Xây dựng kế hoạch dài hạn cho bồi dưỡng học sinh giỏi của Nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở liên việt, huyện xín mần, hà giang trong bối cảnh hiện nay (Trang 80 - 82)

2.2 .Tổ chức thực hiện khảo sát

3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường THCS

3.2.1. Xây dựng kế hoạch dài hạn cho bồi dưỡng học sinh giỏi của Nhà

trường

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Để Nhà trường có cách nhìn tổng thể, rõ ràng về hướng phát triển trong công tác bồi dưỡng HSG, giúp hiệu trưởng theo dõi và đưa ra những biện pháp quản lý phù hợp, hiệu quả chất lượng giáo dục, nhờ vậy chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi sẽ được nâng cao và được kiểm soát.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Việc phát hiện học sinh giỏi được triển khai hàng năm ở các nhà trường và thực hiện ngay ở đầu năm học. Nhà trường tổ chức khảo sát bằng nhiều hình thức khác nhau để lựa chọn đội tuyển. Từ đó tổ chức xây dựng kế hoạch bồi dưỡng để bồi dưỡng. Trong kế hoạch phải thể hiện rõ mục tiêu, chỉ tiêu, số lượng, thời gian, chương trình, cơ sở vật chất - thiết bị dạy học, nội dung bồi dưỡng, các lực lượng tham gia bồi dưỡng đội tuyển. Đồng thời đề ra chế độ bồi dưỡng cho GV và HS và các quy định về tổ chức thực hiện. Việc có kế hoạch, kiểm tra rồi đưa vào bồi dưỡng phải đảm bảo tính liên tục, tính hệ thống khi HS chuyển lớp, các GV khác được đảm nhiệm phải có hồ sơ bàn giao cụ thể và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng.

Quản lý chương trình, kế hoạch giảng dạy tức là đưa ra các biện pháp quản lý yêu cầu GV căn cứ vào kế hoạch đã đề ra để thực hiện. Đó là:

- Cơng tác phát hiện và lựa chọn cho các đội tuyển HSG. - Nội dung bồi dưỡng HSG.

- Chuẩn bị các điều kiện thiết yếu về đội ngũ, chương trình, học liệu, , thiết bị dạy học, CSVC.

3.2.1.3. Cách thức tiến hành biện pháp

Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch QL của đơn vị và triển khai để tổ chuyên môn nghiên cứu xây dựng kế hoạch tổ, trên cơ sở đó các GV xây dựng kế hoạch của mình và hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch cho bản thân. kế hoạch phải được công khai ngày từ đầu năm học, kế hoạch phải thể hiện rõ mục đích, mục tiêu, yêu cầu, nội dung, cách thức, phân công cụ thể, thời gian thực hiện, kết quả đạt được.

- Kế hoạch cho cả khoá học(dài hạn):

Xác định các mục tiêu, chỉ tiêu lớn để phấn đấu như: bao nhiêu HS đạt giải HSG cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia , GV phụ trách đội tuyển có bao nhiêu và đạt tiêu chuẩn gì. Nguồn lực nào chi cho việc bồi dưỡng HSG. Từng giai đoạn đạt được những thành tích gì…

Căn cứ vào Chiến lược phát triển của nhà trường. Bám sát thực tế đội ngũ HS, điều kiện về GV, trang thiết bị, ngân sách của nhà trường để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HSG cho cả khóa học.

- Kế hoạch cho từng năm học:

Căn cứ vào tình hình thưc tế HS, kế hoạch từng năm bao gồm các công việc cụ thể: Từ việc phát hiện HS có khả năng, việc lựa chọn, thành lập đội tuyển HSG cho đến lên thời khóa biểu ơn luyện, kiểm tra từng phần, từng giai đoạn, biểu dương những HS đạt thành tích cao trong học tập đồng thời loại ra những HS chưa thật sự giỏi về môn học đang được ôn. Kế hoạch từng năm học cần linh hoạt, phù hợp với diễn biến tình hình từng thời gian cụ thể.

Kế hoạch bồi dưỡng HSG ở từng năm học có khác nhau theo trình tự năm học, tùy theo chất lượng học sinh đầu vào và đội ngũ giáo viên hàng năm.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Phải có sự quan tâm chỉ đạo sát sao cụ thể của cấp ủy, BGH, sự nỗ lực đồng bộ của mỗi cá nhân trong quá trình thực hiện kế hoạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở liên việt, huyện xín mần, hà giang trong bối cảnh hiện nay (Trang 80 - 82)