2.2 .Tổ chức thực hiện khảo sát
3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường THCS
3.2.4. Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục khi tổ chức các hoạt động
động giáo dục của nhà trường, tạo sự đồng thuận trong các hoạt động
3.2.4.1. Mục đích của biện pháp
Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục khi tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường là rất cần thiết, từ đó tạo sự đồng thuận trong Ban giám hiệu, tổ chuyên, GV, nhân viên và cộng đồng xã hội tham gia vào quá trình giáo dục của nhà trường, trong đó có hoạt động bồi dưỡng HSG.
Huy động được các nguồn lực từ cộng đồng, sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng của việc bồi dưỡng HSG nói riêng như việc cụ thể hố mục tiêu giáo dục, cải tiến nội dung và phương pháp giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục, tăng cường những nguồn lực tạo những điều kiện tốt nhất để thực hiện mục tiêu chung.
Tăng cường phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi sẽ giúp cho các lực lượng giáo dục có những hiểu biết chung về việc bồi dưỡng HSG. Thấy được mục tiêu chung và các giải pháp để thực hiện kế hoạch bồi dưỡng HSG của nhà trường.
3.2.4.2. Nội dung của biện pháp
Các hoạt động phối hợp trong nhà trường bao gồm: sự phối hợp giữa các thành viên trong Ban giám hiệu, giữa Ban giám hiệu với các tổ chuyên môn, giữa Ban giám hiệu với các tổ chức đoàn thể, giữa các tổ chun mơn với nhau và giữa các tổ chức đồn thể trong nhà trường, giữa Ban giám hiệu với Ban đại diện cha mẹ HS, giữa nhà trường chính quyền địa phương
Trong chỉ đạo, điều hành công việc, lãnh đạo nhà trường và các tổ chuyên môn làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy tính sáng tạo, ý thức trách nhiệm của cán bộ, GV, nhân viên, đảm bảo giữ vững trật tự kỷ cương nhà trường và chế độ thủ trưởng.
Lãnh đạo nhà trường, cán bộ GV thuộc các tổ chuyên môn giải quyết công việc căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật, phải có kế hoạch, chương trình làm việc cụ thể.
Cán bộ GV trong nhà trường có tinh thần đồn kết nội bộ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể, các tổ chuyên môn và cán bộ GV trong công tác hàng ngày, thực hiện cơng tác cải cách hành chính khơng gây phiền hà cho phụ huynh và HS.
Nhà trường cùng với Ban đại diện CMHS làm việc theo nguyên tắc phối hợp, đồng thuận và với tinh thần xây dựng.
Các tổ chức xã hội phát huy vai trị của mình trong mối quan hệ mật thiết với nhà trường như Hội Khuyến học, hội CMHS … có những hoạt động thiết thực trong công tác bồi dưỡng HSG như: Hội khuyến học quan tâm tập trung tài trợ, có những phần thưởng thích đáng cho các GV giỏi, HSG, …
3.2.4.3. Cách thức tiến hành biện pháp
Các tổ chức kinh tế là những nhà tài trợ cho các hoạt động ngoại khóa về chun đề bộ mơn.
Các cơ quan ban ngành thuộc hệ thống quản lý nhà nước cần tăng cường phối hợp bằng nhiều hình thức liên kết, hợp đồng trách nhiệm.
Các tổ chức xã hội, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân, các cá nhân, các “mạnh thường quân”, … tài trợ và liên lạc thường xuyên. Ban liên lạc cựu HS của nhà trường nên thành lập, đây là một lực lượng hỗ trợ rất mạnh cho các hoạt động của nhà trường.
Phối hợp với chính quyền địa phương, với hội cha mẹ HS thường xuyên chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho GV để họ toàn tâm, toàn ý cho sự nghiệp giáo dục của nhà trường.
Thường xuyên phối hợp kịp thời với các tổ chức xã hội để động viên cổ vũ HS trong học tập bằng công bố đưa tin về kết quả học tập của HSG, trao thưởng, cấp học bổng … nhằm khuyến khích tài năng của HS.
Phối kết hợp chặt chẽ với các lực lượng xã hội để bảo vệ an ninh trường học..
Thực hiện xã hội hố giáo dục, tìm cách thu hút sự quan tâm của cấp uỷ Đảng và các cấp chính quyền, các đồn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế xã hội … để nhận được sự đóng góp trí tuệ, nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực cho nhà trường, góp phần phát triển giáo dục của nhà trường.
Tổ chức tốt các hoạt động của HS phục vụ hoạt động chính trị - xã hội của địa phương.
Tạo mối liên kết với các cơng ty, xí nghiệp, hợp tác xã, cơ quan nhà nước gắn xã.
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Cấp uỷ, chính quyền địa phương xây dựng được cơ chế, chính sách để triển khai và cụ thể hoá các chủ trương xã hội hoá giáo dục, đồng thời chỉ đạo, quản lý các hoạt động đó.
Tăng cường dân chủ hoá giáo dục, dân chủ hố nhà trường, tạo mơi trường thuận lợi cho hoạt động của nhà trường, đặc biệt là nhận thức được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng HSG, trên cơ sở đó có cơ chế, kế hoạch phối hợp để tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh.
Ban hành cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể và phổ biến quán triệt cụ thể đến các lực lượng liên quan.