Nguyên nhân của nhũng hạn chế

Một phần của tài liệu Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước trong luật hình sự việt nam (Trang 73 - 77)

Nguyên nhân của những tồn tại, những hạn chế trong việc áp dụng PLHS đối với tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian qua do:

Thứ nhất, một số quy định của PLHS về tội in, phát hành, mua bán trái

phép hỏa đơn, chứng từ thu nộp NSNN còn tồn tại hạn chế, vuớng mắc ảnh hưởng đến quá trình áp dụng trong thực tiễn.

Trong BLHS năm 2015 các quy định về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chửng từ thu nộp NSNN chưa đầy đủ và chặt chẽ. BLHS năm 2015 mới chỉ quy định về các hành vi in, phát hành, mua, bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN là các hành vi phạm tội. Tuy nhiên các quy định này chỉ phù hợp với đối tượng xâm phạm là hóa đơn, chứng từ bằng giấy. Việc chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp chuyển sang dùng hóa đơn điện tử, tiến tới là bắt buộc dùng hóa đơn, chứng từ điện tử khiến các quy định tại Điều 203 BLHS năm 2015 trở nên lạc hậu, lồi thời, không đáp ứng được nhu cầu đối mới đảm bảo công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm này

trong thời gian tới.

Việc quy định về các yếu tố định lượng tại Điều 203 BLHS năm 2015 còn chưa hợp lý. Việc quy định hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số bị xử lý hình sự theo khoản 1 Điều này cũng có nhiều bất cập, chưa hợp lý. 30 hóa đơn ghi số có thể thu lợi giá trị 5.000.000 đồng, mặt khác một hoá đơn ghi sổ cũng có thế giúp doanh nghiệp thu lợi bất chính 20.000.000 đồng. Trong trường hợp này, xét về mặt pháp lý, khi chủ thể thực hiện các hành vi in, phát hành, mua bán trái phép 30 hóa đơn ghi số đã bị xử

lý hình sự cịn 01 hóa đơn kia khơng đủ u tơ câu thành đê xử lý hình sự, trong khi thực tế 01 hóa đơn kia gây thiệt hại cho NSNN nhiều hơn.

Mặt khác, chế tài áp dụng đối với các đối tượng phạm tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN cịn q nhẹ so với lợi nhuận mà hành vi phạm tội này mang lại, khơng đủ tính răn đe đối với người phạm tội. Chưa kể đến việc nhiều đối tượng lách luật bằng cách thực hiện hành vi phạm tội nhưng chi dừng ở mức chưa bị xử lý hình sự và chỉ bị xử lý hành chính.

Ngồi ra, tại khoản 2 Điều 203 BLHS năm 2015 điểm đ quy định: “Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên” cịn điểm e quy định: “Gây thiệt hại cho NSNN 100.000.000 đồng trở lên”. Trên thực tế, hành vi phạm tội có thể gây thiệt hại cho NSNN hơn 100.000.000 đồng tuy nhiên doanh nghiệp thu lợi bất chính lại chỉ có 20.000.000 đồng vậy nên khi áp dụng các cơ quan có thẩm quyền sẽ gặp khó khăn trong việc lựa chọn tình tiết áp dụng, thiếu thống nhất và khơng công bằng đối với các bị cáo.

Thứ hai, do năng lực, trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân có thẩm

quyền cịn hạn chế, trình độ chun mơn và nghiệp vụ chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Các cá nhân có thẩm quyền tiến hành tố tụng còn thiếu kinh nghiệm và kiến thức giải quyết các vụ án liên quan đến TTQLKT nói chung và tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN nói riêng. Mặt khác, các cơ quan cấp trên chưa thường xuyên có các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời cho các cơ quan cấp dưới, giúp cơ quan

cấp dưới xử lý và giải quyết kịp thời các vụ án.

Bên cạnh đó, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chưa thường xuyên phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền khác như: cảnh sát kinh tế, đội quản lý thị trường, hải quan,... trong việc rà soát, thanh tra, kiếm tra hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn, chưa kịp thời phát hiện, ngăn chặn

các hành vi phạm tội liên quan đên in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN trên địa bàn.

Thứ ba, việc áp dụng pháp luật đối với chủ thể là pháp nhân thương

mại phạm tội cịn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc truy cứu TNHS đối với đối tượng này, đồng thời các cơ quan cấp trên không thường xuyên bồi dưỡng, hướng dẫn cán bộ cấp dưới xử lý, truy cứu TNHS đối với nhóm đối tượng này khiến việc áp dụng trọng thực tiễn còn nhiều vướng mắc, hạn chế. Các cơ quan, cá nhân có thấm quyền sợ áp dụng pháp luật sai quy định nên rất hạn chế truy cứu TNHS đối với pháp nhân thậm chí là khơng dám truy cứu TNHS đối với nhóm đối tượng này mà thường bóc tách vụ án để truy cứu TNHS đối

với cá nhân.

Thứ tư, ý thức chấp hành PLHS nói chung và quy định về tội in, phát

hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN nói riêng của một bộ phận người dân, các chủ doanh nghiệp còn yếu kém. Nhiều cá nhân vì lợi nhuận, vụ lợi cá nhân sẵn sàng thực hiện các hành vi vi phạm PLHS, vi phạm

quy định về TTQLKT, quy định in, phát hành, mua bán hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN.

TIÊU KÊT CHƯƠNG 2

Tại Chương 2 của luận văn, tác giả đã nghiên cứu làm rõ khái niệm định tội danh và thực tiễn định tội danh đối với tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN tại thành phố Hà Nội.

Đồng thời tác giả cũng nghiên cún khái quát lý luận về quyết định hình phạt và thực tiễn quyết định hình phạt đối với tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN tại thành phố Hà Nội.

Qua đó, tác giả đã đánh giá những kết quả đạt được của các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn. Ngoài ra, tác giả cũng đáng giá các hạn chế, vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật đặc biệt là hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt cùa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Từ đó tìm ra các nguyên nhân của những hạn chế thiếu sót đó làm căn cứ để tác giả đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đối với tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp NSNN tại Chương 3 của luận văn.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước trong luật hình sự việt nam (Trang 73 - 77)