Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp dạy học theo chủ đề trong chương trình lịch sử lớp 11 (vận dụng ở trường trung học phổ thông lương tài, bắc ninh) (Trang 91 - 126)

9. Cấu trúc luận văn

3.3. Thực nghiệm sư phạm

3.3.4. Kết quả thực nghiệm

Kết quả thực nghiệm được đánh giá trên các phương diện:

- Quan sát, nhận xét của giáo viên về ý thức/thái độ học tập, mức độ tham gia các hoạt động học tập trên lớp/ở nhà, mức độ hoàn thành các phiếu học tập sau mỗi giờ học của học sinh.

- Ý kiến phản hồi của học sinh sau giờ học.

- Thông tin về mức độ đạt được mục tiêu bài học (kiến thức, kĩ năng) qua kết quả các bài kiểm tra, phiếu học tập sau giờ học và thông qua sản phẩm của học sinh; kết quả tổng hợp ý kiến phản hồi của giáo viên và học sinh.

Cách thức tiến hành bài học của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có sự khác nhau nên kết quả chung có sự phân hóa.

3.3.4.1. Ý kiến đánh giá của giáo viên

Ở lớp đối chứng, giờ học được tiến hành theo trình tự bài học của sách giáo khoa chủ yếu thơng qua việc giáo viên thuyết trình kiến thức kết hợp hỏi đáp. Qua quan sát và nhận xét cho thấy: hầu hết học sinh chưa tích cực, chủ động tham gia vào bài học. Khảo sát học sinh sau giờ học cho thấy học sinh chưa có hứng thú với bài học vì các hoạt động học tập chưa phong phú, chủ yếu là học sinh ghi chép bài, nghe giáo viên giảng bài, đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi. Giáo viên có chú ý rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh, song các kĩ năng cần thiết khác như: kĩ năng thuyết trình, làm việc nhóm, kĩ năng thực hành lập sơ đồ, bảng biểu, sử dụng phương tiện công nghệ chưa được chú ý đến.

Giờ học thực nghiệm dạy học theo chủ đề được triển khai theo cách sử dụng một phương pháp chủ đạo kết hợp với sử dụng đa dạng các phương pháp khác trong quá trình triển khai từng nội dung trong đó học sinh là người chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao. Tổng hợp ý kiến học sinh sau giờ học cho thấy hầu hết các em thích thú vì các hoạt động học tập đa dạng, cuốn hút. Qua việc tham gia các hoạt động trong giờ học thực nghiệm, học sinh

được rèn luyện nhiều kĩ năng hơn (kĩ năng tư duy, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng làm việc nhóm, sử dụng phương tiện công nghệ, kĩ năng giao tiếp).

Tổng hợp phiếu điều tra nhu cầu của học sinh trước khi dạy học chủ đề (phụ lục 3) cho thấy hầu hết học sinh đều quan tâm đến nội dung của chủ đề và muốn được học các chủ đề bằng việc kết hợp nhiều phương pháp khác nhau đặc biệt là các phương pháp: dạy học dự án, phương pháp Graph, dạy học nêu vấn đề, sử dụng đồ dùng trực quan… Như vậy vận dụng các phương pháp dạy học tích cực rất phù hợp với sở thích và nhu cầu của học sinh.

Trong quá trình dạy học Lịch sử theo chủ đề: Giáo viên đã tích cực chủ động giao nhiệm vụ, liên hệ với học sinh và theo dõi liên tục tình hình chuẩn bị và thực hiện các nhiệm vụ được giao của học sinh. Học sinh đã thực hiện nhiệm vụ được phân công một cách nghiêm túc và đạt hiệu quả cao. Học sinh thường xuyên trao đổi với giáo viên về các vấn đề mà mình cịn thắc mắc qua trao đổi trực tiếp trên lớp, email, điện thoại. Mặc dù còn nhiều bỡ ngỡ khi tham gia vào các hoạt động học tập Lịch sử theo chủ đề nhưng học sinh đã tích cực tìm kiếm tài liệu, sử dụng cơng nghệ vào nội dung chuẩn bị của mình để hoàn thiện tốt nhất nhiệm vụ được giao. Trong giờ học, học sinh đã được trình bày những hiểu biết của mình về các nội dung trong bài học, được bày tỏ quan điểm của bản thân trước những vấn đề của lịch sử đặt ra trong bối cảnh ngày nay.

Sau khi kết thúc chủ đề: Hầu hết học sinh hài lòng, đánh giá cao và rất hứng thú về ý tưởng và cách thức tổ chức dạy học theo chủ đề. Qua chủ đề, học sinh được rèn luyện nhiều kĩ năng để áp dụng trong học tập và cuộc sống: Kỹ năng sử dụng công nghệ, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình trước đám đơng… Thơng qua chủ đề học tập học sinh cũng được hóa thân vào nhiều cơng việc khác nhau như người dẫn chương trình, hướng dẫn viên... Từ đó, góp phần phát huy khả năng sáng tạo và sự tích cực, chủ động của học sinh.

Như vậy, giờ học thực nghiệm được triển khai sáng tạo, linh hoạt, có sự điều chỉnh phù hợp với từng đối tượng học sinh, lựa chọn dạy học dự án làm phương pháp chủ đạo có kết hợp sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác trong quá trình triển khai dạy học theo chủ đề đã nâng cao hứng thú học tập của học sinh, tạo mơi trường học tập thoải mái, góp phần tích cực hóa vai trị của người học, bồi dưỡng kĩ năng và thái độ đúng đắn cho học sinh.

3.3.4.2. Kết quả tổng hợp ý kiến phản hồi của học sinh sau giờ học - Mức độ hứng thú của học sinh đối với giờ học

Sau khi tiến hành dạy học ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, bằng việc phát phiếu thăm dò ý kiến phản hồi của học sinh (Phụ lục 5 và 6), kết quả cho thấy mức độ hứng thú của HS đối với giờ học ở hai lớp đối chứng và lớp thực nghiệm được thể hiện ở biểu đồ (biểu đồ 3.1).

Kết quả cho thấy 69% số học sinh được điều tra ở lớp đối chứng bày tỏ họ thích các bài lịch sử vừa học trong khi đó 95,5% số học sinh lớp thực nghiệm thích thú với việc cấu trúc lại các bài học trong SGK thành chủ đề “

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933”. Số học sinh lớp đối chứng

được khảo sát 31% khơng thích những bài đã được học trong SGK và con số này ở lớp thực nghiệm khi được hỏi về việc có thích chủ đề được học là 4,5%.

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ thể hiện mức độ yêu thích của học sinh lớp đối chứng (11D1) và lớp thực nghiệm (11D2) (Tỷ lệ %)

Kết quả khảo sát cho thấy rõ ràng việc tổ chức dạy học theo chủ đề đã thu hút được sự chú ý của đông đảo học sinh, lôi kéo được học sinh tham gia và đây là một trong những biện pháp tích cực góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay.

Ngoài ra, khi khảo sát ở lớp thực nghiệm về những nội dung kiến thức mà các em vừa học được triển khai theo chủ đề như vậy có phù hợp hay khơng thì tất cả các em học sinh đồng ý rằng phù hợp và phương pháp dạy học dự án mà giáo viên sử dụng khi triển khai cũng rất phù hợp và tạo hứng thú cho học sinh.

Khi được hỏi “Trong các giờ học tiếp theo, em có muốn giáo viên dạy

học Lịch sử theo chủ đề nữa khơng?Vì sao?” thì các em đều tỏ ra hào hứng

với việc học Lịch sử theo chủ đề. Học sinh Bùi Thị Xuân lớp 11D2 chia sẻ: “Các tiết học Lịch sử bố trí theo nội dung SGK hiện nay quá dài và buộc chúng em phải nhớ nhiều sự kiện, chính vì vậy mà chúng em khơng u thích học Lịch sử. Tuy nhiên, sau khi trải qua những tiết học Lịch sử được cấu trúc thành chủ đề lớn như vậy em thấy mình đã tiếp thu được những kiến thức cơ

bản và khái quát nhất. Hơn nữa, trong quá trình học chúng em được tự tìm hiểu, trình bày nội dung, kiến thức bằng nhiều cách thức khác nhau trong vai trò khác nhau làm chúng em cảm thấy rất vui và hào hứng”.

- Kết quả mức độ tham gia của học sinh vào các hoạt động học tập được tổ chức trong lớp học ở lớp đối chứng (11D1) và lớp thực nghiệm (11D2).

Trong phiếu điều tra đã đưa ra các mức độ để đánh giá thái độ tham gia và hứng thú của học sinh với các hoạt động học tập được tổ chức trong lớp học. Kết quả như sau:

Biểu đồ 3.2. Biểu đồ thể hiện mức độ tham gia của học sinh vào các hoạt động được tổ chức trong lớp học ở lớp đối chứng (11D1) và

lớp thực nghiệm (11D2) (Tỷ lệ %)

Qua biểu đồ trên cho thấy mức độ tham gia tích cực của học sinh lớp thực nghiệm đều cao hơn lớp đối chứng. Đặc biệt ở các hoạt động trả lời câu hỏi nếu ở lớp đối chứng chỉ có 59,5% học sinh tích cực thì ở lớp thực nghiệm là 72,7 %; hoạt động làm bài tập là 14,3% ở lớp đối chứng và 31,8% ở lớp thực nghiệm; ở lớp đối chứng 31% học sinh tích cực hoạt động vẽ sơ đồ, lập bảng thì ở lớp thực nghiệm là 70,5%. Các hoạt động khác như quan sát bản đồ

(84,1%), thảo luận nhóm (88,6%) là những con số thống kê thể hiện mức độ tham gia tích cực cũng như mức độ thích thú của học sinh lớp thực nghiệm và đều cao hơn lớp đối chứng. Việc được trực tiếp chuẩn bị bài cũng như thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên giao khiến cho học sinh chủ động, tích cực và sơi nổi bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình.

Với việc cấu trúc lại bài học trong SGK thành các chủ đề, giáo viên đã khái quát và hệ thống lại kiến thức cho học sinh ngay trong khi tìm hiểu kiến thức mới. Hơn nữa, học sinh được giao nhiệm vụ cụ thể, rõ rang dưới sự định hướng của giáo viên đã kích thích sự tìm tịi, hứng thú của học sinh. Học sinh được trực tiếp nghiên cứu tìm hiểu kiến thức mới theo một cách tiếp cận mới mang tính xuyên suốt và trình bày quan điểm của mình ngay trong khi học khiến học sinh tỏ ra thích thú, chủ động hơn.

- Kết quả rèn luyện các kĩ năng của học sinh

Cùng với việc điều tra về mức độ hứng thú của học sinh, trong phiếu phản hồi ý kiến của học sinh còn đưa ra một câu hỏi kiểm tra những kĩ năng mà các em được củng cố, rèn luyện sau giờ học.

Ở lớp đối chứng, khi được hỏi về các kĩ năng được rèn luyện thì học sinh cho rằng họ chỉ được rèn các kĩ năng viết, kĩ năng giao tiếp cũng như làm việc nhóm là chủ yếu nhưng các kĩ năng sử dụng phương tiện công nghệ, kĩ năng tư duy (phân tích, đánh giá các sự kiện) chỉ dừng lại ở mức hạn chế.

Trong khi đó, với việc hứng thú và tham gia tích cực vào các hoạt động được tổ chức trong lớp học như đã trình bày ở trên thì các kĩ năng mà học sinh lớp thực nghiệm được rèn luyện đa dạng và có hiệu quả hơn rất nhiều. Học sinh không chỉ được rèn luyện kĩ năng tư duy logic khi học các chủ đề với tính khái quát cao mà cịn có cái nhìn tổng hợp để phát triển khả năng phân tích cũng như đánh giá được bản chất vấn đề.

Trong quá trình tham gia các hoạt động học tập của chủ đề học sinh được rèn luyện kĩ năng thuyết trình, kĩ năng giao tiếp khi trình bày quan điểm của bản thân. Và việc vận dụng phương pháp dạy học dự án giúp học sinh

được thử nghiệm nhiều vai trò khác nhau trong cuộc sống như dẫn chương trình, khách tham dự triển lãm... nên học sinh thấy chủ đề được học gần gũi với thực tế. Quá trình học tập theo chủ đề học sinh được làm việc theo nhóm nên phát triển được kĩ năng giao tiếp và hoạt động tập thể. Ngoài ra việc giáo viên sử dụng phương pháp Graph khi thiết kế phiếu học tập cho học sinh cũng giúp HS có cái nhìn tổng quan hơn về tồn bộ chủ đề. Trong quá trình học tập song song với việc tiếp thu kiến thức thì việc các em được rèn luyện các kĩ năng là điều hết sức cần thiết và quan trọng giúp cho việc dạy và học đạt hiệu quả cao nhất.

3.3.4.3. Kết quả bài kiểm tra sau giờ học của học sinh

Sau khi dạy xong các bài học ở lớp đối chứng cũng như chủ đề “Cuộc

khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933” ở lớp thực nghiệm, tôi đã cho học sinh làm

bài kiểm tra trong vòng 45 phút (Phụ lục 7) để khảo sát mức độ nhận thức của học sinh sau giờ học. Đề kiểm tra giống nhau ở cả hai lớp, nội dung bám sát mục tiêu của bài học. Đề ra đảm bảo độ khó và độ vừa sức của học sinh cũng như đảm bảo về thời gian làm bài.

Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.1. Bảng thống kê điểm kiểm tra của học sinh lớp đối chứng và lớp thực nghiệm (Theo nhóm điểm và tỷ lệ %)

Điểm Giỏi (9-10) Khá (7-8) Trung bình (5-6) Dưới trung bình (<5) Lớp đối chứng SLHS 5 26 10 1 TL % 11,9 61,9 23,8 2,4 Lớp thực nghiệm SLHS 11 26 7 0 TL % 25 59,1 15,9 0

Như vậy, kết quả điểm kiểm tra cho thấy đối với lớp đối chứng, tỉ lệ điểm của học sinh không đều nhau. Những học sinh chú ý nghe giảng, tham

gia tích cực xây dựng bài thì đạt kết quả cao nhưng tỉ lệ này rất ít (HS đạt điểm giỏi chiếm 11,9%), còn đa số học sinh đạt điểm khá (chiếm 61,9%), vẫn còn học sinh đạt điểm dưới trung bình (2,4%). Như vậy, kết quả điểm kiểm tra trên phụ thuộc vào khả năng nhận thức của từng đối tượng học sinh, giáo viên chưa thực sự quan tâm tới nhu cầu, năng lực của học sinh nên chưa kích thích học sinh phát huy được thế mạnh của học sinh. Trong khi đó, điểm lớp thực nghiệm phân bố đồng đều hơn. Số lượng học sinh giỏi và khá chiếm tỉ lệ cao lần lượt là 25% và 59,1%. Học sinh tích cực, chủ động tham gia thực hiện nhiệm vụ được giao cũng như trình bày quan điểm của bản thân.

So sánh kết quả điểm kiểm tra sau giờ học đối chứng và thực nghiệm thể hiện ở biểu đồ sau đây:

0 10 20 30 40 50 60 70

Giỏi Khá Trung bình Dưới trung bình

Lớp 11D1 Lớp 11D2

Biểu đồ 3.3. Biểu đồ so sánh kết quả bài kiểm tra của hai lớp đối chứng và lớp thực nghiệm (Tỉ lệ %)

Quan sát biểu đồ ta thấy: Ở lớp thực nghiệm kết quả bài kiểm tra đạt mức cao hơn lớp đối chứng, cụ thể như sau: tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi cao hơn rất nhiều so với lớp đối chứng (25% so với 11,9%); tỉ lệ học sinh đạt điểm trung bình thấp hơn so với lớp đối chứng (15,9% so với 23,8%).

Điểm trung bình chung của từng lớp được tính theo cơng thức sau:

Trong đó: X : điểm trung bình chung



n

i1 tổng số điểm học sinh trong lớp : điểm số của mỗi học sinh

ni: số học sinh có cùng loại điểm n: tổng số học sinh

Điểm trung bình của lớp đối chứng

X = = 7,1

Điểm trung bình của lớp thực nghiệm

X = = 7,7

Như vậy, điểm trung bình các bài kiểm tra của lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng, chứng tỏ rằng lớp thực nghiệm với phương pháp dạy học mới được vận dụng vào dạy theo chủ đề Lịch sử cùng với sự chuẩn bị chu đáo của giáo viên và học sinh đã giúp cho học sinh tiếp thu bài học một cách tốt nhất. Qua đó, chúng ta có thể khẳng định rằng việc xây dựng chủ đề và vận dụng các phương pháp dạy học vào dạy theo chủ đề lịch sử ở trường phổ thơng là phù hợp, có tính khả thi mà trước hết là trong chương trình Lịch sử lớp 11 THPT chương trình chuẩn.

Sau khi triển khai thực nghiệm dạy học theo chủ đề tại trường THPT Lương Tài, Bắc Ninh, chúng tôi đã rút ra được một số thuận lợi, khó khăn khi triển khai dạy học theo chủ đề trong chương trình Lịch sử lớp 11. Từ đó, rút ra một số kinh nghiệm trong q trình dạy học theo chủ đề khi tiến hành tại trường vào các năm sau.

Về thuận lợi, thứ nhất, dạy học lịch sử theo chủ đề nhận được sự tán

thành, ủng hộ của Ban giám hiệu trường, tổ trưởng tổ bộ môn, các giáo viên dạy Lịch sử và toàn thể HS trường THPT Lương Tài. Đây là sự ủng hộ vơ cùng to lớn trong q trình tiến hành triển khai dạy học Lịch sử theo chủ đề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp dạy học theo chủ đề trong chương trình lịch sử lớp 11 (vận dụng ở trường trung học phổ thông lương tài, bắc ninh) (Trang 91 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)