phép hóa đon, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước tại thành phố Hà Nội
2.1.2.1. Ket quả định tội danh
Trong giai đoạn từ năm 2017 đến hết tháng 6 năm 2021 nền kinh tế thị trường đã có sự phát triển mạnh mẽ và ổn định, đóng góp to lớn cho sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, mặt trái cua nền kinh tế thị trường cũng tồn tại những tác động tiêu cực đến kinh tế xã hội đặc biệt là sự phức tạp của tình hình tội phạm. Theo thống kê của Công an thành phố Hà Nội, trong giai đoạn từ năm 2017 đến hết tháng 6 năm 2021, trên địa bàn thành phố phát hiện 337 vụ vi phạm pháp luật về in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN với 702 đối tượng. Trong đó có 280 vụ bị khởi tố hình sự chiếm tỷ lệ 83,09% và có 564 đối tượng bị khởi tố chiếm tỷ lệ 80,34%. [Xem
chi tiết tại Bảng 2.1, Phụ lục].
Qua sô liệu thông kê ta thây, trong giai đoạn từ năm 2017 đên hêt tháng 6 năm 2021, mặc dù tỷ lệ khởi tố, điều tra các vụ án phạm tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN đạt tỷ lệ cao (hơn 83%). Tuy nhiên số vụ án và số đối tượng phạm tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN trên địa bàn thành phố gia tăng theo từng năm. Điều này cho thấy tình hình tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN trên địa bàn còn nhiều diễn biến phức tạp.
Thực tiễn đấu tranh phòng chống loại tội phạm này, lực lượng công an nhận thấy các đối tượng phạm tội hoạt động trong thời gian dài, thành lập nhiều doanh nghiệp, công ty “ma” nhằm mục đích mua bán hóa đơn, chứng từ thu lợi bất chính. Nhiều đối tượng sử dụng mạng xã hội, mạng internet công nhiên thực hiện hành vi phạm tội có thể kể đến như vụ cơng an thành phố Hà Nội triệt phá đường dây mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ do Lê Thị Hạnh (SN: 1985, địa chỉ: ngách 147B/99 Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội) cầm đầu vào ngày 12/01/2021. Theo đó, tháng 4 năm 2020, qua công tác trinh sát trên không gian mạng, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao công an thành phố Hà Nội phát hiện nhiều trang mạng xã hội, Facebook, zalo có đăng tải thơng tin quảng cáo, giới thiệu trên khơng gian mạng về dịch vụ mua bán hố đơn GTGT cho các doanh nghiệp có nhu cầu. Lê Thị Hạnh cùng đồng phạm đã thành lập, sử dụng 28 công ty “ma” để thực hiện mua bán trái phép hố đơn GTGT, trong đó có cả hố đơn giấy và hố đơn điện tử với số lượng hàng nghìn hóa đơn, thu lọi hàng trăm tỷ đồng.
Nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu về hóa đơn của các doanh nghiệp rất lớn. Các đơn vị, doanh nghiệp mua hóa đơn để cân đối thu chi, hợp thức hóa quá trình sản xuất kinh doanh có gian lận, gian lận về thuế đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực thi cơng xây lắp cơng trình, vận tải. bên cạnh đó nhiều đối tượng lợi dụng sự thơng thống của Luật Quản lý thuế,
Luật Doanh nghiệp, đê đăng ký thành lập doanh nghiệp nhăm mục đích mua bán hóa đơn GTGT, trốn thuế, làm bình phong che đậy các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Bên cạnh đó, theo thống kê của VKSND thành phố Hà Nội, trên địa bàn toàn thành phố trong giai đoạn từ năm 2017 đến hết 06 tháng đầu năm 2021, trong số 280 vụ án hình sự với 564 đối tượng bị CQĐT khởi tố về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN, VKS các cấp đã truy tố 262 vụ án hình sự (chiếm tỷ lệ 93,57%) với 529 đối tượng (chiếm tỷ lệ 93,79%) về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chửng từ thu nộp NSNN. [Xem chi tiết tại Bảng 2.2, Phụ lục].
Có thể thấy tỳ lệ truy tố các án hình sự bị CQĐT khởi tố về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN của VKS rất cao, đạt tỷ lệ trên 93%. Điều này cho thấy chất lượng cao trong hoạt động định tội danh của cả CQĐT và VK.SND. Hầu hết các vụ án được CQĐT định tội danh được VKSND giữ nguyên quan điểm về tội danh. Các kiểm sát viên đã chủ động phối hợp với điều tra viên trong xuyên suốt vụ án, thực hiện chức năng giám sát và kiểm sát hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ của CQĐT, đảm bảo các hoạt động tố tụng của CQĐT diễn ra theo đúng trình tự thù tục luật định, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người. Đồng thời, kiếm sát tin báo, tố giác, kiến nghị khởi tố về tội phạm đảm bảo các hành vi phạm tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN được phát
hiện và xử lý kịp thời. Tuy nhiên còn tồn tại một số vụ án phải tạm đình chỉ hoặc đình chỉ chờ điều tra bồ sung, một số vụ chưa có sự thống nhất quan điểm về định tội danh giữa hai cơ quan, CQĐT khởi tố một tội nhưng qua quá trình điều tra, thu thập chứng cứ, VKS lại truy tố về tội phạm khác. Vì vậy, trong quá trình từ khới tố đến truy tố vụ án và đối tượng phạm tội ra xét xử,
CỌĐT và VKS đã thường xuyên họp liên ngành với nhau đê thông nhât quan điểm về định tội danh của mồi đối tượng, mồi vụ án cụ thể.
Cùng với hoạt động tố tụng của CQĐT, VKS, Toà án các cấp trên địa bàn thành phố đã nỗ lực, cố gắng nhằm giải quyết tốt các vụ án hình sự đặc biệt là các vụ án phạm tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN.
Nhìn chung, tình hình tội phạm hình sự nói chung và tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN vẫn còn diễn biến phức tạp nhưng không thế phủ nhận những kết quả to lớn của ngành Tồ án trong cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm. Tồ án các cấp trên địa bàn đã cố gắng, nồ lực để hoàn thành nhiệm vụ cơng tác năm đề ra, nhiều đơn vị đã hồn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch. Trong giai đoạn từ năm 2017 đến hết tháng 6 năm 2021, trên địa bàn toàn thành phố đưa ra xét xử 257 vụ với 513 đối tượng về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN. Cụ thể: [Xem chi tiết tại Bảng 2.3, Phụ lục].
Năm 2017, trong số 44 vụ với 92 đối tượng bị truy tố về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN, có 43 vụ được đưa ra xét xử chiếm tỷ lệ 97,72% với 89 đối tượng chiếm tỷ lệ 96,74%.
Năm 2018, trên địa bàn thành phố có 53 vụ với 112 đối tượng bị đưa ra xét xử về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN, chiếm tỷ lệ 100% số vụ và số đối tượng bị VKS truy tố.
Năm 2019, trong số 58 vụ với 121 đối tượng bị VKS truy tố về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN, có 57 vụ được đưa ra xét xử chiếm tỷ lệ 98,28% với 117 đổi tượng chiếm tỷ lệ 96,69%.
Năm 2020, trong số 67 vụ với 127 đối tượng bị VKS truy tố về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN, có 66 vụ được đưa ra xét xử chiếm tỷ lệ 98,51 % với 123 đối tượng chiếm tỷ lệ 96,85%.
Trong 06 tháng đâu năm 2021, tồn thành phơ có 40 vụ với 77 đơi tượng bị truy tố về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN. Trong đó có 38 vụ chiếm tỷ lệ 95% và 72 đối tượng chiếm tỷ lệ 93,51% bị đưa ra xét xừ về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN.
Qua đây ta thấy, số vụ án và đối tượng bị truy tố về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN được đưa ra xét xữ trên địa bàn đạt tỷ lệ cao, việc giải quyết các vụ án ln đảm bảo theo đúng trình tự, thủ tục, quy định của pháp luật. Trong tổng số 262 vụ với 529 đối tượng bị truy tố về tội danh in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN, có 257 vụ bị đưa ra xét xử chiếm tỷ lệ 98,09% với 513 đối tượng chiếm tỷ lệ 96,98%. Điều này cho thấy cơng tác định tội danh của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đạt hiệu quả và có sự thống nhất quan điểm cao. Các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã tích cực tiến hành các hoạt động nhằm giải quyết nhanh chóng các vụ án về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ trên địa bàn.
Bên cạnh đó, để đảm bảo chất lượng cho hoạt động định tội danh của tịa án được chính xác, nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo không xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm, trong quá trình xem xét hồ sơ, xét xử những vụ án các các tình tiết quan trọng chưa được làm sáng tỏ, hoặc các tài liệu, chứng cứ còn chưa được xác minh, làm rõ đều được tòa án các cấp trả hồ sơ yêu cầu CQĐT, VKS điều tra bổ sung, củng cố hồ sơ vụ án. Trong giai đoạn từ năm 2017 đến hết tháng 6 năm 2021, tồn thành phố có 05 vụ với 16 đổi tượng bị VKS truy tố về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN nhưng tòa án trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung củng cố hồ sơ, yêu cầu truy tố tội danh khác như: lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản,...
2. ỉ.2.2. Định tội danh theo câu thành cơ bản
Cũng theo thống kê của TAND thành phố Hà Nội, trong giai đoạn từ năm 2017 đến hết tháng 6 năm 2021, TAND các cấp trên địa bàn đã xét xử, định tội danh đối với 513 đối tượng phạm tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đon, chứng từ thu nộp NSNN, trong đó có 307 đối tượng bị định tội danh theo cấu thành cơ bản chiếm tỷ lệ 59,84%. Cụ thể: [Xem chi tiết tại Bảng 2.4,
Phụ lục].
Năm 2017, số đối tượng bị định tội danh theo cấu thành cơ bản của tội phạm chiếm tỷ lệ 62,92%. Năm 2018, tỷ lệ đối tượng bị định tội danh theo cấu thành cơ bản của tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN giảm 2,21%. Năm 2019, tỷ lệ đối tượng bị định tội danh theo cấu thành cơ bản của tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN tiếp tục giảm 0,88%. Năm 2020, tỷ lệ đối tượng bị định tội danh theo cấu thành cơ bản của tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN tiếp tục giảm 1,29%. Trong 06 tháng đầu năm 2021, đối tượng bị định tội danh theo cấu thành cơ bản của tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN chiếm tỷ lệ 56,94%.
Qua thống kê ta thấy, số đối tượng phạm tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN bị đưa ra xét xử tăng theo từng năm, tuy nhiên tỷ lệ số đối tượng bị Tòa án định tội danh theo cấu thành cơ bản giảm theo từng năm. Năm 2017 tỷ lệ đối tượng bị Tòa án định tội danh theo cấu thành cơ bản là 62,92%, đến năm 2020 tỷ lệ này là 58,54%, 06 tháng đầu năm 2021, tỷ lệ này là 56,94%. Có thể thấy tình hình tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN trong giai đoạn này diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng về cà số vụ, số đối tượng, quy mơ, tính chất và
mức độ nguy hiêm cho xã hội của hành vi phạm tội. Tỷ lệ đôi tượng phạm tội bị định tội danh theo cấu thành cơ bản giảm theo từng năm.
Nhìn chung, tình hình tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN trên địa bàn còn diễn biến phức tạp, tuy nhiên dưới nỗ lực tích cực của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nói chung và Tịa án nói riêng, hoạt động định tội danh của các cơ quan có thẩm quyền trong thời gian qua cũng đạt được những thành quả nhất định. Việc định tội danh đối với tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN trong giai đoạn từ năm 2017 đến hết tháng 6 năm 2021 được các cơ quan có thấm quyền tập trung thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo định tội danh đúng theo các dấu hiệu của yếu tố cấu thành tội phạm
này.
Ví dụ: Tại băn án số 27/2020/HS-ST ngày 11/03/2020 về tội mua bán
trái phép hóa đơn của TAND huyện L, thành phố Hà Nội.
Bị cáo Bùi Thị p (sinh năm 1987) và Chu Quốc H (sinh năm 1971) phạm tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN theo Điều 203 của BLHS năm 2015, bị TAND huyện L, thành phố Hà Nội xét xử vào ngày 11/03/2020.
Trong vụ án này, tòa án huyện L đã định tội danh đối với các đối tượng phạm tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN
theo cấu thành cơ bản. Cụ thể:
- Khách thể của tội phạm
Trong vụ án này, hành vi của Bùi Thị p và Chu Quốc H đã xâm phạm chế độ quản lý nhà nước đối với các loại hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN đang lưu thông trên thị trường cụ thể là hóa đơn thuế GTGT, thu lợi bất chính
bằng cách trục lợi số tiền thuế GTGT.
- Mặt khách quan của tội phạm
Khoảng tháng 7/2018 Chu Qc H đã lên mạng Internet tìm kiêm người bán hóa đon GTGT để mua. H tìm thấy Bùi Thị p và đã liên lạc với p để mua hóa đơn GTGT khơng kèm hàng hóa với giá 7% giá trị hàng hóa trước thuế ghi trên hóa đơn.
Từ tháng 7/2018 đến tháng 12/2018, Chu Quốc H đã mua 27 tờ hóa đơn GTGT (đã ghi nội dung) của Công ty trách nhiệm hữu hạn An Việt Nam từ Bùi Thị p.
Tổng số tiền hàng trước thuế ghi trên các hóa đơn là: 121.221.800 đồng, số tiền các bị cáo gây thiệt hại cho NSNN là: 121.221.800 đồng * 10% = 12.122.180 đồng.
- Mặt chủ quan của tội phạm
Bùi Thị p và Chu Quốc H nhận thức rõ hành vi in, phát hành, mua bán trái phép hoá đơn, chứng từ thu nộp NSNN là nguy hiểm cho xã hội, trái với quy định cùa pháp luật hình sự nhưng vần mong muốn thực thực hiện các hành vi đó.
Bùi Thị p và Chu Quốc H mua hóa đơn GTGT khơng kèm hàng hóa để hợp thức hóa nguồn gốc hàng hóa mua si, lẻ, trơi nổi ngồi thị trường.
- Chủ thể của tội phạm
Bùi Thị p sinh năm 1987, tính đến thời điểm phạm tội, Bùi Thị p 31 tuồi, có đầy đủ năng lực TNHS theo quy định của pháp luật.
Chu Quốc H sinh năm 1971, tính đến thời điểm phạm tội, Chu Quốc H 47 tuổi, có đầy đủ năng lực TNHS theo quy định của pháp luật.
Trong vụ án này, TAND huyện L đã định tội danh chính xác đối với 2 bị cáo về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN theo khoản 1 Điều 203 BLHS năm 2015 với tình tiết: "...hóa đơn,
chứng từ đã ghi nội dung từ 10 sổ đến dưới 30 số... ”.
2.1.2.3. Định tội danh theo cấu thành tăng nặng của tội phạm
Cũng theo thống kê của TAND thành phố Hà Nội, trong giai đoạn từ năm 2017 đến hết tháng 6 năm 2021, TAND các cấp trên địa bàn đã xét xử, định tội danh đôi với 513 đôi tượng phạm tội in, phát hành, mua bán trái phép