1.2.5. Chức năng của thái độ
Con người có khả năng ứng xử linh hoạt, phù hợp với tác động đa dạng của mơi trường chính là nhờ khn mẫu các thái độ mà chúng ta có. Điều này
Xúc cảm
Thái độ
có vai trị quan trọng trong đời sống của mỗi cá nhân. Qua các nghiên cứu ta có thể thấy thái độ có một số chức năng cơ bản sau:
a. Chức năng thích nghi: Nhằm đạt mục đích đề ra từng trường hợp cá
nhân thay đổi thái độ tác động của môi trường (chẳng hạn thái độ a dua, lựa chiều do tác động ý kiến số đơng).
b. Chức năng tiết kiệm trí lực: Cá nhân tiết kiệm sức lực, năng lực thần
kinh cơ bắp trong hoạt động nhờ các khuôn mẫu hành vi quen thuộc đã được hình thành.
c. Chức năng thể hiện giá trị: Thông qua sự đánh giá một cách có chọn
lọc về đối tượng qua biểu lộ cảm xúc, hành động, cũng như sẵn sàng hành động, cá nhân thể hiện giá trị nhân cách của mình.
d. Chức năng tự vệ: Trong tình huống có xung đột nội tâm (giữa các suy
nghĩ, niềm tin, có khi là giữa các thái độ và hành vi) con người thường tìm cách bào chữa, tìm lí do giải thích, thậm chí tìm một người nào đó chịu trách nhiệm thay mình hoặc hợp lí hố hành vi của mình. Quá trình này dẫn đến sự thay đổi thái độ tương ứng. Thái độ mới sẽ giúp con người giảm bớt “bất đồng nội tâm”.
e. Chức năng điều chỉnh hành vi: Đây là chức năng quan trọng được các
nhà nghiên cứu quan tâm hơn cả vì ảnh hưởng của thái độ đảm bảo sự tham gia của cá nhân vào cuộc sống xã hội, qui định phương thức hành động, mối quan hệ của cá nhân với người khác [13,tr.495]. Và do đó, quyết định tính chất và mức độ tham gia của họ vào sự phát triển xã hội.
1.2.6. Các cơ chế hình thành thái độ
Trên cơ sở nghiên cứu về thái độ với tư cách là một khái niệm trước hết là của tâm lý học xã hội, H.Hipsơ và F.Phorvec đã đi đến phân tích và kết luận. Theo hai ông: “Thái độ có được về cơ bản thơng qua bốn cơ chế tâm lý
xã hội khác nhau là: bắt chước, đồng nhất hoá, dạy bảo và hướng dẫn”[6,
Tuy nhiên cần đặc biệt nhấn mạnh rằng trong đời sống thực tế, các cơ chế này dĩ nhiên không bao giờ bắt gặp riêng rẽ và dưới hình thức thuần tuý. Thực tế là sự hoà trộn linh hoạt những cơ chế này tuỳ theo lứa tuổi, đặc tính hoạt động của nhóm v.v.
a. Bắt chước: là sự hình thành thái độ bằng con đường tự phát. Trong đó con người học các phương thức hành vi mà không cần sử dụng những kĩ thuật giáo dục, giáo dục theo một phương thức nào đó. Bắt chước là một quá trình luyện tập tự phát và những năng lực theo nghĩa đen của nó- là sự bắt chước được tiếp thu từ khi cịn rất nhỏ.
Thơng thường trong xã hội, những người có nhiều kinh nghiệm, những người thành thạo trong một lĩnh vực nào đó thường được người khác bắt chước theo. Ví dụ: Các ca sĩ, cầu thủ bóng đá hay các danh nhân nổi tiếng thường được nhiều người học và làm theo những cách ăn mặc, cách nói chuyện hay học cách đi của anh ta, chị ta hoặc ông ta v.v.
b. Đồng nhất hố: là q trình chủ thể thống nhất bản thân mình với các
cá nhân khác của nhóm này hay nhóm khác dựa trên mối dây liên hệ cảm xúc và qua đó chuyển những chuẩn mực, những giá trị vào thế giới nội tâm của mình. Đồng nhất hố là sự nhìn nhận, hình dung của chủ thể về người khác như sự kéo dài của chính bản thân mình, gán cho người đó những đặc tính, tình cảm, mong muốn của mình.
Đồng nhất hố là sự tự đặt mình vào người khác, chuyển dịch bản thân mình vào phạm vi khơng gian và hồn cảnh của người khác để đẫn đến việc đồng nhất hoá ý nghĩa cá nhân của người đó. Kiểu đồng nhất này cho phép mơ hình hố phạm vi có ý nghĩa của đối tượng giao tiếp, đảm bảo quá trình hiểu biết lẫn nhau.
c. Giảng dạy (tập luyện): là một hình thức hình thành thái độ trong đó cá nhân được người khác tác động đến một cách chủ động, có mục đích, bằng cách: trực tiếp thơng báo, truyền thụ những vấn đề cần thiết. Giảng dạy là một hình thức truyền đạt thông tin đặc biệt.
d. Chỉ dẫn (Sự hướng dẫn): là một phương thức xây dựng thái độ có hiệu quả nhất nhưng cũng khó nhất. Ở đây yêu cầu người được hướng dẫn phải tiến hành dạng hoạt động nhất định, tích cực theo sự hướng dẫn của người hướng dẫn. Có như thế, họ mới phát triển những thái độ nhất định (cần thiết) mà người hướng dẫn không cần trực tiếp chỉ dẫn về việc xây dựng thái độ hay không cần can thiệp.
1.2.7. Các yếu tố quyết định sự hình thành, phát triển thái độ
a. Thái độ hình thành trong quá trình thoả mãn nhu cầu
Người ta sẽ hình thành thái độ tích cực với các khách thể có lợi, tiêu cực với các khách thể có hại cho họ trên con đường đạt tới mục đích nào đó để thoả mãn các nhu cầu nhất định của họ.
b. Thái độ được hình thành bởi các thơng tin
Các thơng tin mới thường hình thành nên các thái độ phù hợp, hài hoà với các thái độ có liên quan đã tồn tại trước đó (theo Cart Wright, Harary). Ngồi ra, khơng phải thái độ nào cũng phản ánh đúng thực tế. Ví dụ: Một số thái độ thành kiến, khn mẫu, mê tín dị đoan, huyễn hoặc, ảo tưởng, phần nhiều các thái độ kiểu này khơng có tính hợp lý vì thiếu thơng tin hoặc thơng tin sai lệch, một chiều (do vơ tình hay cố ý). Thơng tin loại này gây nguy hiểm và mang lại những tai hại lớn. Trong một số trường hợp thiếu thơng tin cịn tệ hại hơn khi khơng có thơng tin. Với mọi người, nguồn thơng tin chính thức qua các phương tiện thơng tin đại chúng có ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành thái độ, dư luận cũng như thay đổi hành vi của nhóm dân cư.
c. Giao tiếp là một trong những yếu tố quyết định trong quá trình hình thành thái độ
Mỗi cá nhân đều là thành viên của nhiều nhóm khác nhau. Thái độ của anh ta thường phản ánh niềm tin, giá trị, chuẩn mực của nhóm mà anh ta là thành viên. Chuẩn mực nhóm khơng chỉ xác định hành vi nào là “đúng” hoặc “sai” mà còn xác định thái độ nào là đúng là sai nữa. Thông qua cơ chế thưởng
- phạt nó tạo một áp lực ép các cá nhân phải tuân theo. Chúng ta được thưởng (động viên, khuyến khích về vật chất hay tinh thần) khi có thái độ và hành vi đúng; ngược lại, bị trừng phạt khi có thái độ và hành vi sai. Các nhà tâm lý học xã hội cho rằng vai trị của các nhóm, nhất là nhóm nhỏ (gia đình, bạn bè v.v.) trong việc hình thành ý thức cá nhân là cực kỳ quan trọng. Nhưng các cá nhân tiếp nhận thái độ phổ biến trong nhóm một cách có lựa chọn trong q trình thoả mãn nhu cầu của anh ta. Trong quá trình này, nhân cách của cá nhân đóng vai trị đáng kể.
d. Nhân cách và sự hình thành thái độ
Cá nhân có thể tiếp nhận thái độ một cách có lựa chọn và theo mức độ, cách thức khác nhau chính là nhờ sự khác nhau về nhân cách của mỗi cá nhân. Qua các cơng trình nghiên cứu, các tác giả đã đưa ra kết luận: cá nhân có xu hướng tiếp nhận thái độ phù hợp với nhân cách của mình. Tuy nhiên, nhân cách của con người không phải là một hệ thống hồn tồn thống nhất. Chính vì thế nó có thể tiếp nhận các thái độ mâu thuẫn lẫn nhau bởi sự giáo dục khác nhau, bởi sự giao tiếp trong các nhóm xung đột nhau, cũng có thể bởi cả sự xung đột các nhu cầu của chính cá nhân đó.
Qua sự phân tích các yếu tố hình thành thái độ ta thấy: thái độ chủ yếu được hình thành bởi yếu tố xã hội.
1.3. Tổng quan về tự kỷ
1.3.1. Khái niệm tự kỷ
Giống như thái độ, tự kỷ cũng là một chủ đề được quan tâm tìm hiểu và nghiên cứu từ rất lâu do đó cũng có nhiều cách hiểu và quan niệm khác nhau.
Quan niệm của Bleuler năm 1911: “Tự kỷ là khái niệm dùng để chỉ
những người bệnh tâm thần phân liệt khơng cịn liên hệ với thế giới bên ngồi nữa mà sống với thế giới của riêng mình, bệnh nhân chia cắt với thực tế bên ngoài và lui về thế giới bên trong, khép mình trong ham muốn riêng và tự mãn”.
Quan niệm của Kanner: “Tự kỷ là sự rút lui cực đoan của một số trẻ em
lúc mới bắt đầu cuộc sống, triệu chứng đặc biệt của bệnh là một sự hiếm thấy, là sự rối loạn từ cội rễ, là sự khơng có khả năng của những trẻ này trong cơng việc thiết lập các mối quan hệ bình thường với các tình huống từ lúc chúng bắt đầu cuộc sống”.
Quan niệm của Freud: “Tự kỷ là sự đầu tư vào đối tượng quay trở lại
trong cái tơi, có nghĩa là đã trở thành tự yêu, là sự ẩn náu của trẻ em trong thế giới bên trong huyễn tưởng và ảo ảnh để hỏi rằng cái tự trị ảo tưởng chỉ có thể được một thời gian, đối với chủ thể với điều kiện phải thêm vào đó sự chăm sóc của người mẹ”.
Quan niệm của trường phái nhận thức: “Tự kỷ là những sự thiếu hụt liên
quan tới các q trình tượng trưng hóa, nhất là về trí nhớ và những suy yếu trong sự bộc lộ hoặc trong sự thấu hiểu tình cảm”.
Theo tác giả Lê Khanh thì “Chứng tự tỏa (hay tự kỷ), gọi chung là hiện
tượng tự tỏa theo nguyên nghĩa là Tự mình phong tỏa các khả năng quan hệ của mình với bên ngồi. Việt Nam còn gọi là Tự kỷ hay Tự bế… Tình trạng này có thể xảy ra cho bất kỳ một đứa trẻ nào, không lệ thuộc vào dân tộc, xã hội hay trình độ phát triển của cha mẹ.” [9].
Theo ICD – 102: Một rối loạn lan toả phát triển được xác định bởi một sự phát triển khơng bình thường và hay giảm sút biểu hiện rõ rệt trước 3 tuổi, và bởi một hoạt động bất thường đặc trưng trong 3 lĩnh vực: tác động xã hội qua lại, giao tiếp, và tác phong thu hẹp, lặp lại. Rối loạn này xuất hiện ở con trai nhiều hơn con gái 3, 4 lần.
Hiện nay định nghĩa tự kỷ được công nhận và sử dụng rộng rãi là định nghĩa của Hội Tâm thần học Hoa Kỳ, trong DSM-IV3
:
2
International Classification of Diseases 10th(ICD-10) Phân loại bệnh quốc tế của Tổ chức Y tế thế giới – Phiên bản 10
3
Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (DSM-IV: Sổ tay phân loại và chẩn đoán các rối loạn tâm thần, phiên bản IV
A. Một tập hợp gồm sáu hoặc nhiều hơn các tiêu chí của Nhóm (1), (2) và (3), trong đó có ít nhất 2 tiêu chí từ nhóm (1) và một tiêu chí từ mỗi nhóm (2) và (3).
(1). Giảm khả năng định tính trong tương tác xã hội thể hiện ở ít nhất hai trong số các biểu hiện sau:
(a) Giảm khả năng rõ rệt trong việc sử dụng các hành vi phi ngôn ngữ đa dạng như ánh mắt, nét mặt, các tư thế của cơ thể và các cử chỉ để tạo ra sự liên hệ mang tính chất xã hội.
(b) Khơng có khả năng xây dựng các mối quan hệ đối với bạn đồng trang lứa phù hợp với mức độ phát triển.
(c) Thiếu sự đòi hỏi tự nhiên đối với việc chia sẻ niềm vui, sở thích, các mối quan tâm hay các thành tích đạt được với người khác (ví dụ như không bao giờ mang hay chỉ cho người khác xem thứ mình thích).
(d) Thiếu sự trao đổi qua lại về tình cảm hoặc xã hội.
(2) Giảm khả năng định tính trong giao tiếp thể hiện ở ít nhất một trong số những biểu hiện sau:
(a) Chậm hoặc hoàn toàn khơng phát triển kỹ năng nói (khơng có ham muốn bù đắp lại hạn chế này bằng các cách giao tiếp khác, ví dụ như những cử chỉ điệu bộ thuộc kịch câm).
(b) Với những cá nhân có thể nói được thì lại suy giảm khả năng thiết lập và duy trì hội thoại.
(c) Sử dụng ngôn ngữ trùng lặp và rập khuôn hoặc sử dụng ngôn ngữ khác thường.
(d) Thiếu những trị chơi đóng vai đa dạng, tự phát và bắt chước mang tính xã hội phù hợp với mức độ phát triển.
(3) Những kiểu hành vi, những mối quan tâm và những hoạt động lặp lại và rập khn, và thể hiện ít nhất ở một trong các biểu hiện sau:
(a) Quá bận tâm đến một số những mối quan tâm có tính chất rập khn và bó hẹp với một mức độ tập trung hoặc cường độ bất thường.
(b) Gắn kết cứng nhắc với những thủ tục hoặc nghi thức riêng biệt và khơng mang tính chức năng.
(c) Những biểu hiện vận động mang tính lặp lại hoặc rập khn (ví dụ gõ tay hoặc vặn tay, hoặc có kiểu di chuyển cả thân người một cách phức tạp), đi trên các đầu ngón chân.
(d) Bận tâm dai dẳng với các bộ phận cơ thể.
B. Chậm hoặc thực hiện một cách khơng bình thường các chức năng ở ít nhất một trong các lĩnh vực sau, với mốc khởi đầu trước tuổi lên 3: (1) - tương tác xã hội, (2) - sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp xã hội, (3) - chơi/ hoạt động mang tính biểu tượng hoặc tưởng tượng.
C. Hội chứng không phải do rối loạn Rett hay Rối loạn Bất hoà nhập Thời kỳ ấu thơ [18].
1.3.2. Chẩn đốn tự kỷ
Khơng có trắc nghiệm y tế nào để chẩn đoán tự kỷ. Tuy nhiên do có nhiều vấn đề về hành vi của trẻ tự kỷ giống phổ triệu chứng của một số hội chứng khác nên cần tiến hành một số xét nghiệm y tế để chẩn đoán phân biệt.
Chẩn đốn tự kỷ một cách chính xác thường dựa và sự quan sát về mức độ giao tiếp, hành vi và phát triển của từng trẻ. Những nguồn thông tin này do cha mẹ hoặc người chăm sóc cung cấp rất quan trọng cho chẩn đoán đúng.
Chẩn đoán sớm (Early Diagnostic). Các nghiên cứu cho thấy việc chẩn đoán sớm liên quan chặt chẽ với sự tiến bộ tuyệt vời của trẻ tự kỷ. Trẻ tự kỷ càng được chẩn đoán sớm bao nhiêu, càng được can thiệp sớm bằng nhiều hướng khác nhau mang lại hiệu quả càng tốt.
Các triệu chứng không đặc hiệu: trước 12 tháng tuổi
(1) Tăng động: trẻ kích động khó ngủ, khóc nhiều, khó dỗ dành, hay bị “cơn đau quặn” bụng no đầy hơi, khó chịu khơng lý do.
(2) Hoặc trẻ thờ ơ, yên lặng, dường như thích ở một mình, ít địi hỏi cha mẹ chăm sóc.
(3) Khả năng tập trung kém: không chú ý hoặc tập trung như các trẻ cùng tuổi khác.
Các triệu chứng đặc hiệu hơn (sau12 tháng tuổi) có liên quan đến kỹ năng giao tiếp và xã hội.
(1) Mất đáp ứng với âm thanh (có thể bị điếc hoặc khiếm thính). (2) ít hoặc khơng cười trong giao tiếp.
(3) Khơng có hoặc giảm kỹ năng giao tiếp khơng lời (khơng hoặc ít bập bẹ).
(4) Khó tham gia vào các trị chơi.
(5) Các tác động qua lại bằng phát âm, hoạt động giảm.
(6) Hành vi quan sát bằng mắt đặc biệt (có thể quay đi, tránh khơng nhìn chăm chăm, ánh mắt đờ đẫn trống vắng, chán khơng nhìn v.v.) (7) Giọng nói với âm thanh lặp đi lặp lại đơn điệu.
(8) Bị cuốn hút mạnh mẽ với một vật nhất định.
(9) Tham gia kém vào những hoạt động thơng thường mang tính xã hội. Viện Sức khoẻ Trẻ em Quốc gia và Sự phát triển con người Mỹ đã đưa ra 5 vấn đề về hành vi nếu trẻ có thì đó là dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám:
- Trẻ không bập bẹ khi 12 tháng tuổi.
- Trẻ không ra dấu hiệu (chỉ tay, vẫy tay, nắm tay) khi 12 tháng tuổi. - Khơng nói từ đơn khi 16 tháng tuổi.
- Khơng tự nói câu 2 từ khi 24 tháng tuổi.
- Mất kỹ năng ngôn ngữ hoặc kỹ năng xã hội ở bất cứ lứa tuổi nào. Khi trẻ có một trong 5 vấn đề trên khơng có nghĩa là trẻ bị tự kỷ. Song trẻ cần được đánh giá bởi nhiều cán bộ chuyên khoa khác nhau như: bác sỹ