.Nguyên tắc đảm bảo tính pháp chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở các trường mầm non huyện hoài đức thành phố hà nội (Trang 75 - 80)

Các biện pháp đề xuất phải căn cứ vào đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, căn cứ vào kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội nói chung và của nghành GD&ĐT nói riêng trên địa bàn.

Khi đề xuất các biện pháp cần nhận thức đúng đắn và sâu sắc các quan điểm, chủ chương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về sự nghiệp GD&ĐT nói chung và công tác GDHN cho TKT mầm non nói riêng. Đồng thời, cần phải căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Nguyên tắc này đòi hỏi việc đề xuất các biện pháp phải xuất phát trên cơ sở tổng kết từ thực tiễn QL để đề xuất. Cần phải có sự phát hiện nhanh nhạy các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực tiễn QL hoạt động GDHN cho TKT của cán bộ QL trường MN từ đó có sự điều chỉnh và đổi mới để có được các biện pháp QL phù hợp.

Trên thực tế, các trường MN trên địa bàn huyện Hồi Đức lại có những đặc điểm khác nhau về số lượng, chất lượng học sinh, điều kiện cơ sở vật chất, và các điều kiện khác phục vụ cho hoạt động GDHN cho TKT. Vì vậy, các biện pháp được đề xuất phải đảm bảo tính thực tiễn, linh hoạt:

+ Đáp ứng yêu cầu thực tiễn: thực hiện có hiệu quả hoạt động GDHN cho TKT ở các trường MN.

+ Áp dụng được vào thực tiễn của mỗi nhà trường một cách hiệu quả.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, kế thừa, khả thi của các biện pháp

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp QL phải thống nhất với nhau, hỗ trợ bổ sung cho nhau, phát huy được sức mạnh tổng hợp của các biện pháp. Tính đồng bộ của các biện pháp cũng u cầu tính tồn diện trong thực hiện GDHN.

Tuỳ theo các điều kiện hồn cảnh cụ thể mà thực hiện GDHN có thể lựa chọn ưu tiên một biện pháp GD, một hoạt động GD nào đó song khơng thể tách rời những mặt, hoạt động GD này. Nguyên tắc này cũng yêu cầu gắn chặt các hình thức tổ chức, phương pháp GD, phương tiện GD để hỗ trợ cho nhau nhằm phát huy mặt tích cực của chúng. Các biện pháp được tiến hành đồng bộ, hệ thống sẽ hỗ trợ, bổ sung, cộng hưởng lẫn nhau, tăng sức mạnh của từng biện pháp, giúp việc thực hiện GDHN có hiệu quả hơn.

3.2. Một số biện pháp quản lí giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật ở các trƣờng mầm non huyện Hoài Đức Thành phố Hà Nội.

3.2.1. Chỉ đạo thực hiện các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật cho cộng đồng và nhà trường giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật cho cộng đồng và nhà trường

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhận thức có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhận thức là kim chỉ nam cho hành động, soi đường cho hành động, nhận thức đúng thì hoạt động mới đúng và hiệu quả. Ý nghĩa của vấn đề nhận thức càng trở nên quan trọng trong thực hiện GDHN vì đây là cơng việc thực hiện liên quan đến nhiều người, địi hỏi sự kiên trì nỗ lực và sự thiếu thốn về các điều kiện hỗ trợ, thực hiện chủ yếu bằng sự tự giác, tinh thần tương thân tương ái, nhân đạo. Do vậy, cần làm cho mọi người nhận thức đúng về nhu cầu và khả năng của TKT, TKT cần được cộng đồng chấp nhận, có tâm lý tự tin vào khả năng của mình và cần điều kiện để rèn luyện cũng như có cơ hội thể hiện bản thân.

Để nâng cao nhận thức về GDHN cho TKT nhà lãnh đạo cần chỉ đạo điều phối để tập thể sư phạm hoạt động theo kế hoạch, theo sự phân công

của tổ chức nhằm tuyên truyền các nội dung về GHDN cho TKT ở trường MN.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

- Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên thực hiện tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng và nhà trường về :

+ Tầm quan trọng của hoạt động GDHN cho TKT ở các trường MN. + Tầm quan trọng, quyền lợi, khả năng, nhu cầu của TKT.

+ Kiến thức, kỹ năng chăm sóc giáo dục và tạo môi trường hoạt động thuận lợi cho TKT tham gia hoạt động GDHN ở các trường MN.

- Hiệu trưởng chỉ đạo quán triệt các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về GDHN cho TKT.

3.2.1.3. Tổ chức thực hiện

- Tập huấn cho giáo viên nắm vững kiến thức, nội dung cần tuyên truyền để nâng cao chất lượng hoạt động GDHN cho TKT ở trường MN.

- Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết, sưu tầm và biên soạn tài liệu về TKT, GDHN cho TKT, kiến thức kĩ năng chăm sóc GD TKT... thực hiện công tác tuyên truyền GD từ cấp huyện, xã, thơn, xóm, nhà trường, và người dân. Kế hoạch này cần đảm bảo cả tính khả thi và tính liên tục thường xuyên, nhưng cũng chú ý tập trung vào những thời điểm quan trọng cho việc thực hiện GDHN như: chuẩn bị vào khai giảng năm học, kết thúc năm học, các ngày lễ tết, các buổi họp phụ huynh ... Cần làm cho mọi người thấu hiểu GDHN có ý nghĩa vơ cùng to lớn đối với TKT và là trách nhiệm chung của toàn xã hội.

- Hiệu trưởng cần rà soát lại các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về người KT nói chung như: Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (1992); Luật phổ cập giáo dục mầm non (2010); Luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em (1991); Pháp lệnh về người tàn tật (1998); Luật giáo dục (2005) và Quyết định về việc bàn hành Quy định về GDHN của Bộ GD&ĐT (2006)...

- Chỉ đạo giáo viên biết lựa chọn các hình thức phương pháp tuyên truyền GD linh hoạt và phong phú, trong đó đặc biệt chú ý đến việc sử dụng hệ thống truyền thanh truyền hình được xây dựng và đồng bộ rộng khắp từ huyện đến xã, thơn, xóm và gia đình. Tun truyền, giáo dục về GDHN tranh thủ và lồng ghép trong nội dung cuộc họp, hội nghị của các cấp, các ban ngành đoàn thể đặc biệt là trong cuộc họp, hội nghị của Mặt trận Tổ quốc, Phụ nữ, Đoàn thanh niên và Uỷ ban dân số gia đình - trẻ em... Bằng cả cách “ truyền khẩu” gặp những người trực tiếp liên quan và thực hiện như gia đình, họ hàng và trẻ KT, nhóm hỗ trợ cộng đồng... để trao đổi, trò chuyện chia sẻ.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

Để thực hiện được biện pháp này, địi hỏi phải có sự tích cực chủ động, tự giác từ phía cán bộ QL và giáo viên MN. Người QL cần chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch cụ thể về nội dung, địa điểm, đối tượng, về số lượng và số lần, phương tiện...tổ chức tuyên truyền.

3.2.2. Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật trong trường mầm non trong trường mầm non

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Bên cạnh kế hoạch GD chung trong trường MN cần xây dựng kế hoạch GD cá nhân riêng cho TKT đây là một trong những biện pháp GD đặc thù , cần thiết cho mỗi trẻ KT, nhằm đáp ứng nhu cầu và khả năng riêng của từng trẻ.

Vì vậy mục tiêu của biện pháp là xác lập được công cụ giúp cho Ban giám hiệu nhà trường QL được những hoạt động đã và đang diễn ra đối với giáo viên và trẻ, là cơ sở quan trọng cho việc kiểm tra đánh giá hiệu quả của quá trình. Bên cạnh kế hoạch GD chung trong trường MN cần xây dựng kế hoạch GD cá nhân riêng cho TKT và xác định những sự hỗ trợ cần thiết cho hoạt động này.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

- Mỗi đứa trẻ là một cá nhân riêng, chúng có điều kiện, đặc điểm tâm sinh lý và mức độ tật, điểm mạnh và những nhu cầu riêng do đó nhóm chuyên gia, cán bộ QL và giáo viên cần phải thiết lập kế hoạch GD cá nhân một cách linh hoạt nhằm phát huy tối đa khả năng của trẻ.

- Các thành phần của một kế hoạch GD cá nhân + Mức độ chức năng hiện tại:

Một kế hoạch GD cá nhân cần bao hàm những thông tin về mức độ phát triển và các kỹ năng hiện tại ở trẻ, ngồi ra nó cịn thể hiện điểm mạnh, điểm yếu và nhu cầu của trẻ.

+ Mục tiêu năm học (dài hạn): Dự tính về những gì một đứa trẻ nên hồn thành trong một năm học.

Khi lựa chọn mục tiêu cho kế hoạch GD cá nhân, nhà chuyên môn thường chú ý tới các khía cạnh như: những kỹ năng và hoạt động nào là cần thiết để trẻ có thể thực hiện tốt chức năng trong các mơi trường khác nhau; những kỹ năng hiện tại của trẻ; những ưu tiên và sở thích của trẻ.

+ Mục tiêu ngắn hạn (tháng, ngày): thể hiện các bước cần thực hiện nhằm đạt được mục tiêu năm.

Một mục tiêu năm hoặc mục tiêu ngắn hạn được mô tả kỹ bao gồm 3 phần: Mơ tả hành vi dự tính của trẻ, điều mà trẻ phải làm; liệt kê các điều kiện để cho hành vi có thể xảy ra; đưa ra những tiêu chí để việc biểu hiện hành vi được coi là chấp nhận.

+ Ngày bắt đầu và thời gian thực hiện:

Mỗi kế hoạch GD cá nhân phải chỉ rõ ngày bắt đầu chương trình và ngày đánh giá, đồng thời cũng phải đưa ra thời gian cụ thể mà các dịch vụ đặc biệt sẽ bắt đầu và thời hạn thực hiện các dịch vụ này.

+ Các dịch vụ cần thiết:

Kế hoạch GD cá nhân bao giờ cũng có thơng tin về các dịch vụ đặc biệt mà đứa trẻ cần, nghĩa là một văn bản về tất cả những hướng dẫn sư phạm đặc

biệt cần cung cấp và bất kỳ dịch vụ nào cần thiết để đảm bảo sự thành công cho việc hướng dẫn và dạy trẻ.

+ Kế hoạch đánh giá:

Khi một kế hoạch GD cá nhân được xây dựng, cần xác định rõ cách thức để đánh giá sự tiến bộ của trẻ trong việc thực hiện mục tiêu dài hạn và ngắn hạn. Đối với mỗi mục tiêu, một nhóm chuyên gia sẽ chỉ rõ tiêu chí để đánh giá xem trẻ có hồn thành mục tiêu hay không, đồng thời quyết định những thủ tục được sử dụng để đo mức độ hoàn thành mục tiêu.

+ Trách nhiệm:

Xây dựng Kế hoạch GD cá nhân không phải là một hoạt động riêng lẻ của nhà trường và các nhà trị liệu mà còn là sự cộng tác chặt chẽ giữa cha mẹ trẻ và các nhà chuyên môn. Tất cả phải cùng nhau quyết định các mục tiêu giáo dục cần theo đuổi của trẻ. Sự nhất trí về nội dung kế hoạch GD cá nhân của tất cả những người tham gia vào việc xây dựng kế hoạch này được thể hiện bằng chữ ký của họ. Giáo viên làm việc với TKT có trách nhiệm chính trong các hoạt động theo định hướng của kế hoạch GD cá nhân. Điều này khơng có nghĩa là giáo viên phải thực hiện tất cả các hoạt động một mình mà họ là người huy động sự hỗ trợ từ phía nhà trường, các nhà trị liệu và cha mẹ của trẻ.

3.2.2.3. Tổ chức thực hiện

Kế hoạch GD cá nhân là một phương tiện trợ giúp cho việc lên kế hoạch giảng dạy của giáo viên. Phương pháp sư phạm này được đặc trưng bởi một quá trình liên tục. Tồn bộ q trình này được thực hiện trong mơ hình dưới đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở các trường mầm non huyện hoài đức thành phố hà nội (Trang 75 - 80)