9. Cấu trúc luận văn
2.2. Xây dựng các chủ đề trong chương trình Lịch sử lớp 11 ở Trường THPT
2.2.2. Xây dựng các chủ đề Lịch sử
Giáo viên căn cứ vào trình độ học sinh, căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật của nhà trường, mục tiêu, nội dung cần đạt để lựa chọn, cấu trúc thành các chủ đề. Có nhiều cách cấu trúc theo chủ đề nhưng trong phạm vi đề tài đề xuất ba cách cấu trúc theo chủ đề.
2.2.2.1. Cấu trúc theo chủ đề khái quát và so sánh các sự kiện trong mối liên hệ đồng đại/lịch đại
Lịch sử xã hội loài người là một quá trình thống nhất, hợp quy luật, đầy mâu thuẫn và đa dạng. Trong quá trình phát triển này, mỗi quốc gia, dân tộc đều có những đóng góp nhất định. Cũng trong những chặng đường lịch sử chung của xã hội lồi người, các dân tộc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Vì vậy, trong quá trình học tập lịch sử, chúng ta khơng thể giới hạn ở việc tìm hiểu lịch sử dân tộc mà khơng biết đến lịch sử các dân tộc khác; hoặc việc học tập lịch sử thế giới chỉ nhằm mục đích cung cấp cho học sinh một khối lượng kiến thức về lịch sử các quốc gia cộng lại, chủ yếu là lịch sử của các nước lớn mà khơng có biểu tượng chung về con đường phát triển của xã hội loài người.
Cần phải thấy rõ rằng, lịch sử của mỗi dân tộc là một bộ phận của lịch sử thế giới, nó vừa thể hiện những quy luật chung của lịch sử loài người, vừa nêu lên những quy luật riêng, đặc thù của dân tộc. Do vậy, chương trình lịch sử ở trường phổ thông cần cung cấp cho học sinh những kiến thức về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới. Học sinh sẽ nhận thức mối quan hệ, ảnh hưởng, tác động giữa lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc để hòa nhập vào cộng đồng quốc tế và khu vực mà vẫn giữ vững bản sắc dân tộc mình.
Ở Việt Nam, chương trình lịch sử ở trường phổ thông bao gồm hai khóa trình: lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam. Cách xây dựng này làm cho học sinh nắm vững chắc, hệ thống sự phát triển của lịch sử loài người và lịch sử dân tộc. Tuy nhiên việc giảng dạy chương trình dễ dẫn đến sự tách rời những kiến thức về lịch sử thế giới với lịch sử dân tộc. Phần lịch sử thế giới thường được thực hiện trước phần lịch sử Việt Nam và giữa hai phần có khoảng cách về thời gian nên học sinh không nhớ sự kiện lịch sử thế giới đã học để hiểu lịch sử dân tộc đang học.
Trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 11 THPT chương trình chuẩn nội dung lịch sử Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX thuộc nội dung phần lịch sử thế giới và học sinh được học từ đầu lớp 11. Trong khi đó, kiến thức của lịch sử Việt Nam giai đoạn này lại được dạy vào cuối lớp 11. Hay như khi học về CTTG thứ nhất (1914 – 1918) học sinh được học giữa học kì I lớp 11 nhưng tình hình Việt Nam trong những năm CTTG thứ nhất lại là một trong những bài cuối của học kì II. Khi học sinh học nội dung của lịch sử Việt Nam thường quên những kiến thức đã học trong phần lịch sử thế giới về tình hình chung của khu vực Đơng Nam Á hay nội dung kiến thức của CTTG thứ nhất. Do đó, bằng việc xây dựng các chủ đề kết hợp giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam mà cụ thể là vận dụng trong chương trình lịch sử lớp 11 THPT chương trình chuẩn, có thể xây dựng chủ đề: “Đông Nam Á trước nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX” giúp học sinh hiểu được tình hình chung của khu vực Đông Nam Á cũng
như so sánh để thấy được nét riêng của tình hình Việt Nam trong bối cảnh chung của khu vực giai đoạn này. Chủ đề bao gồm các nội dung cơ bản:
- Tình hình các nước Đơng Nam Á đến giữa thế kỉ XIX lâm vào khủng hoảng. Các nước châu Á đến giữa thế kỉ XIX đang ở giai đoạn phong kiến
suy yếu và khủng hoảng trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, bao gồm cả tình hình của Việt Nam dưới triều Nguyễn đến thế kỉ XIX.
- Thứ hai, quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á. Các nước phương Tây đã chuẩn bị và từng bước tiến hành xâm
lược các nước trong khu vực Đông Nam Á, thiết lập ách thống trị của thực dân và đưa đến những chuyển biến về kinh tế - xã hội. Trong nội dung này cũng bao gồm quá trình thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị và âm mưu xâm lược nước ta cũng như từng bước trong quá trình Pháp bình định và cai trị ở nước ta. Trong chủ đề này, giáo viên có thể khai thác tranh ảnh, bản đồ để giúp học sinh nêu được quá trình xâm lược của các nước thực dân.
- Thứ ba, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước trong khu vực Đông Nam Á. Dưới sự cai trị của chủ nghĩa thực dân, phong trào đấu tranh đã
diễn ra sôi nổi tiêu biểu như Hôxê Riđan và phong trào chống Tây Ban Nha ở Philippin (1896 – 1898). Những cuộc khởi nghĩa chống Pháp của ba nước Đông Dương. Vương quốc Xiêm và cải cách Chulalongcon. Xu hướng dân chủ đầu thế kỉ XX ở Inđơnêxia, Miến Điện. Qua việc tìm hiểu nội dung này trong chủ đề giáo viên giúp học sinh nắm khái quát về đặc điểm chung của phong trào yêu nước chống ngoại xâm của các dân tộc. Đồng thời, học sinh phải có sự liên hệ, so sánh giữa phong trào của Việt Nam đặt trong bối cảnh chung của khu vực để rút ra được những nét tiêu biểu riêng.
Giáo viên hướng dẫn học sinh từ các sự kiện tiêu biểu trong phong trào giải phóng dân tộc ở mỗi nước trong khu vực khái quát và rút ra đặc điểm chung của phong trào đấu tranh giành độc lập của khu vực Đông Nam Á. Giáo viên hướng dẫn học sinh liên hệ, kết hợp tìm hiểu tình hình Việt Nam dưới triều Nguyễn thế kỉ XIX, thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược và
cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống Pháp xâm lược. Từ sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh liên hệ Lịch sử thế giới và Lịch sử Việt Nam giai đoạn này để nhận thức được tình hình của nước ta trong bối cảnh chung của khu vực, rút ra những điểm giống và khác nhau.
Chủ đề trên cũng nằm trong một chủ đề khác rộng hơn “Các nước châu
Á, châu Phi và khu vực Mĩ La-tinh giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX dưới sự bành trướng của chủ nghĩa thực dân”. Nội dung của chủ đề trình bày về các
nước châu Á trước sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân cũng như giải thích được nguyên nhân trở thành đối tượng xâm lược. Trong chủ đề, giáo viên giúp học sinh tìm hiểu về một số nước tiêu biểu:
- Nhật Bản với công cuộc cải cách Minh Trị: nguyên nhân, các biện pháp cải cách kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, tính chất, kết quả Hiến pháp 1889, chính sách đối ngoại và chiến tranh xâm lược. Đặt trong sự so sánh để học sinh phải giải thích được các yếu tố làm cho Nhật Bản là nước duy nhất ở châu Á trở nên cường thịnh, trở thành nước tư bản phát triển và tiến lên chủ nghĩa đế quốc.
- Trung Quốc: các sự kiện lịch sử quan trọng của Trung Quốc thời cận đại; chiến tranh thuốc phiện (1840 – 1842) và quá trình xâm lược của các nước đế quốc vào Trung Quốc, phong trào Thái bình Thiên quốc, cuộc duy tân năm Mậu Tuất (1898), cách mạng Tân Hợi (1911).
- Ấn Độ: chế độ thực dân Anh ở Ấn Độ và hậu quả. Cuộc khởi nghĩa năm 1857. Sự chuyển biến kinh tế - xã hội và sự ra đời, hoạt động của Đảng Quốc Đại, phong trào dân tộc đầu thế kỉ XX.
- Đông Nam Á trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa thực dân cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
- Các nước đế quốc xâm lược, phân chia và thống trị châu Phi và các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân châu Phi chống chủ nghĩa thực dân.
- Tình hình khu vực Mĩ La-tinh; phong trào đấu tranh và sự hình thành các quốc gia độc lập; Mĩ La-tinh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX và chính sách bành trướng của Mĩ.
Đây là những nội dung quan trọng của chủ đề. Khi giảng dạy giáo viên có thể cho học sinh lập bảng hệ thống kiến thức về niên biểu và quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây và phong trào đấu tranh của nhân dân các nước bị xâm lược. Đồng thời rút ra đặc điểm của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và có sự so sánh giữa ba khu vực này.
Một chủ đề khác có thể xây dựng là : “Chiến tranh thế giới thứ nhất
(1914 – 1918) và tác động của nó đối với Việt Nam”. Nội dung của chủ đề tập
trung vào 3 vấn đề lớn: thứ nhất, là nguyên nhân dẫn đến chiến tranh; thứ hai, là diễn biến chính; thứ ba là kết cục của chiến tranh. Trong đó, mỗi phần đều lồng ghép vào đó kiến thức của lịch sử Việt Nam. Đặc biệt, có thể nhấn mạnh vì quá trình các nước tư bản tham gia vào chiến tranh đã cần nguồn nhân lực, vật lực rất lớn và nó được lấy trực tiếp từ chính việc khai thác bóc lột thuộc địa. Trong q trình tham gia chiến tranh, tư bản Pháp đã tăng cường vơ vét bóc lột các nước thuộc địa cả về kinh tế, xã hội gây nên nhiều biến chuyển ở Việt Nam về kinh tế và sự phân hóa về xã hội. Đặc biệt trong những năm diễn ra diễn biến của CTTG thứ nhất, lợi dụng việc thực dân Pháp tập trung vào chiến tranh, phong trào kháng chiến ở Việt Nam đã phát triển mạnh tiêu biểu như hoạt động của Việt Nam Quang phục hội, cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân (1916), khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên (1917), cuộc khởi nghĩa vũ trang của đồng bào các dân tộc thiểu số, phong trào Hội kín ở Nam Kì. Đặc biệt, một trong những kết cục của cuộc chiến tranh tác động và ảnh hưởng quyết định đến con đường cứu nước của cách mạng Việt Nam đó là sự thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga. Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 tác động trực tiếp đến Nguyễn Tất Thành giúp Người tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam đó là đi theo Lê – nin, đi theo con đường cách mạng vô sản. Giữa lúc
cách mạng Việt Nam đang khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo thì việc Người tìm ra con đường cứu nước cho cách mạng Việt Nam đã giải quyết được khủng hoảng và đưa cách mạng Việt Nam đến với thành công.
Cũng phải khẳng định rằng lịch sử thế giới nói chung và lịch sử mỗi dân tộc nói riêng đều có mối liên hệ chặt chẽ, gắn bó mật thiết với nhau. Đặc biệt khi cấu trúc theo các chủ đề so sánh trong mối quan hệ đồng đại/lịch đại thì giáo viên phải có sự liên hệ kiến thức, định hướng giúp học sinh nhận thấy mối liên hệ này và hạn chế việc khi học đến Lịch sử Việt Nam lại không nhớ những nội dung của Lịch sử thế giới.
2.2.2.2. Cấu trúc theo chủ đề với các nội dung về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, quân sự
Mục tiêu của môn Lịch sử ở trường phổ thông là: Trên cơ sở những hiểu biết lịch sử cơ bản đã được học từ THCS kết hợp với đặc điểm của lịch sử Việt Nam có được nhận thức tổng quát về quá trình hình thành và phát triển của lịch sử dân tộc trong mối quan hệ với lịch sử thế giới; hiểu được lịch sử nước ta có những đặc trưng có những đặc trưng văn hóa đa dạng, mặc dù có sự tiếp thu văn hóa các dân tộc khác trong q trình phát triển và giao lưu với thế giới bên ngồi nhưng vẫn duy trì bản sắc của người Việt Nam. Từ đó bồi dưỡng niềm tự hào là người Việt với tư cách là một công dân thế giới nhưng mang bản sắc văn hóa Việt Nam.
Từ mục tiêu trên, chương trình Lịch sử lớp 11 sẽ được khái quát theo những chủ đề cơ bản nhất về lịch sử thế giới, lịch sử khu vực và lịch sử dân tộc mà trọng tâm là các vấn đề về chính trị, tư tưởng, quân sự, văn hóa, kinh tế, quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, những nội dung kiến thức lịch sử vẫn tập trung quá nhiều vào các vấn đề chính trị, quân sự mà ít chú ý tới kiến thức về văn hóa, kinh tế. Chính vì vậy, khi xây dựng các chủ đề có thể thiết kế thành những chủ đề lớn mà trong đó lại bao gồm nhiều chủ đề nhỏ về trên các lĩnh vực chính trị, qn sự, văn hóa.
Cụ thể, khi xây dựng chủ đề “các nước châu Á (thế kỉ XIX đến đầu thế
kỉ XX)” nội dung tìm hiểu về các nước Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc và một
số nước trong khu vực Đông Nam Á có thể chia thành những nội dung nhỏ theo các nội dung về chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội và qn sự. Thậm chí, mỗi một nội dung có thể xây dựng thành một chủ đề riêng.
Về chính trị, HS có thể tìm hiểu thể chế chính trị của các nước và so
sánh với tình hình Việt Nam trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là một quốc gia phong kiến với vị trí đứng đầu là Thiên Hồng nhưng quyền hành thực tế là thuộc về dòng họ Tô-ku-ga- oa ở phủ chúa (Mạc Phủ). Chế độ Mạc Phủ lâm lâm vào khủng hoảng và các nước tư bản phương Tây đã dùng áp lực quân sự đòi Nhật phải mở cửa. Với cuộc duy tân Minh Trị, Nhật Hoàng đã thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, thành lập chính phủ mới, trong đó đại biểu tầng lớp quý tộc tư sản hóa đóng vai trị quan trọng thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân. Năm 1889, Hiến pháp mới được ban hành, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập. Sau đó, Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa trong 30 năm cuối thế kỉ XIX với đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc quân phiệt.
Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm lược và đặt ách cai trị ở Ấn Độ. Chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ, Nữ hoàng Anh tuyên bố đồng thời là Nữ hồng Ấn Độ, thực hiện chính sách chia để trị. Từ giữa thế kỉ XIX, giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức Ấn Độ đã dần dần đóng vai trị quan trọng trong đời sống xã hội. Đến 1885 với sự thành lập của Đảng Quốc Đại đã đánh dấu một giai đoạn mới – giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị lãnh đạo nhân dân đấu tranh.
Trung Quốc vẫn duy trì chế độ phong kiến bảo thủ, lạc hậu và trở thành “miếng mồi” cho các nước đế quốc xâu xé, phân chia. Giai cấp tư sản ra đời cuối thế kỉ XIX nhanh chóng lớn mạnh và lãnh đạo phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Với thắng lợi của cách mạng Tân Hợi, đã lật đổ
chế độ Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế lâu đời ở Trung Quốc.
Từ giữa thế kỉ XIX, các nước châu Âu và Bắc Mĩ căn bản hoàn thành cách mạng tư sản, đua nhau mở rộng xâm lược thuộc địa. Trong khi đó các nước trong khu vực Đơng Nam Á lại đều lâm vào tình trạng khủng hoảng trên mọi lĩnh vực đặc biệt là chính trị. Chế độ phong kiến bảo thủ, lạc hậu và ngày càng suy yếu khiến các nước trong khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây. Các nước Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ