- Hiệu giá huyết thanh của chuột 1 và 2 được gây đáp ứng miễn dịch với protein E7 HPV-16 đều lớn hơn 1:1.000; trong đó chuột 1 cho hiệu giá lớn hơn.
Do đó, chúng tôi có thể kết luận cả 2 chuột đã hình thành một đáp ứng miễn dịch mạnh với kháng nguyên E7 HPV-16 tái tổ hợp. Chuột 1 cho đáp ứng miễn dịch tốt nhất trong 2 chuột thí nghiệm nên được chọn để gây đáp ứng miễn dịch tăng cường chuẩn bị cho thí nghiệm dung hợp.
3.1.2. Kết quả dung hợp tạo tế bào lai sản xuất KTĐD
Các tế bào sau khi dung hợp được nuôi cấy trên môi trường chọn lọc có bổ sung HAT (hypoxanthine, aminopterin và thymidine). Trong môi trường HAT chỉ có tế bào hybridoma là tế bào dung hợp giữa tế bào lách chuột và tế bào u tủy mới có khả năng sống và tăng trưởng còn tế bào không dung hợp sẽ chết.
Trong tổng số 10 đĩa 96 giếng, có 102 giếng có sự xuất hiện dòng tế bào lai. Hiệu suất của thí nghiệm dung hợp tế bào đạt được là 10,6 %. Hiệu suất dung hợp mà chúng tôi đạt được thấp hơn những cộng bố của các tác giả khác (khoảng 20%), điều này có thể là do chúng tôi không sử dụng máy ly tâm với rotor văng (swing-out) để ly tâm tế bào nên khiến tế bào bị yếu, bị hao hụt trong lúc ly tâm nên làm giảm hiệu suất dung hợp.
3.1.3. Kết quả sàng lọc các dòng tế bào lai tạo kháng thể kháng protein E7 HPV-16 E7 HPV-16
Các giếng có tế bào lai được chọn lọc dựa trên sự hiện diện của kháng thể mục tiêu trong môi trường nuôi cấy. Chúng tôi sử dụng phương pháp ELISA với kháng
-43-
nguyên là protein tái tổ hợp E7 HPV-16 để sàng lọc 102 giếng có các dòng tế bào lai phát triển tốt trong môi trường bổ sung HAT, từ đó chọn ra các dòng có khả năng tạo kháng thể kháng protein E7 HPV-16. 6B10, 1.586 2C1; 1.71 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 Vị trí các giếng OD 4 0 5 nm
Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện kết quả sàng lọc các dòng hybridoma.
Kết quả hình 3.2 cho thấy hai giếng 2C1 và 6B10 có giá trị OD 405 nm khá cao là 1,710 (giếng 2C1) và 1,586 (giếng 6B10); chứng tỏ trong môi trường nuôi cấy của 2 giếng 2C1 và 6B10 có sự hiện diện của kháng thể kháng protein E7 HPV-16. Do đó, các tế bào lai trong hai giếng này sẽ được tái tạo dòng bằng phương pháp pha loãng tới hạn đến nồng độ 1 tế bào/giếng. Khi tế bào đạt độ phủ 70-80% giếng, chúng tôi lại kiểm tra khả năng sản xuất kháng thể mục tiêu bằng phương pháp ELISA. Sau đó, quy trình phân lập và sàng lọc dòng tế bào lai được lặp lại. Kết quả ELISA (không được trình bày) cho thấy hai dòng tế bào lai 2C1 và 6B10 có khả năng sản xuất kháng thể mục tiêu ổn định. Tiếp theo, chúng tôi nhân dòng các dòng đơn hybridoma này. Cuối cùng, các dòng đơn được bảo quản bằng phương pháp đông lạnh và giữ trong nitơ lỏng cho đến khi cần hoạt hóa trở lại để sản xuất KTĐD.
-44-
Như vậy, chúng tôi đã dung hợp thành công và tạo được hai dòng tế bào lai là 2C1 và 6B10 sản xuất kháng thể kháng protein E7 HPV-16.