2.2 .Tổ chức thực hiện khảo sát
3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường THCS
3.2.6. Cải tiến chế độ, chính sách thi đua khen thưởng và chính sách đãi ngộ
ngộ đối với GV có cơng trong BD HSG và HS có thành tích học tập tốt
3.2.6.1. Mục đích của biện pháp
Khen thưởng là biện pháp mà các nhà quản lý thường hay thực hiện nhằm mục đích đạt hiệu quả, hiệu suất công việc cao nhất, trong thời gian nhanh nhất, ít tốn kém kinh phí nhất. Đây là nhu cầu cần thiết của con người, là sự thể hiện bản thân và coi trọng danh dự đồng thời cũng là sự phấn đấu vươn lên của mỗi người. Trong lĩnh vực giáo dục cũng vậy, để thúc đẩy được phong trào thi đua dạy tốt, học tốt thì chế độ chính sách thi đua khen thưởng phải hết sức khách quan, công tâm, thỏa đáng, làm sao khen thưởng đúng người đúng việc.
3.2.6.2. Nội dung của biện pháp
Ban giám hiệu phải thấy được vai trị quan trọng của cơng tác thi đua - khen thưởng trong nhà trường từ đó thực hiện việc đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cán bộ GV, nhân viên, các bậc CMHS, các em HS nhận thức đúng đắn và thực hiện nghiêm túc các phong trào thi đua của nhà trường và các tổ chức đoàn thể.
Thi đua - khen thưởng phải kịp thời, tránh hình thức trong triển khai các phong trào thi đua, bình xét phải cơng bằng, khách quan, dựa trên những tiêu chí cụ thể, phù hợp.
Thi đua phải gắn liền với khen thưởng tạo thành động lực thúc đẩy phong trào. Các phong trào thi đua đều phải gắn với mục tiêu của nhà trường là nâng cao chất lượng đội ngũ GV, học tập và tu dưỡng của HS, xây dựng nề nếp, kỷ cương trong nhà trường.
3.2.6.3. Tổ chức thực hiện biện pháp
Công tác thi đua được tổ chức thành các đợt trong năm học, chủ đề thi đua gắn liền với các nội dung thi đua của ngành, chủ đề của năm học và phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường. Gắn các tiêu chí thi đua của từng đợt với thành tích cơng tác bồi dưỡng HSG đối với tổ chuyên môn, GV, các khối lớp HS.
Sau mỗi đợt thi đua, bộ phận chuyên môn của nhà trường cần tiến hành lựa chọn GV và HS đạt thành tích xuất sắc trong cơng tác dạy – học để đề nghị biểu dương, khen thưởng. Trong công tác thi đua, khen thưởng cần đề cao uy tín của những GV có HSG và coi đây là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá xếp loại cơng chức viên chức hàng năm, có ưu tiên đãi ngộ phù hợp như: dành phần thưởng cho GV đi tham quan, học tập thực tế, nâng bậc lương trước thời hạn,...
Hội đồng thi đua khen thưởng của nhà trường cần lựa chọn, đề xuất với Phòng GD&ĐT những GV, HS có thành tích xuất sắc để UBND huyện, Sở GD&ĐT, UBND tỉnh, Bộ GD&ĐT khen thưởng. Từ đó nhân rộng các điển hình tiên tiến.
UBND các cấp thực hiện các chính sách ưu tiên, đổi mới các hình thức khen thưởng nhằm tạo động lực đủ mạnh khích lệ đội ngũ GV giảng dạy phát huy năng lực, cống hiến cho sự nghiệp bồi dưỡng nhân tài.
Sở GD&ĐT tích cực tham mưu với UBND tỉnh để hồn thiện quy chế và các chế độ chính sách ưu tiên đối với GV bồi dưỡng được HSG ở các trường vùng đặc biệt khó khăn, trường vùng sâu vùng xa.
Nhà trường có sổ vàng truyền thống để ghi tên những HS đạt thành tích cao trong học tập, sổ vàng truyền thống được lưu giữ hàng năm. Đồng thời, xây dựng Website của nhà trường, thường xuyên cập nhật các hoạt động thi đua của nhà trường trong năm học, đăng tải những bài viết về GV và HS có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua, đặc biệt là HSG có hồn cảnh khó khăn.
Tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng thật sự trang trọng, tơn vinh GV, HS đạt thành tích xuất sắc trong các kì thi chọn HSG các cấp.
Đẩy mạnh cơng tác xã hội hố để gây quỹ: xây dựng quỹ khuyến học khuyến tài, quỹ thi đua - khen thưởng của Ban đại diện hội CMHS nhà trường và sử dụng quỹ cho việc khen thưởng GV, HS có thành tích xuất sắc trong các kì thi chọn HSG các cấp.
3.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Sự tham mưu của nhà trường đối với Phòng GD&ĐT, của Phòng GD&ĐT đối với UBND huyện để có cơ chế, hướng dẫn cụ thể.
- Nhà trường phải xây dựng được tiêu chí, các quy định về thi đua và khen thưởng rõ ràng, cụ thể.
- Sự quan tâm tạo điều kiện và quyết tâm của Hiệu trưởng, Ban giám hiệu về công tác kiểm tra, đánh giá, khen thưởng và kỷ luật.
- Ban giám hiệu, Hội đồng thi đua khen thưởng của nhà trường phải nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tác dụng, hiệu quả của công tác thi đua khen thưởng trong thực hiện nhiệm vụ GD được giao.
- Huy động được sự phối hợp, ủng hộ và vào cuộc của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường (như Cơng đồn, các tổ chun mơn, Đồn, Đội, Hội khuyến học, hội CMHS …) trong việc thực hiện công tác thi đua khen thưởng GV bồi dưỡng HSG và HSG các cấp.
- Kinh phí khen thưởng cần dồi dào, huy động bằng nhiều hình thức khác nhau và được sử dụng đúng mục đích. Có cơng khai minh bạch cụ thể.