1.3. Lý luận kiểm tra nội bộ trường học
1.3.5. Hình thức kiểm tra nội bộ trường học
Kiểm tra khái quát: Kiểm tra khái quát là bước đầu tiên tiếp xúc với đối
tượng kiểm tra để xác định hình ảnh ban đầu về một đối tượng tốt hay xấu. Theo cách này, người kiểm tra xác định mục tiêu của các hoạt động hay từng hoạt động cụ thể, các biện pháp chủ yếu đã thực hiện và kết quả đạt được tại thời điểm kiểm tra so với kế hoạch đã xác định và sơ bộ đưa ra kết luận tốt hay chưa tốt.
Kiểm tra chi tiết: Kiểm tra chi tiết là kiểm tra cụ thể từng hoạt động hay
từng vấn đề cụ thể. Người kiểm tra xem xét hệ thống các biện pháp đã được áp dụng so với kế hoạch, mục tiêu và các điều kiện cung cấp cho việc thực hiện các mục tiêu đó.
Kiểm tra tồn diện: Kiểm tra toàn diện đối với một tổ chức, một bộ
phận hay một cá nhân là xem xét trình độ hoạt động của đối tượng đó trên cơ sở số liệu đa dạng, có hệ thống của tồn bộ các hoạt động và hiệu quả của tất cả các khâu trong quá trình hoạt động. Kiểm tra tồn diện nhằm mục đích đánh giá khách quan tình hình cơng việc, khuyến khích động viên được những cái tốt và giúp đỡ khắc phục thiếu sót, nên chương trình kiểm tra tồn diện cần được thơng báo trước cho đối tượng được kiểm tra. Cần chú ý rằng, hình thức kiểm tra tồn diện thường được tiến hành tương đối ít, nên cần chuẩn bị chu đáo và thận trọng.
Kiểm tra chuyên đề: Kiểm tra chuyên đề là hoạt động kiểm tra chỉ xem
xét sâu sắc một số vấn đề trong toàn bộ hệ thống hoạt động của đối tượng kiểm tra. Kiểm tra chuyên đề có thể phát hiện được các thiếu sót điển hình và đưa ra được kết luận có căn cứ xác đáng. Những kết luận này có thể sử dụng làm căn cứ phân tích, so sánh với các đối tượng khác có hồn cảnh tương tự.
Kiểm tra theo kế hoạch: được tiến hành theo kế hoạch xây dựng từ đầu
năm học với các nội dung, nhiệm vụ được quy định theo các văn bản của các cấp quản lý và tình hình thực tế của đơn vị do thủ trưởng đơn vị ký duyệt. Hoạt động KTNB có thể tiến hành theo chuyên đề hoặc theo tổ bộ môn, cá nhân.
Kiểm tra đột xuất: khi phát hiện tổ chun mơn, cá nhân có dấu hiệu vi
phạm pháp luật theo yêu cầu giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng hay do thủ trưởng cơ quản quản lý nhà nước có thẩm quyền giao. Kiểm tra đột xuất là rất cần thiết cho người hiệu trưởng vì nó khơng những giúp chủ thể quản lý biết được tình hình cơng việc diễn ra trong điều kiện bình thường hàng ngày diễn ra mà cịn giúp cho việc duy trì kỷ luật lao động, tinh thần tự giác trong công việc hàng ngày và bồi dưỡng cho từng thành viên khả năng tự kiểm tra điều chỉnh hành vi, thái độ của mình trong hoạt động.