Nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu

Một phần của tài liệu Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mặt hàng gạo tại công ty cổ phần vilaconic (Trang 67 - 72)

3.1.1 .Cơ hội

3.2.1.Nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu

3.2. Các giải pháp dựa vào chiến lƣợc rút ra từ ma trận SWOT

3.2.1.Nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu

Chất lƣợng là yếu tố quan trọng nhất trọng nhất tạo nên khả năng cạnh tranh của hàng hóa nói chung và mặt hàng gạo nói riêng. Nói một cách khác, chất lƣợng là vấn đề sống cịn đối với Cơng ty hiện nay. Nếu không quan tâm đến nâng cao chất lƣợng thì Cơng ty khơng những gặp khó khăn ngay ở thị trƣờng trong nƣớc, chƣa nói đến cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế. Đối với mặt hàng gạo, một loại lƣơng thực thiết yếu dùng hằng ngày nhất có liên quan trực tiếp đến sức khỏe con ngƣời thì việc nâng cao chất lƣợng lại càng quan trọng và cần đƣợc quan tâm hơn. Do vậy, một trong những giải pháp phải kể đến hàng đầu của Công ty là nâng cao chất lƣợng hạt gạo.

Giải pháp này cũng phù hợp với xu hƣớng ngày càng tiêu dùng nhiều những hàng hóa chất lƣợng cao ở các thị trƣờng EU.

Công ty cổ phần Vilaconic nên ký kết hợp đồng bao tiêu với ngƣời nông dân mà không qua tay các doanh nghiệp sản xuất lúa gạo khác. Điều này thực sự khá khó khăn, nhƣng nếu nhƣ làm đƣợc một vùng chun canh chun cƣ thì sẽ có một nguồn cung vật liệu chất lƣợng cao. Giải quyết đƣợc bài tốn nguồn cung cấp thì coi nhƣ đảm bảo đƣợc về nguyên liệu chất lƣợng cao.

Thiết lập một hành lang pháp lý phù hợp cho việc giải quyết tranh chấp trong liên kết giữa hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa công ty và nhà nơng, có sự thống nhất về địa điểm thu mua, độ ẩm, tạp chất, có chế tài khi các bên khơng thực hiện đúng hợp đồng quy định.

Cơng ty có thể chọn những hạt giống chất lƣợng nhờ vào sự kết hợp với các nhà khoa học, các trƣờng đại học để họ nghiên cứu giống lúa mới cho ngƣời nông dân canh tác, cùng với đó cơng ty cũng hỗ trợ ngƣời nơng dân quy trình kỹ thuật canh tác, áp dụng tiến bộ khoa học để nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đảm bảo lƣu thông tiêu thụ sản phẩm với giá cả ổn định, qua đó đơi bên cùng có lợi.

Nếu đƣợc, cơng ty có thể th mƣớn nhiều chun gia nƣớc ngồi phân tích kinh tế vi mơ chỉ riêng về mặt hàng gạo để làm tốt công tác dự báo giá thị trƣờng. Mặc dù cơng tác này địi hỏi đầu tƣ khá lớn nhƣng nếu làm đƣợc thì sẽ có lợi rất nhiều khi cơng ty có thể biết đƣợc năm nay chúng ta nên sản xuất loại gạo nào để từ đó ký kết hợp đồng với ngƣời nơng dân, dự đốn đƣợc số lƣợng tồn kho bao nhiêu là vừa đủ, sản xuất bao nhiêu. Điều này tránh đƣợc chi phí phát sinh về sản xuất, đặc biệt là chi phí tồn trữ.

- Giải pháp về sản xuất ở nhà máy

Các xƣởng sản xuất nên thực hiện Kaizen: đổi mới. Ở từng phân xƣởng sản xuất, quản đốc nên thiết lập những phần thƣởng khác nhau từ 50.000 đồng đến 500.000 đồng cho bất cứ cải tiến nào của bất cứ ai, để kích thích họ có tinh thần đổi mới, hăng say làm việc

Công ty nên thiết lập một phòng chất lƣợng – một phịng có khản năng thực hiện các quyết định về chất lƣợng, làm cho nhận thức về chất lƣợng ăn sâu vào mỗi nhân viên, mỗi công nhân của công ty. Công ty cũng không nên đặt nặng, “trồng cây” nhiều vào KCS vì họ chỉ là một phần cuối cùng của khâu chất lƣợng đó chính là kiểm tra chất lƣợng thành phẩm. Mà chất lƣợng gạo ở đây không chỉ là ở khâu cuối cùng này mà chất lƣợng đƣợc hình thành trong từng giai đoạn từ khâu thiết kế sản phẩm đến khi

sản phẩm đến đƣợc tay ngƣời tiêu dùng. Có nhƣ vậy thì chất lƣợng của gạo mới hoàn hảo đƣợc.

Nhà máy cũng nên tổ chức nhóm chất lƣợng và hằng tuần cho công nhân kỹ thuật ngồi lại với nhau để bàn bạc, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, cùng nhau tìm ra nguyên nhân vấn đề rằng tại sao lại chƣa đạt và phải làm gì để nâng cao hơn về mặt chất lƣợng sản phẩm.

Thực hiện phƣơng pháp sản xuất tinh gọn, cải tiến quy trình cũng là một bƣớc tiến mới để nâng cao chất lƣợng sản phẩm.

Tiến tới xây dựng theo tiêu chuẩn TQM – tiêu chuẩn chung về quản lý chất lƣợng toàn diện. Đặc điểm của hệ thống này là chất lƣợng số 1: thể hiện trong hoạch định và thiết kế, khi có bất kì trục trặc gì về chất lƣợng có thể ngừng dây chuyền sản xuất, tìm ngun nhân sai sót để sửa chữa ngay, giảm thiểu đáng kể tỉ lệ phế phẩm và những chi phí sửa chữa hay làm lại; đảm bảo thỏa mãn mọi yêu cầu của ngƣời tiêu dùng; thông tin bằng sự kiện và dữ liệu: sử dụng phân tích thống kê SQC, SPC để kiểm soát chất lƣợng và xác định tổn thất chất lƣợng đƣa ra .

- Giải pháp đối với nguồn cung

Qua quá trình phân tích doanh nghiệp sản xuất, ngƣời nông dân sản xuất gạo công ty cần xác định đƣợc nguồn cung sản xuất gạo có chất lƣợng để tiến hành ký kết hợp đồng dài hạn trong việc mua nguyên liệu đầu vào. Công ty nên hạn chế các thƣơng lái, hàng quán thu mua vì họ sẽ thƣờng xuyên trộn gạo từ nhiều nơi, nhiều nguồn khác nhau dẫn đến nguồn ngun liệu của mình khơng đƣợc đồng nhất, đến lúc xuất khẩu ra thị trƣờng, gặp phải kiểm định nghiêm ngặt thì sẽ khó đạt tiêu chuẩn, lúc đó hàng lại phải quay đầu tốn rất nhiều chi phí cho cơng ty. Cơng ty cũng nên tăng cƣờng hợp tác với các hợp tác xã để sản xuất trên quy mô lớn các loại gạo đặc sản.

Công ty cũng cần chủ động xây dựng cho mình vùng nguyên liệu chuyên canh để chủ động hơn về các yếu tố đầu vào: Thứ nhất, công ty kêu gọi các nhà sản xuất trở thành thành viên công ty hoặc cổ đông của công ty ; Thứ hai, công ty liên kết với các nhà sản xuất để cung ứng giống cây trồng, phân bón, thuốc trừ sâu,… và bao tiêu sản phẩm; Thứ ba, cơng ty có thể tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn từ hoạt động sản xuất của hộ nông dân bằng các hợp đồng thu mua sản phẩm (có hƣớng dẫn, giám sát các hộ nơng dân từ việc triển khai chọn giống, sản xuất, chăm sóc cho đến khi tạo ra thành phẩm). Trên thực tế, cơng ty có thể thiết lập cho mình một vùng cung cấp lúa đầu vào

cho quá trình chế biến bằng cách thuê lại đất ruộng của các hộ nông dân không muốn sản xuất do bận đi làm ăn xa để đầu tƣ, canh tác và hình thành vùng nguyên liệu đầu vào.

Muốn nguồn cung đƣợc đảm bảo chất lƣợng tốt thì việc xây dựng các nhà kho tại các tỉnh đạt tiêu chuẩn cao là cần thiết để thực hiện tồn trữ gạo, vừa đảm bảo chất lƣợng không bị biến đổi và giảm đƣợc chi phí khi thu mua qua nhiều tầng lớp trung gian. Trƣớc đây, công ty chủ yếu mua gạo từ các nhà máy xay xát để xát trắng lại và xuất khẩu, nhƣng những năm gần đây khi cơng ty đã có 3 nhà máy sản xuất gạo tại An Giang, Tiền Giang thì việc xây dựng thêm kho chứa là cần thiết. Một kho chứa hiện đại phải đảm bảo những điều kiện sau: là loại kho kín; có tƣờng bao; mái che chống nắng, mƣa, gió, bão; nền kho cao ráo, mặt nền kho phẳng nhẵn, chịu tải tối thiểu 3 tấn/m2, tƣờng và nền kho không bị ngƣng tụ ẩm; không bị thấm dột, đảm bảo thống, mát đồng thời có thể chủ động hạn chế đƣợc ảnh hƣởng bất lợi của môi trƣờng (nhiệt độ xuống thấp đột ngột, gió lạnh ùa vào kho và ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào trong kho); đảm bảo ngăn ngừa động vật gây hại và côn trùng, vi sinh vật hại gây nhiễm.

Áp dụng công nghệ cao trong trồng lúa cho ngƣời dân:

Xây dựng chiến lƣợc kinh doanh cho nguồn cung cấp gạo bằng cách ứng dụng các mơ hình cơng nghệ sinh thái cho ngƣời nơng dân: tiêu biểu là mơ hình ứng dụng trơng hoa trên bờ ruộng để thu hút thiên địch đến, diệt trừ các loại sâu rầy gây hại lúa, giúp nơng dân ít hoặc khơng sử dụng thuốc trừ sâu, bảo vệ môi trƣờng. Từ việc trồng hoa trên bờ ruộng đã mang lại nhiều lợi ích nhƣ thu hút thiên địch ký sinh và ăn mồi đến cƣ ngụ trong đó có nhện, kiến ba khoang phát triển mạnh và chúng đƣợc sử dụng nhƣ một đội quân bảo vệ lúa,trực tiếp tấn công các lồi sâu rầy mà khơng cần phun thuốc hóa học. Hơn nữa, với lực lƣợng thiên địch đến ruộng đông đúc để lấy mật hoa đã tạo sự đa dạng sinh học, bảo vệ hệ sinh thái. Ngoài ra, xung quanh bờ ruộng có nhiều loại hoa với màu sắc sặc sỡ, tạo mỹ quan cho cánh đồng, điều đó cũng làm cho ngƣời nông dân phấn khởi, thoải mái khi đi thăm ruộng.

Tƣới nƣớc luân phiên xen kẽ giữa ƣớt và khô giúp tiết kiệm nƣớc tƣới. Biện pháp này giúp thải độc đất, hệ thống rễ lúa ăn sâu chống đổ ngã, giảm phát thải khí nhà kính methane, nền đất cứng giúp thu hoạch dễ dàng, ít thất thốt bằng máy gặt đập liên

hồn lúc thu hoạch

Ứng dụng cơng nghệ, khoa học kỹ thuật vào sản xuất của ngƣời nông dân: Sử dụng hệ thống quan trắc đo mực nƣớc từ xa, chỉ bằng điện thoại thông minh là ngƣời nông dân ngồi tại nhà có thể thực hiện việc tƣới tiêu dễ dàng. Cũng trên thiết bị smartphone ngƣời nơng dân có thể theo dõi tình hình sâu bệnh mọi lúc, mọi nơi với hệ thống giám sát sâu rầy thơng minh. Với trí tuệ nhân tạo đƣợc lắp đặt, hệ thống này nhận dạng các loại sâu rầy gây hại và thông tin số liệu cho ngƣời dân qua smartphone; tự động đƣa ra các cảnh báo và dự báo sâu rầy thông qua phần mềm quản lý trung tâm SaaS. Chỉ cần mở phần mềm cài sẵn trên điện thoại là biết đƣợc mật độ sâu rầy trong từng thời điểm, chủng loại gì, rồi mới quyết định phun thuốc hay không, chứ không phải nhƣ trƣớc đây cứ thấy sâu rầy là xịt ngay, giúp bà con có phƣơng án xử lí kịp thời hiệu quả. Ngồi ra, thực hiện phun xịt thuốc bằng thiết bị bay không ngƣời lái. Thời gian phun xịt một công lúa bằng thiết bị này chỉ mất khoảng 10 phút, năng suất gấp nhiều lần so với việc phun xịt thủ công. Điều này không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ sức khỏe của ngƣời dân. Cấy lúa bằng máy cấy, bón vùi phân bằng máy, thu hoạch bằng máy gặt đập liên hoàn băm nhuyễn rơm, phun Trichoderma (chế phẩm TRICO-ĐHCT-Lúa Von) để rơm rạ hoại mục nhanh làm phân bón lại cho ruộng lúa, máy cuộn rơm tạo nên điểm nhấn sau thu hoạch. Sau khi đã thu hoạch và sản xuất gạo xong sẽ dƣ thừa một lƣợng trấu khá nhiều, công ty nên tiến hành thực hiện chế biến củi trấu từ nguyên liệu là vỏ trấu sau khi sản xuất lúa gạo dƣ lại. Điều này vừa tạo ra nguồn thu cho công ty vừa bảo vệ mơi trƣờng vì lƣợng khí thải ra của loại củi này rất ít độc hại, đặc biệt khi đốt củi trấu này lại có mùi thơm của hƣơng lúa mới.

- Giải pháp với nhân viên

Nhân viên văn phịng tuy khơng phải là ngƣời sản xuất ra lúa gạo nhƣng họ chính là bộ phận ký kết các hợp đồng gạo, tìm kiếm thị trƣờng tiềm năng, tạo lập mối quan hệ với các khách hàng lớn. Họ là bộ mặt của cơng ty vì vậy công ty cũng nên đầu tƣ vào lực lƣợng này bằng cách áp dụng các chƣơng trình chất lƣợng nhƣ 5S, Kaizen,..tại chính văn phịng làm việc của họ. Hiện nay, công ty đang thiếu nhân lực chất lƣợng cao cho bộ phận chất lƣợng. ở thế kỷ 22, theo nhận định của các nhà kinh tế khơng cịn là thời đại cạnh tranh về giá và sản lƣợng mà chính là cạnh tranh về chất lƣợng cao. Do đó, cơng ty cần nhận thức đƣợc chất lƣợng kinh doanh trong hoạt động của mình để phù hợp với xu thế đổi mới đang diễn ra từng ngày.

Với Công ty cổ phần Vilaconic chủ yếu xuất khẩu gạo thì việc nắm vững thị trƣờng nƣớc ngồi có vai trị rất quan trọng nó giúp cho cơng ty thâm nhập, chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng nƣớc ngoài một cách dễ dàng hơn và giảm bớt rủi ro. Cơng ty cần có đội ngũ nhân viên sẵn sàng đi thị trƣờng, có khả năng quan sát, tìm kiếm, phân tích và đánh giá, tổng hợp thông tin thị trƣờng về nhu cầu, thực trạng giá cả, những biến động,…ảnh hƣởng tới quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm gạo của cơng ty. Qua đó đề xuất các chiến lƣợc, ý tƣởng mới góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của cơng ty đạt kết quả cao.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mặt hàng gạo tại công ty cổ phần vilaconic (Trang 67 - 72)