Giai đoạn từ năm 2009 đến nay

Một phần của tài liệu Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước trong luật hình sự việt nam (Trang 26 - 29)

Trước nhu cầu cấp bách từ thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm về in, phát hành, mua bán hóa đơn, chửng từ thu nộp NSNN, tại Luật số 37/2009/QH12 ngày 19/06/2009 sửa đổi bổ sung một số Điều BLHS năm 1999 quy định hai Điều mới liên quan đển vấn đề này bao gồm: Điều 164a (Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN) và Điều 164b (Tội vi phạm các quy định về bào quản, quăn lý hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN). Như vậy, sau hơn 20 năm kể từ khi pháp điển hóa PLHS lần thứ nhất (năm 1985) lần đầu tiên, BLHS quy định về hành vi in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN. Theo đó tại khoản 1

Điêu này quy định: “Người nào in, phát hành, mua bán trái phép hỏa đơn,

chứng từ thu nộp NSNN với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cải tạo

không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ha năm. ”

Như vậy, BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã mở rộng phạm vi đối tượng tác động của tội phạm có liên quan đến hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN. Đồng thời, việc định tội danh và quyết định hình phạt của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng được dễ dàng hơn, không phải viện dẫn và phụ thuộc vào đường lối xử lý các tội phạm khác như nội dung của Thông tư liên tịch số 21/2004/TTLT-BCA- TANDTC-VKSNDTC-BTP nữa.

Bên cạnh việc tội phạm hóa hành vi in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN vào BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009, các nhà làm luật còn ban hành thêm các Nghị định, Thông tư hướng dẫn cụ thể chi tiết về việc mua bán, phát hành, quản lý, sử dụng,... hóa đơn, chứng từ có thể kề đến như:

Thơng tư số 225/2009/TT-BTC, ngày 26/11/2009 Thơng tư Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, sử dụng hóa đơn bán tài sản nhà nước và hóa đơn bán tài sản tịch thu, sung quỳ nhà nước.

Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, ngày 14/05/2010 Nghị định Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Thơng tư số 32/2011/TT-BTC, ngày 14/3/2011 Thơng tư Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hoá đơn điện tứ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Thơng tư số 16/2012/TT-BTC, ngày 08/02/2012 Thơng tư Bộ Tài chính quy định in, phát hành, quản lý và sử dụng hoá đơn bán hàng dự trữ quốc gia.

Nghị định sô 04/2014/NĐ-CP, ngày 17/01/2014 Nghị định Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Thông tư số 39/2014/TT-BTC, ngày 31/3/2014 Thơng tư Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và nghị định số 04/2014/NĐ -CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Việc quy định cụ thế trong BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 và các văn bản pháp lý chuyên ngành khác giúp việc áp dụng các quy định của pháp luật về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN vào thực tiễn được hiệu quả và dễ dàng hơn.

Kế thừa và phát huy những ưu điểm của BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009, BLHS năm 2015 đã có những thay đổi, phát triển quy định về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN (Điều 203). Theo đó tại khoản 1 Điều 203 BLHS 2015 quy định: “Người nào in, phát

hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN ớ dạng phơi từ 50 số đến dưới 100 so hoặc hóa đơn, chúng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 sổ hoặc thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 thảng đến 03 năm ”.

Như vậy, BLHS năm 2015 đã sử dụng các yếu tố định lượng cụ thể để định tội danh và quyết định hình phạt, cụ thể hóa cụm từ “số lượng lớn” để các cơ quan có thấm quyền dễ dàng hơn trong việc áp dụng pháp luật.

Ngồi BLHS năm 2015 ra, cịn các Nghị định, Thông tư khác quy định và hướng dẫn cụ thể các quy định về hóa đơn, chứng từ như:

Nghị định sơ 119/2018/NĐ-CP, ngày 12/9/2018 Nghị định Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Thơng tư số 68/2019/TT-BTC, ngày 30/9/2019 Thơng tư Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, ngày 19/10/2020 Nghị định Chính phũ quy định về hóa đơn, chứng từ.

Có thể thấy, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, sự phát triển của tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN cũng ngày càng mạnh mẽ, đe dọa đến TTQLKT, sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế. Để đáp ứng nhu cầu về cơng tác đấu tranh, phịng, chống loại tội phạm này, các quy định PLHS về loại tội phạm này ngày càng hoàn thiện, đầy đù, chi tiết và rõ ràng, bão vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội cũng như TTQLKT, xây dựng và bảo đảm cho môi trường kinh doanh được trong sạch, công bằng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế nước nhà.

Một phần của tài liệu Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước trong luật hình sự việt nam (Trang 26 - 29)