Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ có thẩm quyền tiến hành tố tụng

Một phần của tài liệu Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước trong luật hình sự việt nam (Trang 85 - 88)

tố tụng

3.2.1.1. Tăng cường tập huấn pháp luật hình sự

Trình độ chun mơn, nghiệp vụ của những người có thấm quyền tiến hành tố tụng có vai trị rất quan trọng trong thực tiễn việc áp dụng PLHS đối với tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đon, chứng từ thu nộp NSNN. Muốn xử lý các vụ án đạt hiệu quả cao, góp phần trong cơng tác đấu tranh phòng chống tội phạm tránh oan sai bỏ lọt tội phạm không chỉ phụ thuộc vào hệ thống PLHS mà cịn phụ thuộc vào trình độ chuyên mơn của người tiến hành tố tụng. Pháp luật có hồn thiện, đầy đủ đến đâu mà trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của những người tiến hành tố tụng yếu kém thì việc áp dụng pháp luật cũng khơng thể đạt hiệu quả cao được.

Trong thời gian qua, các cơ quan, cá nhân có thấm quyền tiến hành tố tụng trên địa bàn đã có rất nhiều nồ lực trong công tác phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi phạm tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục như: thiếu đồng bộ, vận dụng pháp luật chưa thống nhất, chưa có sự phổi hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, nhiều trường họp định tội danh và quyết định hình phạt cịn lúng túng từ đó dẫn đến chất lượng, hiệu quả trong việc áp dụng PLHS

đối với tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN chưa cao.

Để giải quyết vấn đề này, cần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ có thấm quyền, tăng cường tập huấn PLHS, nâng cao trình độ chun mơn của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cần thường xuyên mờ các lớp tập huấn, đào tạo chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, hướng dẫn về việc áp dụng PLHS đối với tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN, giúp các cán bộ có thẩm quyền có thêm kinh nghiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khi áp dụng vào thực tiễn không bị bỡ ngỡ, tránh gặp phải các sai sót, vi phạm. Đồng thời phải thường xuyên cập nhật thông tin, các văn bản pháp luật, các văn bản hướng dẫn thi hành, các chỉ đạo của cơ quan cấp trên đế đảm bảo việc áp dụng PLHS đối với tội danh này được thống nhất, đạt

hiệu quả cao trong việc xử lý tội phạm, cần triển khai các đề án, chương trình đào tạo cán bộ một cách thường xuyên và liên tục. Đặc biệt, cần trang bị các kỹ năng, nghiệp vụ về công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ CQĐT, VKS, Tòa án, phục vụ nhu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm thời kỳ đổi mới với

những công cụ, phương tiện, phương thức, thủ đoạn phạm tội tinh vi, xào quyệt.

Ngoài ra, cần thường xuyên tồ chức tập huấn, nâng cao nhận thức cho đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân về chính sách thuế, kế tốn, tài chính; các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan làm cơ sở cho quá trình đấu tranh đối với tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN. cần kịp thời đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác điều tra, truy tố, xét xử đối với tội phạm này, đảm bảo việc xét xử khách quan, nghiêm minh, tránh oan sai, bỏ lọt tội phạm.

3.2.1.2. Tăng cường tông kết thực tiễn áp dụng pháp luật

Đê thực hiện tôt nhiệm vụ áp dụng PLHS đôi tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN, các cơ quan, cá nhân có thấm quyền tiến hành tố tụng cần thường xuyên tổng kết, làm rõ các vướng mắc, vi phạm trong quá trình tố tụng từ đó đúc rút kinh nghiệm giúp cho bản thân và

đồng nghiệp tránh lặp lại sai phạm. Tố chức các hội nghị chuyên đề hướng dẫn áp dụng các quy phạm pháp luật một cách thống nhất đặc biệt là việc áp dụng các tình tiết định khung, định tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS, đảm bảo cho hoạt động tố tụng cũng như hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN được cơng bằng, nghiêm chỉnh, đúng pháp luật.

Đồng thời, sưu tầm, lựa chọn các bản án cụ thể, đặc biệt, liên quan đến tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN đưa ra trước các hội thảo, hội nghị liên cấp, liên ngành để phân tích, bàn luận, tìm ra hướng giải quyết phù hợp và hiệu quả hơn để rút kinh nghiệm trong thực tiễn.

3.2.1.3. Nâng cao chất lượng đạo đức, tư tưởng

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cũng cần chú trọng cả về tư tướng đạo đức và chính trị. Hiện nay tồn tại một bộ phận cán bộ biến chất, thối hóa về tư tưởng, đạo đức sẵn sàng vi phạm pháp luật để kiếm tiền. Một số cán bộ là chủ mưu, đồng phạm trong những vụ án mua bán hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN, gây thiệt hại nghiêm trọng cho NSNN cũng như khó khăn cho hoạt động tố tụng của các cơ quan có thẩm quyền. Một số cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Thẩm phán cịn có hiện tượng vịi vĩnh, sách nhiễu đối với đương sự, bị can, bị cáo, thậm chí một số cán bộ cịn nhận tiền, chạy án, giảm án cho các bị can, bị cáo làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính minh bạch, khách quan, cơng bằng và nghiêm minh khi giải quyết vụ án. Do đó cần phải nâng cao tư tưởng chính trị, phấm chất đạo đức nghề nghiệp cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, đặc biệt đối với tội in, phát

hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN, đảm bảo việc tranh tụng cũng như các giai đoạn tố tụng khác được khách quan, nghiêm minh, xử lý đúng người đúng tội.

Một phần của tài liệu Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước trong luật hình sự việt nam (Trang 85 - 88)