Thực trạng hoạt động giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tậtở các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở các trường mầm non huyện hoài đức thành phố hà nội (Trang 44)

trƣờng mầm non huyện Hoài Đức thành phố Hà Nội

2.1.1. Vài nét về đặc điểm giáo dục mầm non ở huyện Hoài Đức - Hà Nội

2.1.1.1. Các đặc điểm tự nhiên - xã hội huyện Hoài Đức - Hà Nội Đặc điểm tự nhiên:

Huyện Hồi Đức phía Bắc giáp huyện Đan Phượng, phía Nam giáp huyện Quốc Oai và quận Hà Đơng, phía Tây giáp huyện Quốc Oai và phía Đơng giáp Quận Bắc và Nam Từ Liêm. Địa hình của huyện nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng. Trong vùng có một số núi sót như núi Voi, vua Bà, núi Thầy, Hồng Xá (núi đá vơi). Trong huyện có sơng Tích và sơng Đáy chảy qua. Huyện có vùng là đồng bằng châu thổ, bằng phẳng, độ cao trung bình là 5m.

Hồi Đức có 20 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 1 thị trấn và 19 xã: Kim Chung, Đức Giang, Đức Thượng, Yên Sở, Lại Yên, Sơn Đồng, Minh Khai, An Khánh, An Thượng, La Phù, Đông La, Vân Côn, Vân Canh, Song Phương, Cát Quế, Di Trạch, Dương Liễu, Tiền Yên, Đắc Sở với nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Huyện cũng nổi tiếng với 54 làng cổ và 12 làng nghề truyền thống.

Hoài Đức thuộc tỉnh Hà Tây cũ, và sát nhập vào thành phố Hà Nội vào ngày 29 tháng 5 năm 2008, đây được coi là bước ngoặt tạo ra nhiều cơ hội mới cho vùng đất thuần nơng này. Với diện tích là 82,38 km², dân số 198.424 người với tổng số 48.776 hộ, 132 thơn, có thể thấy mật độ dân số của huyện khá cao, về mặt kinh tế là lợi thế về nguồn lao động.

+ Kinh tế

Hoài Đức là huyện nằm trong quy hoạch phát triển. Từ trước đến nay, huyện đã nổi danh với những làng nghề truyền thống đa dạng và phong phú như nghề tạc tượng ở Sơn Đồng, làm bánh kẹo, dệt len ở La Phù, nhiếp ảnh ở Kim Chung…Đây là điều kiện cơ bản để Hoài Đức phát triển mạnh công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

Trong những năm qua, ngành thương mại dịch vụ đã có mức tăng trưởng khá cao, đáp ứng nhu cầu về đầu ra, đầu vào của các ngành sản xuất công nghiệp - xây dựng cơ bản và nhu cầu của thị trường Hà Nội. Hàng năm, Hoài Đức cung cấp khoảng 10% nhu cầu về rau quả, các sản phẩm nông nghiệp đã qua chế biến cho Hà Nội.

Xác định rõ lợi thế và vị trí của mình nên trong thời gian tới, huyện Hoài Đức đặt ra nhiệm vụ trọng tâm là tập trung mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế, để từng bước đưa huyện trở thành một trung tâm kinh tế của Hà Nội.

+ Giáo dục

Huyện có mạng lưới quy mơ trường lớp liên tục được củng cố và phát triển. Cụ thể như sau:

- Các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn huyện: Trường đại học Thành Đô, Cao đẳng nghề Bách khoa, trung tâm giáo dục thường xuyên Hoài Đức, trung cấp nghề nhân lực Quốc Tế, trung cấp nghề Vân Canh, trung cấp Công nghệ Thành Đô.

- Huyện Hồi Đức có 4 trường trung học phổ thơng: Trường trung học phổ thơng Hồi Đức A; Trường trung học phổ thơng Hồi Đức B; Trường trung học phổ thông Vạn Xuân; Trường trung học phổ thơng dân lập Bình Minh

- Có 22 trường trung học cơ sở, 25 trường tiểu học, 30 trường MN cơng lập ngồi ra cịn có các trường tư thục và nhóm trẻ gia đình.

2.1.1.2. Tình hình phát triển giáo dục mầm non huyện Hồi Đức * Về đội ngũ

+ Đội ngũ cán bộ quản lí

Đội ngũ cán bộ QL của GDMN huyện Hồi Đức khơng ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng trong những năm qua. Họ thực sự là nòng cốt, trụ cột của GDMN ở cơ sở, là những người đã từng trải qua công tác nhiều năm, có bề dày kinh nghiệm trong nghề nghiệp, có trình độ sư phạm nhất định. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ QL GDMN huyện Hoài Đức trẻ, khoẻ, có phẩm chất chính trị tốt, hầu hết là Đảng viên.

Về cơ cấu: Nữ chiếm tỷ lệ 100%. Toàn huyện Hồi Đức có 30 Hiệu trưởng mầm non ở 21 xã, thị trấn. Các Hiệu trưởng đều là nữ và phải QL đội ngũ đa số cũng là nữ. Đây là điểm mạnh và cũng là điểm yếu trong cơng tác QL vì đặc điểm tâm lý và giới tính của nữ có nhiều khác biệt so với nam giới. Phụ nữ thường thích tỷ mỷ, chu đáo, tình cảm nhưng hay xúc động, mủi lịng, dễ cảm thơng nhưng thiếu quyết đốn và hay cả nể... Do đó, người cán bộ QL phải khéo léo, kiên nhẫn trong giải quyết các tình huống để tránh xảy ra sự mất đoàn kết nội bộ để xây dựng tập thể nhà trường ngày càng vững mạnh, hồn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc ni dạy trẻ.

Bảng 2.1: Thống kê tình hình đội ngũ cán bộ quản lí các trường mầm non tại các xã tên địa bàn huyện Hoài Đức (Số liệu tính đến tháng 5/2016)

TT Đơn vị Tổng số Trình độ đào tạo Trên Đại học % Đại học % Cao đẳng % Trung cấp % 1 An Khánh 9 1 11,1 9 100 0 0 0 0 2 Đức Thượng 3 1 33,3 3 100 0 0 0 0 3 Kim Chung 6 1 16,7 6 100 0 0 0 0 4 Cát Quế 6 1 16,7 6 100 0 0 0 0 5 An Thượng 6 0 0 6 100 0 0 0 0 6 Di Trạch 3 0 0 3 100 0 0 0 0 7 Đức Giang 6 1 16,7 6 100 0 0 0 0

8 Dương Liễu 3 0 0 3 100 0 0 0 0 9 La Phù 3 0 0 3 100 0 0 0 0 10 Minh Khai 3 1 33,3 3 100 0 0 0 0 11 Song Phương 6 0 0 6 100 0 0 0 0 12 Yên Sở 3 1 33,3 3 100 0 0 0 0 13 Vân Canh 3 0 0 3 100 0 0 0 0 14 Vân Côn 9 0 0 9 100 0 0 0 0 15 Lại Yên 3 0 0 3 100 0 0 0 0 16 Sơn Đồng 3 0 0 3 100 0 0 0 0 17 Tiền Yên 6 0 0 6 100 0 0 0 0 18 Đắc Sở 3 0 0 3 100 0 0 0 0 19 Đông La 3 0 0 3 100 0 0 0 0 20 Thị trấn Trạm trôi 3 1 33,3 3 100 0 0 0 0 21 Phòng giáo dục 3 3 100 3 100 0 0 0 0 Tỷ lệ 93 11 11,8 93 100 0 0 0 0

(Nguồn: Báo cáo thống kê - TổMầm non Phòng GD&ĐT huyện Hoài Đức 2015-2016)[21]

Qua khảo sát đội ngũ cán bộ QL cho thấy, trong số 93 cán bộ QL các trường mầm non trong huyện thì có 93/93 cán bộ QL (100%) có trình độ đại học, 100% các đồng chí là Đảng viên và đã tham gia lớp bồi dưỡng cán bộ QL. Đội ngũ cán bộ QL của GDMN có đủ về số lượng, có trình độ chun mơn khá cao (100% có trình độ đại học), có 11 đồng chí đạt trình độ trên đại học chiếm tỷ lệ 11,8%; đội ngũ này đã được lựa chọn sắp xếp lại, về cơ bản đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Đời sống tương đối ổn định, có 100% trong biên chế Nhà nước.

+ Đội ngũ giáo viên:

Đội ngũ giáo viên là lực lượng quan trọng, là nhân tố quyết định chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong các trường MN. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của GD huyện Hoài Đức, đội ngũ giáo viên MN không ngừng được nâng cao về chất lượng và số lượng.

Bảng 2.2: Thống kê tình hình đội ngũ giáo viên trong các trường mầm non huyện Hồi Đức (tính đến tháng 5/2016)

Tồn huyện

Tổng số

Trình độ đào tạo Xếp loại chuẩn nghề nghiệp GVMN

ĐH TC SX Khá TB Yếu

T5/2016 1.689 1.304 385 0 1.362 324 3 0 Tỷ lệ 100 77,21 22,79 0 80,65 19,18 0,17 0

(Nguồn: Báo cáo thống kê - TổMầm non Phịng GD&ĐT huyện Hồi Đức 2015-2016)[21]

Qua bảng 2.5 cho thấy, đội ngũ giáo viên MN huyện Hoài Đức tương đối ổn định, đồng đều về cơ cấu. 100% giáo viên có trình độ trên chuẩn, trong đó 77,21% giáo viên có trình độ đại học; 22,70% trình độ cao đẳng và khơng có giáo viên nào ở trình độ trung cấp. Đây là con số thống kê khá ấn tượng trong những năm tới huyện có chính sách để cho giáo viên tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn. Kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên MN của Bộ Giáo dục và Đào tạo có 80,65% giáo viên xếp loại xuất sắc; 19,18% xếp loại khá; chỉ có 0,17% giáo viên xếp loại trung bình và khơng có giáo viên nào xếp loại yếu. Đa số giáo viên xếp ở loại trung bình là giáo viên trẻ mới ra nghề nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, và bộc lộ những điểm yếu như: năng lực chuyên môn, ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ năng tổ chức hoạt động, kỹ năng giao tiếp ứng xử, tiếp cận đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng các trang thiết bị dạy học...Đây là vấn đề đặt ra trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên MN cho huyện Hoài Đức trong thời gian tới.

* Về cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học

Sau nhiều năm đổi mới, cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học của các trường MN huyện Hồi Đức có nhiều chuyển biến lớn, được sự quan tâm của lãnh đạo Huyện uỷ và UBND huyện Hoài Đức, nhiều trường MN đã được xây mới, cơ sở vật chất được cải tạo nâng cấp khang trang hơn, được đầu tư trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN đặc biệt là các trường MN đạt chuẩn quốc gia.

Bảng 2.3: Thống kê cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi tại các trường mầm non huyện Hồi Đức (tính đến tháng 5/2016)

Số trường Số phòng học Đủ đồ dùng đồ chơi theo TT 02/BGD&ĐT Trường có đủ phịng chức năng Thiết bị Máy tính Máy chiếu Đàn Organ Tivi đầu video Trường kết nối mạng Internet 30 780 765 8 756 30 296 754 30

(Nguồn: Báo cáo thống kê - TổMầm non Phịng GD&ĐT huyện Hồi Đức 2015-2016)[21]

Qua thống kê cho thấy các trường MN trên địa bàn huyện Hoài Đức đã tập trung mua sắm trang thiết bị, phương tiện dạy học cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy học và đổi mới phương pháp trong QL và dạy học. Tuy nhiên, một số trang thiết bị đã lỗi thời không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, chưa được bổ sung mua mới nên chưa đảm bảo tốt các điều kiện dạy học.

* Về tình hình phát triển

- Tổ chức thực hiện đảm bảo tiến độ chương trình, tích cực thực hiện giải pháp nâng cao ý thức của giáo viên trong chăm sóc GD trẻ: đảm bảo an tồn, chất lượng bữa ăn, tổ chức trồng rau xanh phục vụ bữa ăn hàng ngày của trẻ, tổ chức nhiều hoạt động giáo dục mang tính sáng tạo phát huy tối đa khả năng của trẻ, luôn đảm bảo trẻ được học tập và vui chơi theo phương châm: “Học mà chơi, chơi mà học”...

- Tổ chức nhiều hội thi giáo viên, nhân viên giỏi cấp Huyện và cử đại diện tham dự các cuộc thi do Thành Phố tổ chức đạt được nhiều thành công. Hàng năm, tổ chức thi làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ.

- Chất lượng chăm sóc GD trẻ các lĩnh vực đều đạt từ trên 95%; 100% trẻ được theo dõi và đánh giá theo biểu đồ tăng trưởng. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng béo phì giảm so với các năm học trước. Cụ thể số trẻ suy dinh dưỡng giảm 1,23%; số trẻ béo phì giảm 0,89% so với năm học 2014 - 2015.

- Ứng dụng mơ hình Montessori tại một số trường điểm trong huyện và bước đầu gặt hái những thành công.

- Bên cạnh những thành cơng đó cịn có những hạn chế cần khắc phục như: Chất lượng chăm sóc GD của các trường trong huyện chưa đồng đều, các trường ở vùng sâu xa thiếu thốn cơ sở vật chất, hồn cảnh gia đình phụ huynh cịn nhiều khó khăn, phong tục, tập quán của từng địa phương cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng GD trẻ MN. Giáo viên MN phải kiêm nhiệm nhiều công việc, một số giáo viên trẻ còn hạn chế về kinh nghiệm đứng lớp.

2.1.2. Thực trạng hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở các trường mầm non huyện Hoài Đức

Trong thời gian qua với sự quan tâm giúp đỡ của Thành phố dành cho TKT, huyện Hoài Đức cũng rất chú trọng đến công tác này, cụ thể đã có các trung tâm, các hội dành cho TKT được ra đời và đi vào hoạt động có hiệu quả như: Trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật huyện Hoài Đức, Hội người KT huyện Hoài Đức, Câu lạc bộ thanh thiếu niên KT, Câu lạc bộ nhiếp ảnh của người KT... Trong một thời gian dài, việc GDHN cho TKT mới chỉ mang tính nhân đạo. Đến năm học 1996-1997, Vụ GDMN mới có hướng dẫn về thu nhận TKT đến trường MN trong điều kiện cho phép. Ngay lập tức các trường MN trên địa bàn huyện Hồi Đức đã đi vào triển khai cơng tác GDHN cho TKT và đã thu được những kết quả đáng trân trọng, góp phần phá vỡ rào cản, tạo điều kiện cho một bộ phận TKT trên địa bàn được học HN để đảm bảo sự phát triển. Đồng thời tạo được niềm tin của cha mẹ TKT và xã hội về năng lực và chất lượng chuyên môn GDHN tại các trường MN. Tuyên truyền vận động phụ huynh có con bị KT nhận thức được những lợi ích từ cơng tác can thiệp sớm cho TKT. Các trường cũng đã có những nhận thức tốt hơn về GDHN, khơng dồn các em KT vào một lớp mà mỗi lớp chỉ nhận tối đa là 2 TKT ở mức độ nhẹ và vừa để trẻ có thể phục hồi chức năng và tham gia HN vào các hoạt động của lớp. Với những TKT nặng mà nhà trường chưa đủ điều kiện để nhận vào lớp, nhà trường hướng dẫn cha mẹ trẻ về kiến thức nuôi dạy con với từng loại tật nói riêng, đồng

thời liên hệ với Uỷ ban DS-GĐ-TE và các cơ sở y tế để có sự hỗ trợ, giúp đỡ chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình.

Theo số liệu báo cáo của huyện tính đến tháng 6/2016 có: tổng số TKT mầm non trên địa bàn huyện Hoài Đức là 189 trẻ, trong đó có 44 trẻ khiếm thính, 78 trẻ chậm phát triển trí tuệ, 26 trẻ khiếm thị và 41 trẻ mắc các tật khác.

Có 121 TKT đang theo học HN tại các trường MN, trong đó có 18 trẻ khiếm thính, 69 trẻ chậm phát triển trí tuệ, 14 trẻ khiếm thị và 20 trẻ mắc các tật khác.

Số TKT hiện đang ở nhà hoặc được hưởng sự chăm sóc của các tổ chức tư nhân, từ thiện là 68 trẻ (trong đó có 26 trẻ khiếm thính, 9 trẻ chậm phát triển trí tuệ, 12 trẻ khiếm thị, 21 trẻ mắc các tật khác) [21].

Bảng 2.4: Tình hình chăm sóc giáo dục trẻ KT mầm non năm học 2015-2016 Loại tật Loại hình GD Khiếm thính CPTTT Khiếm thị Tật khác Tổng số Tổng số trẻ khuyết tật chung

trên địa bàn huyện Hoài Đức 44 78 26 41 189

Số trẻ học lớp hoà nhập 18 69 14 20 121

Số trẻ học trong các cơ sở tư

nhân, tổ chức khác và ở nhà 26 9 12 21 68

(Nguồn: Báo cáo thống kê - TổMầm non Phịng GD&ĐT huyện Hồi Đức 2015-2016)[21] Qua bảng 2.4 ta thấy, trong số TKT thì trẻ có tật chậm phát triển trí tuệ chiếm tỷ lệ nhiều hơn cả (57,02%). Số TKT đi học HN chiếm tỷ lệ 64,02% trên tổng số TKT. Đây là con số đáng mừng vì gia đình TKT đã nhận thức được lợi ích của việc cho con em KT theo học HN tại các trường trên địa bàn. Song vẫn còn 35,98% TKT chưa đến lớp, cần tìm hiểu nguyên nhân và có những biện pháp vận động, hỗ trợ kịp thời cho các em trong thời gian tới.

Bảng 2.5: Thống kê số liệu TKT MN năm học 2015 - 2016 ở huyện Hoài Đức TT Đơn vị Số lƣợng trẻ Số trẻ khuyết tật

Giáo dục hoà nhập khuyết tật Số trẻ MN TS trẻ KT Số trẻ đi học Số lớp Số HS Số GV 1 10 -10 500 6 4 3 4 5 2 An Khánh A 567 4 2 1 2 3 3 An Khánh B 284 4 3 5 3 10 4 An Khánh C 375 7 5 4 5 9 5 Cát Quế A 460 8 7 3 7 7 6 Cát Quế B 254 9 3 2 3 6 7 Di Trạch 578 5 4 2 4 6 8 Đức Giang A 287 6 5 4 5 8 9 Đức Giang B 343 5 5 2 5 6 10 Dương Liễu 885 8 6 2 6 6 11 La Phù 612 11 7 3 7 7 12 Minh Khai 783 4 4 3 4 9 13 Song Phương A 169 5 3 2 3 6

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở các trường mầm non huyện hoài đức thành phố hà nội (Trang 44)