Giáo dục hòa nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở các trường mầm non huyện hoài đức thành phố hà nội (Trang 31 - 33)

1.3. Quản lí hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật trong trường

1.3.2. Giáo dục hòa nhập

Giáo dục TKT thường có 3 hình thức: GD chun biệt, GD hội nhập và GDHN.

Trong thời điểm hiện tại, HN cho người KT, đặc biệt là công tác GDHN, đang thu hút sự quan tâm rộng rãi trên quy mơ tồn cầu. Để có thể hiểu rõ hơn về GDHN, xin được phân tích về các khái niệm “GD chuyên biệt”, “GD hội nhập”, “GDHN”.

1.3.2.1. Giáo dục chuyên biệt

Theo điều 2 luật người KT do quốc hội ban hành năm 2010 (số: 51/2010/QH12), “Giáo dục chuyên biệt là phương thức GD dành riêng cho

người KT trong cơ sở GD” [19].

Giáo dục chuyên biệt có những hạn chế nhất định, hạn chế trước hết là GD chuyên biệt lại tổ chức để trẻ học một mình hoặc cùng với nhóm bạn đồng tật. TKT học chuyên biệt bị hạn chế rất nhiều trong giao tiếp và tích luỹ kinh nghiệm xã hội, sau khi ra trường TKT sẽ rất khó khăn để hội nhập cuộc sống chung ngồi xã hội. Thực hiện mơ hình GD chuyên biệt không đáp ứng được cho phần lớn TKT được đến trường.

1.3.2.2. Giáo dục hội nhập

Theo điều 2 luật người KT do quốc hội ban hành năm 2010 (số: 51/2010/QH12), “Giáo dục hội nhập là phương thức GD kết hợp giữa GDHN

và GD chuyên biệt cho người KT trong cơ sở GD”[19]. Mục tiêu của giáo dục hội nhập:

+ Thực hiện các mục tiêu GD chuyên biệt TKT.

+ Tăng cường hoạt động chung, về cả nội dung và thời lượng, giữa TKT với trẻ" bình thường" và xã hội để trẻ có thể tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với khả năng một cách sớm nhất.

1.2.3.3. Giáo dục hòa nhập

Theo điều 2 luật người KT do quốc hội ban hành năm 2010 (số:

51/2010/QH12), “Giáo dục hòa nhập là phương thức GD chung người KT với

người không KT trong cơ sở giáo dục”[19].

+ Học sinh KT được học ở trường thuộc khu vực sinh sống

+ Học sinh KT, với tỷ lệ hợp lý, được bố trí vào lớp học phù hợp với lứa tuổi.

+ Cung cấp các dịch vụ và giúp đỡ học sinh ngay trong trường hoà nhập.

+ Mọi học sinh đều là thành viên của tập thể. Bạn bè cùng lứa tuổi giúp đỡ lẫn nhau.

+ Điều chỉnh chương trình phổ thông cho phù hợp với năng lực nhận thức của học sinh. Phương pháp dạy học đa dạng dựa vào điểm mạnh của học sinh. Học sinh với những khả năng khác nhau được học theo nhóm.

+ Chú trọng cả lĩnh hội tri thức và kỹ năng xã hội.

Như vậy, GDHN là phương thức GD trong đó TKT học cùng với các bạn cùng độ tuổi theo chương trình chung tại trường phổ thơng nơi trẻ sinh sống, trong GDHN TKT được hỗ trợ để phát triển và đáp ứng những nhu cầu phù hợp với đặc điểm cá nhân nhằm hoà nhập cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở các trường mầm non huyện hoài đức thành phố hà nội (Trang 31 - 33)