Kiến nghị đối với cơ quan chức năng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả nhập khẩu hoá chất của công ty cổ phần quốc tế hải âu (Trang 69 - 73)

3.3. ột số đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu của

3.3.2. Kiến nghị đối với cơ quan chức năng

Là một công ty hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì các hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng đều nằm trong sự quản lý của Nhà nước. Như vậy, để cho công tác nhập khẩu diễn ra thông suốt và có hiệu quả thì ngồi những cố gắng của mỗi công ty thì Nhà nước cũng cần phải ban hành các chính sách và cơ chế điều hành phù hợp. Nhà nước tạo ra môi trường kinh doanh, tạo ra các cơ hội để các doanh nghiệp, công ty thể hiện năng lực kinh doanh của mình. Qua thực tế ở công ty Cổ phần Quốc tế Hải Âu, tôi xin được kiến nghị một vài vấn đề sau:

Thứ nhất là cải cách chính sách và cơ chế quản lý nhập khẩu. Nhà nước cần tiếp tục đổi mới và hồn thiện chính sách, cơ chế điều hành xuất nhập khẩu phù hợp với tiến trình hội nhập, phù hợp với chính sách bảo hộ có chọn lọc, có điều kiện và có thời gian. Từ năm 2005 cho đến nay, ngành Hải quan đã có rất nhiều cố gắng và nỗ lực trong việc hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu, cải cách thủ tục thông quan hang hoá...Cụ thể là năm 2005, ngành Hải quan đã thực hiện dự án hiện đại hoá Hải quan với số vốn vay từ Ngân hàng thế giới, thực hiện trong thời gian 5 năm từ 2005 đến 2010 nhằm thiết kế hệ thống Hải quan theo hướng đơn giản hoá, phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều những điểm cần khắc phục để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp.Về thủ tục hành chính, trên thực tế vẫn cịn nhiều bất cập như: yêu cầu về hồ sơ vẫn còn phức tạp, các thủ tục thông quan hiện đại lại được thực hiện thủ công với cơng nghệ thơng tin và truyền thơng đóng vai trị hỗ trợ...Một số đề xuất với ngành Hải quan như:

- Cần đơn giản hố, cơng khai hố và hiện đại hoá các thủ tục Hải quan the o hướng áp dụng các biện pháp như phân luồng hàng hoá, quy chế khai báo một lần, đăng ký tờ khai trên máy vi tính, phân cấp rộng quyền hơn quyền ký tờ khai hải quan.

- Ngành Hải quan nên tận dụng tối đa những tiến bộ trong công nghệ thông tin, áp dụng việc làm thủ tục, kiểm tra hồ sơ qua mạng Internet trước khi trực tiếp làm thủ tục thông quan, như vậy sẽ tiết kiệm cho các doanh nghiệp rất nhiều thời

gian và chi phí.

- Nhà nước cần nâng cao tính ổn định, đặc biệt là tính có thể nhận biết trước được của chính sách, cơ chế điều hành nhập khẩu để cho các cơng ty nhập khẩu hang hố có kế hoạch ứng phó kịp thời với những thay đổi, từ đó, hoạt động kinh doanh sẽ khơng bị gián đoạn.

Thứ hai là hỗ trợ về thông tin cho các doanh nghiệp. Hiện nay, hiện tượng thiếu thông tin về thị trường nước ngoài là rất phổ biến ở các doanh nghiệp nói chung và ở cơng ty Cổ phần Quốc tế Hải Âu nói riêng. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu như công ty Cổ phần Quốc tế Hải Âu, giao dịch với nhiều bạn hàng ở nhiều nước khác nhau, thì việc tìm hiểu các thơng tin đầy đủ về các thị trường này thường rất khó khăn. Vì vậy, địi hỏi phải có sự phối hợp giữa Nhà nước với doanh nghiệp. Chính phủ cần xây dựng các trung tâm nghiên cứu thị trường quốc tế để kịp thời thông báo những biến động trên thị trường tới doanh nghiệp. Ở Việt Nam hiện nay cũng có một số trung tâm nghiên cứu kinh tế thế giới nhưng hầu hết các thông tin thu được là trên các phương tiện thông tin đại chúng, thiếu tính chính xác và khơng cập nhật kịp thời. Để giúp các doanh nghiệp nắm bắt được thơng tin chính xác và tận dụng được các cơ hội kinh doanh, Nhà nước cần hỗ trợ kinh phia cũng như nhân lực cho việc nghiên cứu thị trường. Nhà nước cần thực hiện các biện pháp sau:

- Thành lập các tổ chức chuyên cung cấp thơng tin về thị trường nước ngồi, phân theo khi vực địa lý, nhóm cộng đồng tơn giáo...Vì các nước trong từng khu vực

thường có những nét văn hố khá tương đồng nhau, do vậy sẽ dễ dàng hơn trong nghiên cứu và cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp.

- Nâng cao năng lực cũng như trách nhiệm của các cơ quan và tổ chức làm cơng tác thị trường ngồi nước.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng trang web kết nối các doanh nghiệp trên cả nước lại với nhau, thực hiện trao đổi và trợ giúp thông tin trực tuyến giữa các doanh nghiệp.

- Ban hành cơ chế về cơng tác thị trường nước ngồi.

Thứ ba là hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc huy động vốn. Hiện nay, Nhà nước đã tạo điều kiện rất nhiều cho các doanh nghiệp trong việc vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn nhiều bất cập như: các khoản cho vay nhỏ nên đối với những lô hàng nhập khẩu lớn, doanh nghiệp thường phải chia nhỏ lô hàng thành những hợp đồng nhập khẩu nhỏ để phù hợp với điều kiện vay vốn. Điều này sẽ làm tăng chi phí của doanh nghiệp, gây ra những ảnh hưởng khơng tốt từ phía đối tác

xuất khẩu. Do đó, ngồi việc gây mất thời gian, nó cịn có thể làm lỡ mất các cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thời gian tới, Nhà nước cần có cơ chế quản lý vốn vay hợp lý hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp, giảm chi phí giao dịch với ngân hàng đồng thời cũng làm giảm chi phí kinh doanh cho các doanh nghiệp. Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu hàng hoá mà trong nước chưa có khả năng sản xuất bằng cách cho doanh nghiệp vay vốn với lãi suất thấp hơn lãi suất ngân hàng hoặc bằng hình thức bảo lãnh cho cơng ty có thể ký kết các hợp đồng nhập khẩu.

Thứ tư là Nhà nước cần kiểm sốt biến động tỷ giá nhằm nâng cao tính minh bạch, nhất quán trong các chính sách của Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ nhằm quản lý chính sách tiền tệ nói chung và chính sách tỷ giá nói riêng. Xây dựng hệ thống thông tin, thống kê số liệu ngoại tệ ra – vào trong nước, dự báo quan hệ cung – cầu trên thị trường, từ đó có chính sách điều hành tỷ giá. Và cuối cùng là đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia có năng lực. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hoạt động kinh doanh đối ngoại của Nhà nước và các doanh nghiệp là nhiệm vụ cấp bách. Đội ngũ này phải là những người giỏi kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ, nắm vững chính sách và luật pháp trong nước cũng như quốc tế để bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan.

Thứ năm là đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia có năng lực. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hoạt động kinh doanh đối ngoại của Nhà nước và các doanh nghiệp là nhiệm vụ cấp bách. Đội ngũ này phải là những người giỏi kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ, nắm vững chính sách và luật pháp trong nước cũng như quốc tế để bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan.

KẾT LUẬN

Qua thời gian thực tập và quan sát thực tế hoạt động tại Công ty Cổ phần Quốc tế Hải Âu em nhận thấy Công ty ln cố gắng hồn thành tốt các mục tiêu đặt ra. Không ngừng mở rộng và phát triển hoạt động của mình trên nhiều lĩnh vực. Riêng hoạt động nhập khẩu của Công ty trong thời gian gần đây cũng có rất nhiều bước phát triển mới như mở rộng thị trường nhập khẩu hố chất của mình sang nhiều thị trường mới nhằm tìm kiếm cơ hội để tăng hiệu quả hoạt động nhập khẩu của Công ty.

Bên cạnh đó, Cơng ty ln đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, khách hàng chính là mục tiêu hướng tới của Cơng ty. Nên trong những năm vừa qua hoạt động tiêu thụ của Công ty đã không ngừng phát triển và mạng lưới tiêu thụ cũng được mở rộng, cụ thể là doanh thu từ hoạt động bán hàng qua các năm khơng ngừng tăng lên, góp phần rất lớn vào sự nghiệp phát triển chung của Công ty.

Tuy vậy, bên cạnh những thành cơng đã đạt được thì Cơng ty cũng cịn nhiều mặt hạn chế như: chưa quan tâm đúng mức tới việc xây dựng thương hiệu và tạo dựng tên tuổi cho Công ty, chưa phát huy hết hiệu quả của các hoạt động hỗ trợ trong tiêu thụ sản phẩm,…

Do hạn chế về thời gian và kiến thức nên bài viết của em cịn nhiều thiếu sót. Kính mong các thầy cơ và Cơng ty đóng góp ý kiến để em có thể hồn thiện khóa luận.

DANH ỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Đình Đào (2003), Kinh tế thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 2. Đặng Đình Đào (2005), Giáo trình Thương mại doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội

3. Hồng Minh Đường (2020), Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại, Nhà xuất bản Lao động- Xã hội, Hà Nội

4. Hồng Đức Thân (2020), Giáp trình giao dịch và đàm phán kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội

5. Nguyễn Xuân Quang (2019), Giáo trình Marketting thương mại, Nhà xuất bản Lao động- Xã hội, Hà Nội

6. http//www.moi.gov.vn 7. http//www.vietbao.vn 8. http//www.hoachatvietnam.com 9. http//www.mot.gov.vn 10. http//www.vietnamnet.com 11. http//www.dantri.com.vn 12. http//www.vinanet.com 13. http//www.tudienhoahoc.com

14. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Quốc tế Hải Âu qua các năm 2019- 2021

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả nhập khẩu hoá chất của công ty cổ phần quốc tế hải âu (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)