tế Hải Âu
2.3.1. Nhân tố khách quan
Các nhân tố khách quan là tổng hợp các yếu tố bên ngoài tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động nhập khẩu hoá chất của doanh nghiệp nói riêng và hoạt động xúc tiến thương mại nói chung.
Thứ nhất là mơi trường luật pháp. Có thể dễ dàng nhận thấy một đất nước có sự bình ổn cao về chính trị sẽ tạo điều kiện tốt cho hoạt động kinh doanh và ngược lại. Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có thể chế chính trị ổn định
và ngày càng thu hút đầu tư nước ngoài cũng như tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước. Trong xu thế nhập khẩu hố chất đang ngày một tăng cao, mơi trường luật pháp đóng vai trị vơ cùng thiết yếu. Mơi trường luật pháp thể hiện thơng qua các chính sách như thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân,…và các đạo luật có liên quan như luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật lao động,…Hồ sơ, trình tự, thủ tục Giấy cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp thực hiện theo quy định tại điều 12, Nghị định số 113/2017/NĐ-CP. Tổ chức, cá nhân khi nhập khẩu tiền chất từ doanh nghiệp phải có giấy phép của Bộ Cơng thương. Ví dụ Hóa chất cấm là hóa chất đặc biệt nguy hiểm thuộc Danh mục hóa chất cấm do Chính phủ quy định. Tổ chức, cá nhân không được phép sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, cất giữ, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm, trừ trường hợp đặc biệt để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, việc sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Tổ chức, cá nhân được phép sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm phải quản lý nghiêm ngặt số lượng; bảo đảm khơng để xảy ra thất thốt, sự cố; báo cáo định kỳ theo quý.
Thứ hai là môi trường kinh tế bao gồm quan hệ kinh tế quốc tế, chính sách thuế quan, hàng rào phi thuế quan, sự biến động của thị trường, sự biến động của tỷ giá hối đoái, hệ thống tài chính ngân hàng và hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc.
Quan hệ kinh tế quốc tế
Sau 16 năm hình thành và phát triển, Cơng ty Cổ phần Quốc tế Hải Âu đã có những mối quan hệ kinh tế quốc tế nhất định. Công ty có khoảng 13 đối tác từ khắp nơi trên thế giới phải kể đến như Trung Quốc, Pháp, Mỹ, Đức, Hàn Quốc,…Trong đó, Trung Quốc là đối tác cơng ty nhập khẩu chiếm tỷ trọng nhiều nhất. Công ty đã có những mối quan hệ tốt đẹp cùng những đối tác từ những cơng ty hố chất hàng đầu như Sinopec của Trung Quốc, Ishihara của Nhật Bản, Meltex của Thái Lan,…Quan hệ kinh tế quốc tế cụ thể là thương mại quốc tế trong lĩnh vực nhập khẩu hố chất là vơ cùng quan trọng, tốc độ tăng trưởng nhanh hơn sản xuất.
Chính sách thuế quan và hàng rào phi thuế quan
Đối với doanh nghiệp nhập khẩu hố chất như cơng ty Cổ phần Quốc tế Hải Âu, chính sách thuế quan và hàng rào phi thuế quan là điều được công ty đặc biệt quan tâm. Các chính sách về thuế, những thay đổi của Chính phủ ln được Cơng ty cập nhật và chấp hành nghiêm ngặt. Việc tính tốn về thuế nhập khẩu của mặt hàng hố chất giúp Cơng ty chủ động trong cơ cấu mặt hàng. Mặt hàng hoá chất là một mặt hàng nhạy cảm, có những rủi ro về an tồn cũng như chất lượng. Vậy nên hàng
rào phi thuế quan đã khiến quá trình nhập khẩu đáp ứng những tiêu chuẩn đó, nhất là đối với những hố chất nguy hiểm cho con người và mơi trường.
Sự biến động của thị trường và tỷ giá hối đối
Tình hình và sự biến động của thị trường trong nước và nước ngoài như xu hướng tăng giá cả, khả năng cung cấp, khả năng tiêu thụ và xu hướng biến động dung lượng của thị trường... Tất cả các yếu tố đó đều ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu hoá chất của doanh nghiệp. Trong xu thế tồn cầu hố thì sự phụ thuộc giữa các nước ngày càng tăng. Vì vậy, mỗi sự biến động của tình hình kinh tế - xã hội ở nước ngồi đều có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động kinh tế trong nước. Lĩnh vực hoạt động nhập khẩu hoá chất là lĩnh vực trực tiếp quan hệ với các chủ thể ở nước ngoài, chịu sự chi phối và tác động của các nhân tố ở nước ngoài nên nó lại càng rất nhạy cảm. Bất kì một sự thay đổi nào về chính sách xuất nhập khẩu, tình hình lạm phát, thất nghiệp, tăng trưởng hoặc suy thối kinh tế... của các nước đều ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu hố chất ở nước ta. Có thể kể đến như dịch bệnh Covid-19 bùng phát đã làm tăng đột biến các sản phẩm hoá chất dành cho ngành y tế mặc dù sản phẩm này trước đây không chiếm tỷ trọng nhiều trong chuỗi ngành hoá chất. Tuy nhiên sau đó dịch bệnh đã dần được kiểm sốt. Cơng ty tiếp tục tăng cường nhập khẩu các sản phẩm hoá chất phục vụ cho sản xuất phân bón, nhựa, xử lý nước,…Tỷ giá hối đối thất thường do nhiều yếu tố kinh tế và môi trường dịch bệnh trong những năm vừa qua ít nhiều cũng ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của Công ty. Công ty đã nhiều lần phải thay đổi giá cả sao cho cạnh tranh và không để lợi nhuận âm.
Hệ thống tài chính ngân hàng
Sự phát triển của hệ thống ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà nhập khẩu hoá chất trong việc huy động vốn, thanh tốn. Ngồi ra, ngân hàng cịn là một nhân tố đảm bảo lợi ích cho nhà kinh doanh bằng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Hệ thống bảo hiểm, kiểm tra chất lượng cho phép các hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện một cách an toàn hơn, giảm mức độ thiệt hại có thể xảy ra đối với doanh nghiệp nhập khẩu hoá chất. Đối với Công ty cổ phần Quốc tế Hải Âu, công ty đã huy động từ ngân hàng 50% số vốn ban đầu, tương đương với khoảng 3,5 tỷ VNĐ. Nhờ đó, cơng ty đã có số vốn vững trãi hơn để phát triển cơng ty cũng như phịng trừ những rủi ro trong kinh doanh.
Cơ sở hạ tầng và thông tin liên lạc
Ngày nay, khoa học công nghệ tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội và mang lại nhiều lợi ích, trong xuất nhập khẩu nó cũng mang lại hiệu quả cao. Nhờ sự phát triển của hệ thống bưu chính viễn thơng , cơng ty Cổ phần Quốc tế Hải Âu
có thể đàm thoại trực tiếp với khách hàng qua telex, fax, điện tín.. giảm chi phí đi lại, xúc tiến hoạt động nhập khẩu hố chất. Ngồi ra cơng ty có thể nắm bắt thơng tin và diễn biến thị trường một cách chính xác, kịp thời. Các yếu tố hạ tầng ảnh hưởng trực tiếp đến nhập khẩu hố chất tại cơng ty. Cơng ty nhập khẩu hố chất chủ yếu thông qua đường biển nên yếu tố hệ thông cảng biển cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ vận chuyển cũng như chi phí của cơng ty. Hiện công ty chủ yếu nhập khẩu thông qua cảng biển khu vực Hải Phòng – với vị trí nằm tại khu vực miền Bắc, gần với vị trí các kho chứa của cơng ty. Cảng Hải Phịng được hưởng lợi nhờ vị trí chiến lược gần các quốc gia Đơng Bắc Á và có cơ sở hạ tầng giao thơng ngày càng hồn thiện.
2.3.2. Nhân tố chủ quan
Có thể nói các nhân tố chủ quan là mơi trường ngành trong đó tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu sự tác động của chính những lực lượng tham gia. Doanh nghiệp nhập khẩu hố chất cũng khơng ngoại lệ.
Thứ nhất là bộ máy quản lý, tổ chức hành chính. Tính đến ngày 26/12/2021, tổng số cán bộ nhân viên của Cơng ty là 23 người. Trong đó, trình độ Thạc sỹ, Đại học đạt trên 80% tổng số cán bộ nhân viên, còn lại là trung cấp nghề. Trong tổng số nhân viên có 15 nhân viên nam và 8 nhân viên nữ, độ tuổi trung bình là 30 tuổi. Cơng ty chú trọng sự tác động trực tiếp đến các cấp lãnh đạo xuống cán bộ công nhân viên nhằm mục đích buộc phải thực hiện một hoạt động. Để quản lý tập trung thống nhất phải sử dụng phương pháp hành chính. Việc thiết lập cơ cấu tổ chức của bộ máy doanh nghiệp cũng như cách thức điều hành của các cấp lãnh đạo là nhân tố quyết định tính hiệu quả trong kinh doanh của công ty Cổ phần Quốc tế Hải Âu. Cơng ty có một bộ máy quản lý, lãnh đạo hồn chỉnh, khơng thừa, khơng thiếu và tổ chức phân cấp quản lý, phân công lao động trong doanh nghiệp sao cho phù hợp sẽ góp phần thúc đẩy hiệu quả trong kinh doanh. Ngược lại, nếu cơ cấu tổ chức không hợp lý, cách điều hành kém cỏi sẽ dẫn đến hiệu quả thấp. Con người luôn được công ty đặt ở vị trí trung tâm của mọi hoạt động. Hoạt động nhập khẩu hoá chất đặc biệt phải nhấn mạnh tới yếu tố con người bởi vì nó là chủ thể sáng tạo và trực tiếp điều hành các hoạt động từ tìm kiếm nguồn hàng, nhà cung cấp, phân loại hoá chất cần thiết,.... Ảnh hưởng của yếu tố này thể hiện qua tinh thần làm việc và năng lực công tác. Tinh thần làm việc được biểu hiện bởi bầu khơng khí trong doanh nghiệp, tình đồn kết và ý chí phấn đấu cho mục tiêu chung. Năng lực của nhân viên của công ty biểu hiện qua kỹ năng điều hành, công tác nghiệp vụ và qua kết quả hoạt động. Để nâng cao vai trị của yếu tố con người, cơng tu ln chú trọng đào tạo cán bộ, công nhân viên, bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ của họ, mặt khác, phải quan tâm thích đáng đến lợi ích cá nhân, bao gồm cả lợi ích vật chất lẫn lợi ích tinh thần.
Thứ hai là nguồn vốn. Nguồn vốn là yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng sản xuất kinh doanh và cũng là chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá quy mơ của doanh nghiệp. Khả năng tài chính của doanh nghiệp gồm: vốn tự sở hữu hay vốn tự có và các nguồn vốn có thể huy động được. Tài chính khơng chỉ gồm tài sản cố định và tài sản lưu động của doanh nghiệp mà còn bao gồm các khoản vay, các khoản thu nhập sẽ thực hiện trong tương lai. Tính đến nay, cơng ty đã có tổng tài sản lên tới 35.197.336.946 (tỷ VNĐ) Với số vốn lưu động khoảng 2 tỷ VNĐ. Đây là con số ổn định ở thời điểm hiện tại để phát triển công ty. Nếu thiếu nguồn tài chính cần thiết, doanh nghiệp có thể bị phá sản bất cứ lúc nào và doanh nghiệp nhập khẩu hoá chất cũng khơng ngoại lệ. Trong kinh doanh, tài chính được coi là vũ khí sắc bén để chiếm lĩnh thị trường và thơn tính các đối thủ cạnh tranh.
Thứ ba là hệ thống thông tin và cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty. Cơ sở vật chất của công ty như vốn cố định bao gồm các máy móc, hệ thống kho hàng, hệ thống phương tiện vận tải, các điểm thu mua hàng, các điểm đại lý, chi nhánh rải khắp khu vực miền Bắc và trang thiết bị cùng với vốn lưu động là cơ sở cho hoạt động kinh doanh. Các khả năng này quy định quy mơ, tính chất của lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần quyết định đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Kết quả kinh doanh của công ty phụ thuộc rất lớn vào hệ thống mạng lưới kinh doanh.Ngoài ra, nếu mạng lưới kinh doanh quá thiếu hoặc bố trí ở các điểm khơng hợp lý sẽ gây cản trở cho hoạt động kinh doanh, làm triệt tiêu tính năng động và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Vì thế, cơng ty đã chú trọng phát triển một mạng lưới kinh doanh rộng lớn với các điểm kinh doanh được bố trí hợp lý, là điều kiện để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh như tạo nguồn hàng, vận chuyển, làm đại lý xuất nhập khẩu...một cách thuận tiện hơn và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
2.4. Phân tích hiệu quả nhập khẩu của Cơng ty qua các chỉ tiêu
2.4.1. Chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận theo chi phí
Trên danh nghĩa, doanh thu nhập khẩu bao gồm doanh thu từ hoạt động nhập khẩu trực tiếp và doanh thu từ hoạt động nhập khẩu uỷ thác (doanh thu từ hoạt động nhập khẩu uỷ thác ở đây là tổng giá trị hàng hoá giao cho bên uỷ thác nhập khẩu). Tuy nhiên, doanh thu thực tế của Cơng ty khơng lớn như vậy, nó chỉ bằng doanh thu từ hoạt động nhập khẩu trực tiếp và phí uỷ thác nhận được từ đơn vị uỷ thác. Do đó, dùng doanh thu thực tế để tính tốn các chỉ tiêu hiệu quả sẽ thấy được rõ hơn thực trạng hiệu quả hoạt động nhập khẩu của Công ty.
Bảng 2.8: Tỷ suất lợi nhuận của hoạt động nhập khẩu theo chi phí của Cơng ty giai đoạn 2018-2021
STT Chỉ tiêu Đơn vị
tính
2018 2019 2020 2021
1 Lợi nhuận thu được từ hoạt động NK Triệu đồng 711 819 986 1.479 2 Chi phí bỏ ra cho hoạt động NK Triệu đồng 22.109 28.691 39.868,4 86.798,2 3 Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí
% 3,22 2,85 2,47 1,70
Nguồn: Phịng kế tốn, 2021
Nhìn vào bảng 2.5 có thể thấy lợi nhuận nhập khẩu qua các năm 2018, 2019, 2020 tăng khá đều nhưng không nhiều, đến năm 2021 lợi nhuận tăng lên 1.479.000.000đ, gấp 1,5 lần so với năm 2020. Điều này cho thấy, công ty đang kinh doanh ngày càng có lãi. Tuy nhiên, lợi nhuận năm 2021 tăng 1,5 lần nhưng vẫn không tương xứng với doanh thu năm 2021 của công ty (năm 2021 doanh thu tăng 2,16 lần so với năm 2020). Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo chi phí năm 2018 đạt 3,22%, tức là 1.000.000đ chi phí bỏ ra kinh doanh thì thu được 32.200đ lợi nhuận, chỉ tiêu này cũng giảm liên tục vào năm 2019, 2020 và giảm rõ rệt vào năm 2021, chỉ đạt 1,7%, bằng 68,8% so với năm 2020 và bằng 52,8% so với năm 2018. Ba chỉ tiêu lợi nhuận nhập khẩu, tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu và tỷ suất lợi nhuận theo chi phí chịu ảnh hưởng bởi sự tăng giảm của ba nhân tố cùng loại của hai loại hình nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu uỷ thác.
2.4.2 . Chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu
Bảng 2.9: Chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu của Công ty giai đoạn 2018-2021
ST T
Chỉ tiêu Đơn vị 2018 2019 2020 202
1
1 Doanh thu nhập khẩu trực tiếp
Triệu đồng
21.765 28.348 39.676 85.7 10
2 Chi phí nhập khẩu trực tiếp Triệu đồng
21.395 27.906 39.124 84.8 04
3 Lợi nhuận từ hoạt động NK trực tiếp
Triệu đồng
370 442 552 906
Nguồn: Phịng kế tốn, 2021
Từ bảng 2.9 có thể thấy được lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu trực tiếp của Công ty qua các năm đều tăng nhưng rõ rệt nhất là vào năm 2021, tăng 304.000.000đ tương ứng với số tương đối là 180% so với năm 2020, góp phần làm cho tổng doanh thu tăng 150% so với năm 2020. Chỉ tiêu lợi nhuận hoạt động nhập khẩu trực tiếp của Công ty so với các doanh nghiệp trong ngành như vậy là rất thấp, hơn nữa, chỉ tiêu này lại liên tục giảm qua các năm cho thấy đây là xu hướng biến động xấu. Nếu xu hướng này cịn tiếp tục diễn ra thì sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của Cơng ty. Do đó, Cơng ty cần chú ý để có các biện pháp nâng cao chỉ tiêu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của mình.
2.4.3. Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vốn đầu tư cho hoạt động nhập khẩu bao gồm vốn lưu động nhập khẩu và vốn