.Nhận thức củagiáoviên về khả năng phục hồi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thái độ của giáo viên mầm non trên địa bàn thành phố hà nội về tự kỷ luận văn ths tâm lý học (chuyên ngành đào tạo thí điểm) (Trang 74 - 78)

3.1.8. Nhận thức của giáo viên về cách thức hỗ trợ cho trẻ tự kỷ

Dưới đây là kết quả mà nhóm nghiên cứu khi tìm hiểu về giáo viên mầm non trong cách thức hỗ trợ trẻ tự kỷ.

Nhìn vào bảng dễ dàng nhận thấy nhận thức của giáo viên về các cách thức hỗ trợ cho trẻ phát triển là rất tốt. Có tới 94 giáo viên chọn việc thường xuyên giao tiếp với trẻ, chiếm 84.1% trong tổng số giáo viên trả lời. Điều này có thể thực sự tốt với trẻ nếu như khi trẻ đã có những kỹ năng nhất định về việc giao tiếp. Có tới 79 giáo viên chọn sẽ cho trẻ đi học tại các trung tâm đặc biệt, và 57 người chọn giáo dục tại các trường chuyên biệt tương ứng với 75.2% và 54.8% trong tổng số giáo viên được chọn. Cho thấy các giáo viên đa số có những suy nghĩ rằng tìm một nơi giáo dục phù hợp với trẻ sẽ giúp trẻ có

tiến bộ hơn. Cùng với đó có tới 81 giáo viên chiếm 73% giáo viên chọn cho trẻ đi giáo dục tại các lớp hòa nhập sẽ giúp trẻ tiến bộ.

Bảng 3.8. Nhận thức của giáo viên về cách thức hỗ trợ cho trẻ tự kỷ

Quan điểm Không phù hợp Phù hợp một chút Phù hợp SL (%) SL (%) SL (%)

Giáo dục tại các trung tâm đặc biệt 8 (7.6) 18 (17.1) 79 (75.2)

Đưa tới chuyên gia vật lý trị liệu 29 (29.9) 35 (36.1) 33 (34) Thường xuyên tương tác giao tiếp với trẻ 8 (6.9) 10(8.8) 94(84.1)

Cho trẻ đi thở ôxy cao áp 84 (86.6) 6 (6.2) 7 (7.2)

Cho trẻ đi học bình thường như các bạn khác 17 (15.9) 49 (41) 41 (38.3) Cho trẻ học tại các lớp hòa nhập 6 (5.4) 24 (21.6) 81 (73)

Mời giáo viên, nhà trị liệu về hỗ trợ tại nhà 11 (9.9) 30 (27) 70 (63.1)

Cho trẻ đi châm cứu, bấm huyệt, cấy chỉ 82 (81.2) 12 (11.9) 7 (6.9) Cho trẻ đi trị liệu tâm lý 14 (13.3) 32 (30.5) 59 (56.2)

Cho trẻ dùng thuốc 56 (53.8) 37 (35.6) 11 (10.6)

Cho trẻ đi cúng, giải hạn, xem bói 98 (95.1) 4 (3.9) 1 (1) Cho trẻ tham gia hoạt động nhóm 8 (7.5) 33 (30.8) 66 (61.7)

Giáo dục tại các trường chuyên biệt, khuyết tật

28 (26.9) 19 (18.3) 57 (54.8)

Và thực vậy giáo dục hòa nhập là một trong những hình thức giáo dục hiện nay đã và đang được triển khai và có hiệu quả rất tốt với trẻ tự kỷ. Bên cạnh đó giáo viên cũng lựa chọn phương thức giáo dục mời giáo viên, nhà trị liệu về hỗ trợ tại nhà cũng được các các giáo viên lựa chọn khá nhiều 70 lựa chọn chiếm 63.1%. Hiện nay, thì ngồi phương thức giáo dục ở trường chuyên

biệt, hịa nhập thì hình thức mời giáo viên về nhà kèm cũng giúp trẻ có tiến bộ nhất định. Ngồi ra, cịn một số giáo viên chưa hiểu rõ về các hình thức giáo dục và lựa chọn hình thức như cho trẻ đi xem bói giải hạn 1 người chọn chiếm 1%, cho đi thở oxy cao áp 7 người chiếm 7.2%, cho trẻ dùng thuốc 11 giáo viên chọn chiếm 10.6%. Những hình thức này chưa được kiểm chứng cũng như nghiên cứu nào chỉ ra rằng nó có tác dụng tốt đối với trẻ tự kỷ.

Có thể nhận thấy giáo viên mầm non trên đại bàn thành phố Hà Nội có nhận thức khá tốt về các hình thức giáo dục cho trẻ tự kỷ.

3.1.9. Quan điểm của giáo viên về giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ

Bảng 3.9. Quan điểm của giáo viên về giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ

Quan điểm Kết quả

SL %

Không biết 5 4.3

Khơng 13 11.2

Có 98 84.5

Khi nghiên cứu tìm hiểu về quan điểm của giáo viên về giáo dục hòa nhập cho trẻ nhóm nghiên cứu nhận được kết quả có tới 98 giáo viên lựa chọn nên cho trẻ tham gia lớp hòa nhập chiếm 84.5% tổng số giáo viên được hỏi. Đa số các giáo viên 19/80 giáo viên chiếm 23.8% cho rằng: “là

nơi giúp cho trẻ giao lưu, hịa nhập cùng với các bạn thơng qua việc chơi và quan sát các bạn khác”. Bên cạnh đó cúng có một số ý kiến 8/80 giáo

viên chiếm 10% cho rằng: “trẻ được tham gia học tập như trẻ thường để

chơi các trò chơi với các bạn cùng trang lứa”. Như vậy, có thể thấy một bộ

phận nhỏ giáo viên cịn có nhận thức sai về việc trẻ có thể học tập và phát triển như trẻ thường. Trong khi đó dù trẻ có được tham gia học hòa nhập cùng các bạn thì trẻ tự kỷ vẫn rất cần sự hỗ trợ riêng và đặc biệt đến từ phía giáo viên có kiến thức về giáo dục đặc biệt.

Ngồi ra, cũng có 13 giáo viên chiếm 11.2% giáo viên được hỏi cho rằng khơng nên cho trẻ tham gia các lớp hịa nhập với một số lý do như: “giáo

viên mầm non khơng có kiến thức chuyên biệt để hỗ trợ giúp trẻ tiến bộ”; “các bạn khác bắt nạt hoặc trêu chọc trẻ”; “học sinh tự kỷ sẽ làm mất thời gian cũng như ảnh hưởng tới các bạn khác trong lớp”; “các bạn trong lớp sẽ học tập theo những hành vi của bạn tự kỷ”.

Cùng với đó các giáo viên được hỏi đưa ra một số khó khăn và thuận lợi khi trẻ tham gia vào các lớp hòa nhập như:

- Về khó khăn: Có ý kiến cho rằng giáo viên mầm non khơng có kiến thức chuyên sâu cũng như chưa được đào tạo nên rất khó để giáo dục trẻ, trẻ hay phá đám sẽ làm ảnh hưởng tới lớp và các bạn, khi học hịa nhập thì lớp đơng nên các cơ khơng có nhiều thời gian quan tâm và giúp đỡ trẻ, nhà trường có nhiều sức ép hơn với các phụ huynh có con bình thường trong lớp, giáo viên sẽ vất vả hơn khi có trẻ trong lớp bởi trẻ khơng giống như trẻ bình thường rất khó rèn vào nề nếp chung như các bạn khác trong lớp. Bên cạnh đó có nhưng khó khăn mà giáo viên nêu ra như việc nhận thức của trẻ hạn chế nên không thể theo kịp chương trình học như các bạn sẽ làm cho các bạn khác không tập trung, trẻ tự kỷ hạn chế về ngơn ngữ và giao tiếp nên khó chơi với các bạn cùng lớp.

- Về thuận lợi: Các giáo viên khi hỏi về lợi ích cho trẻ thì cho rằng là cơ hội tốt để thầy cơ, nhà trường có thể giúp đỡ trẻ và cũng giúp trẻ hòa nhập tốt hơn, trẻ được giao tiếp sẽ giúp trẻ mạnh dạn hơn, tiện cho việc theo dõi hơn. Ngồi ra có ý kiến cịn cho rằng việc cho trẻ đến lớp hòa nhập còn giúp trẻ học hỏi những bạn bè xung quanh và cịn giảm áp lực cho phía gia đình.

4% 11%

85% 0%

Khơng biết Khơng Có

3.1.10. Mối quan hệ giữa nhận thức của giáo viên với những đặc điểm cá nhân của giáo viên nhân của giáo viên

Sau khi xử lý số liệu và phân tích ta có mối quan hệ tương quan trong tổng các câu với các yếu tố như: Số tuổi, số năm cơng tác, tình trạng hơn nhân, tình trạng học vấn và trường. Ta thấy ở câu hỏi nhận thức về cách chẩn đoán cho trẻ và câu nhận thức của giáo viên về cách thức hỗ trợ cho trẻ tự kỷ chúng ta không nhận thấy sự tương quan giữa tổng của các câu với các yếu tố như số tuổi, số năm cơng tác, tình trạng học vấn, tình trạng hơn nhân và trường, tất cả các chỉ số p> 0.05, khơng có ý nghĩa thống kê. Từ đó có thể thấy rằng nhận thức của giáo viên mầm non về chẩn đoán tự kỷ và cách thức hỗ trợ cho trẻ tự kỷ không phụ thuộc vào các yếu tố như trường, số tuổi, số năm công tác, tình trạng hơn nhân và tình trạng học vấn của khách thể nghiên cứu.

Trong khi đó với câu hỏi về nhận thức của giáo viên về nguyên nhân gây nên tự kỷ ta nhận thấy sự tương quan ngược ở mức độ thấp giữa tuổi và nhận thức của giáo viên về nguyên nhân tự kỷ tuổi cụ thể là tuổi càng cao thì khả năng nhận thức về nguyên nhân gây ra tự kỷ càng thấp. Điều này có thể do trong những năm gần đây thông tin tự kỷ được truyền thông quan tâm và phổ biến rộng rãi hơn và các giáo viên trẻ tuổi có những lợi thế hơn trong việc tiếp cận với những thông tin từ những kênh truyền thông khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thái độ của giáo viên mầm non trên địa bàn thành phố hà nội về tự kỷ luận văn ths tâm lý học (chuyên ngành đào tạo thí điểm) (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)