này có thể kéo dài vài tuần, thậm chí vài tháng trƣớc khi có một giai đoạn trầm cảm chủ yếu đầy đủ [4], [18].

Khoảng 20 – 30% các trƣờng hợp, cơn trầm cảm chủ yếu không hết tất cả các triệu chứng. Bệnh nhân vẫn còn một số các triệu chứng trầm cảm nhƣ mệt mỏi, mất ngủ, kém tập trung chú ý (nhƣng không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm chủ yếu). Các triệu chứng này bền vững trong nhiều tháng, thậm chí kéo dài hang năm, gây ảnh hƣởng xấu đến khả năng lao động và sinh hoạt bình thƣờng của bệnh nhân. Khi đó ngƣời ta gọi là lui bệnh một phần hay lui bệnh khơng hồn tồn. Khi bệnh nhân đã lui bệnh khơng hồn tồn thì đến cơn trầm cảm lần sau (tái phát) thì bệnh nhân có thể lui bệnh khơng hồn tồn [4, tr.39], [8].

Khoảng 5 – 10% số trƣờng hợp cơn trầm cảm chủ yếu tiếp tục có đầy đủ triệu chứng cho chẩn đốn kéo dài trên 2 năm, khi đó đƣợc gọi là trầm cảm mãn tính [4], [18].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng liệu pháp hoạt hóa hành vi can thiệp cho bệnh nhân trầm cảm đang điều trị tại bệnh viện tâm thần trung ương i (chuyên ngành đào tạo thí điểm) (Trang 27 - 31)