Hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật trong trường mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở các trường mầm non huyện hoài đức thành phố hà nội (Trang 33 - 44)

1.3. Quản lí hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật trong trường

1.3.3. Hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật trong trường mầm non

mầm non

Tại điều 24 khoản 4, Điều lệ trường MN (Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GD và Đào tạo) có ghi rõ như sau: “Hoạt động GDHN TKT trong nhà trường,

nhà trẻ tuân theo Quy định về GD trẻ em tàn tật, KT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành”[4] .

1.3.3.1. Hoạt động GDHN cho TKT trong trường MN nhằm:

+ Tạo ra được môi trường sống, học tập HN tốt nhất cho TKT MN, tạo điều kiện thuận lợi cho TKT được tham gia học cùng trẻ bình thường ở các trường, lớp MN.

+ GDHN là cơ hội để trẻ bình thường và TKT hiểu đúng giá trị của nhau, xóa bỏ sự cách biệt mặc cảm, xa lánh để trẻ có trách nhiệm với nhau hơn.

+ Thông qua lớp học HN giúp cho mọi trẻ, trong đó kể cả trẻ MN bình thường và TKT được phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách và chuẩn bị cho trẻ vào lớp một.

+ GDHN trẻ MN cịn đóng vai trị giúp TKT được can thiệp sớm và hỗ trợ gia đình TKT trong cơng tác can thiệp sớm.

- Do đó TKT theo học tại trường MN được tham gia vào các hoạt động GD chung như bất kỳ một trẻ bình thường và được hưởng những quyền lợi sau:

+ Tất cả mọi trẻ đều được chăm sóc và học tập để đạt được mục tiêu GD chung.

+ TKT được giáo viên chăm sóc tận tình trong học tập và sinh hoạt, được trẻ trong lớp cảm thông, giúp đỡ.

+ Trẻ được sống và học tập cùng nhau, mọi trẻ đều được học tập để đạt được mục tiêu GD chung. TKT được tôn trọng, được chú ý những điểm mạnh, được tham gia các hoạt động của lớp và được động viên, khuyến khích kịp thời.

+ TKT mầm non được cung cấp các dịch vụ học tập, chăm sóc, ni dưỡng phù hợp.

1.3.3.2. Trách nhiệm của trường mầm non trong tổ chức hoạt động giáo dục hịa nhập trẻ khuyết tật:

+ Trường có trách nhiệm tiếp nhận, sắp xếp TKT vào lớp học phù hợp. + Lớp học có tỉ lệ học sinh hợp lý, không quá đông, mỗi lớp chỉ nên xếp từ 1-2 TKT học HN. Khi lớp nhận 1-2 TKT, sĩ số lớp cần được giảm 3-5 trẻ để giáo viên có điều kiện giảng dạy và chăm sóc trẻ.

+ Nhà trường có trách nhiệm tổ chức nhóm chun mơn hỗ trợ giáo viên dạy lớp HN trong cơng tác tìm hiểu, xây dựng và thực hiện kế hoạch GD cá nhân cho TKT.

+ Nhà trường có sổ danh bạ theo dõi học sinh chung của trường theo các lớp và học sinh KT theo đúng yêu cầu (số thứ tự, tên trẻ, ngày tháng năm

sinh, dân tộc, tôn giáo, tên cha mẹ nghề nghiệp, địa chỉ khi cần báo tin, giáo viên phụ trách lớp…).

+ Nhà trường cần bố trí đồ dùng trang thiết bị phù hợp hỗ trợ trong GDHN cho TKT và đề xuất tăng cường sự hỗ trợ của gia đình và xã hội về điều kiện cơ sở vật chất, đồ dùng học tập cho TKT.

1.3.4. Quản lí hoạt động giáo dục hịa nhập cho trẻ khuyết tật trong trường mầm non

1.3.4.1. Sự cần thiết của quản lí hoạt động hịa nhập cho trẻ khuyết tật

Trẻ em KT chịu nhiều thiệt thòi khi phải đối mặt với sự phân biệt, đối xử ngay trong gia đình, xã hội và cộng đồng. Vì vậy, GDHN được coi là xu hướng chung của phần lớn các nước trên thế giới và trong đó có Việt Nam. TKT được hưởng quyền học tập bình đẳng như những học sinh khác và cùng học với trẻ em bình thường trong trường phổ thơng ngay tại nơi trẻ sinh sống - đây cũng là cơ hội để mọi trẻ em KT được tiếp cận GD một cách bình đẳng và có chất lượng. Trên thực tế, người KT hồn tồn có khả năng tận hưởng một cuộc sống tự lập và tự trọng dựa trên nhân quyền. Người KTcó thể đi làm và cống hiến cho nền kinh tế không kém ai khác. Trẻ em KT có khả năng đi học và vui đùa với những đứa trẻ “bình thường”. Thực ra, những khiếm khuyết về thể chất chỉ càng làm các em quyết tâm thành đạt và chứng minh với người ta rằng trẻ em KT hồn tồn có thể học giỏi bằng hoặc hơn các trẻ em khác. Nếu chúng ta phớt lờ tiềm năng ấy, chúng ta sẽ chỉ đẩy các em tới một cuộc đời nghèo khó và cơ đơn, và tồn thể cộng đồng cũng đã mất đi một lực lượng lao động đáng quý. Các quyền lợi của trẻ em KT cần được bảo vệ bằng cách xây dựng một xã hội HN, không rào cản cho tất cả mọi người, dù có hay khơng có KT.

1.3.4.2. Quản lí hoạt động hịa nhập cho trẻ khuyết tật trong trường mầm non

Do đặc điểm, bản chất của GDHN là được tiến hành và thực hiện ngay trong lớp học, trong trường MN và theo chương trình GDMN hiện hành nên

QL hoạt động GDHN cho TKT thực chất là thực hiện bản chất và chức năng quá trình QL hoạt động GD nói chung, QL nhà trường MN nói riêng.

Nội dung và mối liên hệ cơ bản được mô tả qua sơ đồ sau đây:

Sơ đồ 1.1: Quy trình quản lí hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật

+ Lập kế hoạch thực hiện giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết trong trường mầm non

Kế hoạch GDHN cho TKT trong trường MN phụ thuộc vào kế hoạch GD chung của trường, lấy kế hoạch GD chung làm căn cứ để lồng ghép GDHN cho TKT.

Lập kế hoạch chăm sóc GD trẻ trong trường MN nhằm: Cụ thể hóa nội dung, các hoạt động GD phù hợp với đặc điểm của trẻ trong trường MN, phù hợp với học sinh KT đang theo học tại trường, phù hợp với điều kiện vật chất của trường, lớp, điều kiện môi trường tự nhiên và văn hóa của địa phương, của dân tộc.

- Thực hiện theo sự chỉ đạo của Sở giáo dục Hà Nội tháng 6/2016 về việc xây dựng kế hoạch GD trong các cơ sở GDMN thì các loại kế hoạch thực hiện chương trình GDMN chia ngắn gọn, khoa học hơn bao gồm: kế hoạch GD năm học, kế hoạch GD tháng, kế hoạch GD ngày

Lập kế hoạch

Chỉ đạo thực hiện Tổ chức thực hiện

- Trong kế hoạch GDHN toàn diện cần chú ý đến hai nội dung sau: Xác định và nhận dạng TKT, xây dựng mục tiêu GDHN

- Ngoài ra kế hoạch GDHN cần thể hiện được những nội dung cơ bản sau: Những căn cứ để xây dựng kế hoạch: Chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế của Bộ GD&ĐT, văn bản chỉ đạo của các cấp ... có liên quan đến GDHN

Đặc điểm tình hình:

Những thuận lợi, khó khăn (về mơi trường giáo dục, nhận thức, cơ sở vật chất, đội ngũ...) cho việc thực hiện GDHN.

Tình hình thực tế của nhà trường về GDHN: Số lượng TKT (từ 24 tháng tuổi - 5 tuổi) trên địa bàn quản lý: tổng số, chưa ra lớp theo từng loại tật, mức độ tật...; Đội ngũ giáo viên: Số lượng giáo viên tham gia dạy HN, số đã qua đào tạo, tập huấn về GDHN... ; Tình hình cơ sở vật chất phục vụ cho GDHN.

Thực hiện nhiệm vụ GDHN (chỉ tiêu và giải pháp): Huy động, duy trì TKT ra lớp học HN trong năm học; Chất lượng GDHN: HN, ngôn ngữ, tư duy...; Giáo viên, học sinh có thành tích về GDHN.

Hoạt động các đồn thể trong nhà trường hỗ trợ cho GDHN (Chi bộ, Cơng đồn, Đồn thanh niên, Công tác Đội - Sao nhi đồng): nội dung, biện pháp, kế hoạch thực hiện.

Công tác xã hội hoá GD về GDHN (nội dung, biện pháp, kế hoạch thực hiện): tham mưu cho chính quyền địa phương; hoạt động của Ban điều hành, Hội phụ huynh, nhóm hỗ trợ cộng đồng.

Công tác thanh tra, kiểm tra về GDHN: Nội dung, biện pháp, kế hoạch thực hiện.

Kế hoạch cụ thể (năm, tháng, ngày): những công tác trọng tâm, nơi và người thực hiện, kết quả - tồn tại và điều chỉnh.

Việc xây dựng kế hoạch GD tồn diện là cơng việc quan trọng nhất của mỗi nhà trường, đặc biệt là kế hoạch thực hiện GDHN một cơng việc,

lĩnh vực cịn mới. Thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch sẽ đảm bảo mọi hoạt động của nhà trường nói chung, cơng tác GDHN nói riêng diễn ra trong năm học một cách thuận lợi và đạt được mục tiêu đề ra.

- Với mỗi TKT cần phải được lập kế hoạch GD cá nhân (vấn đề này cũng đã được quy định tại Điều 12, Quyết định số 23/2006/QĐ-BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT), đó là một bản kế hoạch văn bản được thiết kế cho mỗi trẻ KT giúp giáo viên có thể định hướng được nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động chăm sóc, GD TKT trong mơi trường HN tại gia đình, cộng đồng và nhà trường nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể.

Xây dựng kế hoạch cá nhân cần đặc biệt chú ý đến nhu cầu và khả năng của trẻ khuyết tật.

Nhu cầu của TKT: TKT cũng có những nhu cầu cơ bản như mọi trẻ em bình thường, ngồi ra TKT cịn có những nhu cầu riêng theo từng loại tật và rất cần sự giúp đỡ hỗ trợ từ lớp HN cũng như cộng đồng.

Bảng 1.1: Nhu cầu của trẻ bình thường và TKT

STT Nhu cầu của trẻ bình thƣờng

Nhu cầu của trẻ KT cần đƣợc đáp ứng

1 Nhu cầu về thể chất: thức ăn, nơi ở, nước, quần áo đủ ấm

Trẻ bị hở hàm ếch hoặc bại não thường gặp khó khăn khi nuốt thức ăn: cần được giúp đỡ đặc biệt trong nuôi dưỡng ăn uống.

2 Sự an tòan về than thể cũng như về tinh thần, tình cảm

Trẻ bị bại não, liệt cứng có thể lên cơn co cứng cần có nhu cầu chăm sóc đặc biệt; trẻ khiếm thính cần phát hiện sớm để được hỗ trợ máy nghe…

3 Sự thương yêu gắn bó gia đình, bạn bè… cộng đồng

Trẻ khuyết tật có nhu cầu cần được gia đình, họ hàng thương yêu, bạn bè giúp đỡ, cảm thơng, chia sẻ..

4 Lịng tự trọng: những điều đạt được trong học tập, sự nhận thức, tơn trọng

Trẻ KT cũng có nhu cầu được tôn trọng, được tham gia vào cuộc sống chung của gia đình và xã hội, được học tập HN, được phát huy hết những khã năng vốn có của mình và mong muốn được mọi người cơng nhận

5 Q trình phát triển cá nhân, sự hịan thiện, tính sáng tạo

Trẻ KT cần được đi học vì nhà trường là mơi trường GDHN tốt nhất để có trẻ có thể phát triển. Một số trẻ trẻ KT có thể cần những thiết bị hay phương tiện di chuyển đặc biệt để có thể đến trường.

Năng lực của TKT

Năng lực là những đặc điểm cá nhân đáp ứng được các địi hỏi của một hoạt động nhất định đó và là điều kiện để thực hiện kết quả hành động nào đó. Bất cứ hoạt động nào cũng địi hỏi ở con người một loại năng lực và các năng lực đó liên quan với nhau.

Các đặc điểm về năng lực bù trừ của TKT: Sự nhạy cảm thính giác của trẻ mù; Sự nhạy cảm thị giác của trẻ điếc; Sự khéo léo đôi chân của trẻ liệt chi trên.

Do vậy, giáo viên cần tạo điều kiện thuận lợi cho TKT được tham gia các hoạt động chung. Qua đó sẽ thỏa mãn các nhu cầu khác nhau và phát triển các năng lực. Tạo cho trẻ có sự hứng thú tự nguyện hơn là ép buộc trẻ.

- Để xây dựng chương trình kế hoạch GD cá nhân cần khảo sát đánh giá các mặt phát triển của trẻ dựa vào 5 lĩnh vực phát triển sau: Khả năng phát triển thể chất, vận động; Khả năng ngôn ngữ và giao tiếp; Khả năng nhận thức; Khả năng tự phục vụ; Kỹ năng cá nhân, xã hội.

Ngoài ra cũng cần chú ý môi trường sống của trẻ ở gia đình, nhà trường, cộng đồng …là những yếu tố có thể ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ.

+ Tổ chức thực hiện giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật trong trường mầm non.

- Tổ chức GDHN trong trường mầm non:

Phân công thành viên của Ban giám hiệu chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, hỗ trợ thực hiện và kiểm tra đánh giá từng giai đọan GDHN cho TKT tại từng nhóm, lớp.

số học sinh chung của lớp chỉ nên 25-30 trẻ là tối đa.

Đối với lớp HN bao giờ cũng có giờ hoạt động chung cả lớp và giờ học riêng (tiết cá nhân) cho TKT vì vậy nhà trường cần có sự ưu tiên tạo điều kiện về diện tích phịng học, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi. Bổ sung đồ dùng trang thiết bị cần thiết cho lớp có TKT như bàn khung cá nhân, thảm màu, đồ chơi, dụng cụ luyện tập tùy theo loại tật…

Những TKT nặng không thể đến trường như đa tật, bại não…. Trường MN cần hướng dẫn cha mẹ trẻ liên hệ với Y tế cơ sở để được hỗ trợ về mặt chăm sóc y tế phục hồi chức năng. Vận động và huy động nhiều nguồn lực cùng hỗ trợ giúp giáo viên dạy lớp HN và trẻ trong lớp HN hoàn thành tốt yêu cầu đặt ra.

Thông tin kịp thời những tiến bộ cũng như những nhu cầu của lớp HN cho gia đình và các tổ chức hỗ trợ khác.

- Tổ chức GDHN trong lớp mầm non:

Mục tiêu, yêu cầu chương trình học của TKT tùy thuộc vào mức độ KT. Chương trình học được xây dựng riêng cho từng TKT và chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, trang thiết bị chung cho cả lớp và riêng cho TKT.

Nên xếp trẻ ngồi phía trên gần cơ giáo hoặc ở vị trí giáo viên dễ quan sát nhưng không nên là tâm điểm chú ý của lớp.

Ngoại trừ các hoạt động thường xuyên tổ chức hằng ngày trên lớp như: hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động ngồi trời, hoạt động chiều. Tổ chức các hoạt động khác tạo điều kiện và cơ hội để TKT được tham gia như các hoạt động ngoại khoá, các hoạt động theo chủ đề, chủ điểm, ngày hội, ngày lễ... Qua những hoạt động và giao tiếp này giúp cho trẻ hình thành và phát triển nhân cách, đặc biệt là rèn luyện các kỹ năng xã hội và khả năng HN. Ngoài ra giáo viên cần chú ý GDHN cho TKT mọi lúc mọi nơi trong bất kỳ hoạt động nào.

Ngoài hoạt động chung, giáo viên sắp xếp thời gian thực hiện tiết cá nhân cho trẻ tại lớp và cần có sự phối hợp giữa giáo viên chính và giáo viên

hỗ trợ. Tiết cá nhân thực hiện với từng trẻ theo đặc điểm của từng tật. Tùy theo mức độ tật mà giáo viên chọn phương pháp thích hợp, khoảng 15-20 phút/ngày, 2-3 buổi/tuần.

Giáo viên cần động viên, khích lệ TKT khi thấy trẻ tiến bộ để tạo sự tự tin, lạc quan cho trẻ.

Do những khó khăn khác nhau dẫn đến việc TKT ra lớp sẽ gặp rất nhiều trở ngại, nhiều trường hợp sẽ không thể đến trường và không thể học HN. Để khắc phục được những vấn đề này nhà trường cần tính đến việc tổ chức "nhóm hỗ trợ cộng đồng” “vịng tay bạn bè”.

Với mục đích chung là thực hiện hiệu quả GDHN trong nhà trường, cần đặc biệt chú ý trong việc tạo mối liên kết giữa cá nhân, các bộ phận, các hoạt động của nhà trường. Trong đó với chức năng tổ chức của mình người Hiệu trưởng cần chú trọng và tập trung cao, dám nghĩ, dám làm và chịu trách nhiệm trong việc tổ chức các hoạt động GDHN của trường MN.

+ Chỉ đạo thực hiện giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật trong trường mầm non

Chỉ đạo hoạt động nhà trường của hiệu trưởng trường MN giống như người nhạc trưởng chỉ huy dàn nhạc, có nghĩa là sự điều phối để tập thể sư phạm hoạt động theo kế hoạch, theo sự phân công của tổ chức. Sự vận hành của từng bộ phận nhằm đạt mục tiêu GD chung của đơn vị trong sự cân bằng động và sự phát triển bền vững của cả hệ thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở các trường mầm non huyện hoài đức thành phố hà nội (Trang 33 - 44)