1.5.1. Đổi mới giáo dục và yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục
Lí do phải thay đổi, đổi mới giáo dục là vì: để thích ứng với yêu cầu; để duy trì cân bằng động với sự thay đổi của kinh tế - xã hội; để giải toả sức ép về yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm giáo dục từ xã hội;
Giáo dục là một bộ phận của xã hội, khi mà xã hội thay đổi thì giáo dục phải thay đổi để đáp ứng và hội nhập. Trước những bất cập của giáo dục với yêu cầu của xã hội do mục tiêu giáo dục quá coi trọng kiến thức, ít coi trọng kỹ năng và kiểm tra, đánh giá quá coi trọng ghi nhớ, ít coi trọng năng lực vận dụng nên chất lượng giáo dục bất cập, không đáp ứng được yêu cầu.
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới thì Đảng và nhà nước đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thơng.
Tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục có nêu: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục, đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Đổi mới để tạo ra chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhu cầu học tập của nhân dân. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, có tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học, các giải pháp đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp.
Đổi mới căn bản và tồn diện khơng có nghĩa là làm lại tất cả, từ đầu mà cần vừa kế thừa, củng cố, phát huy các thành tựu, phát triển những nhân tố
mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới, vừa kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc; đổi mới có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình phù hợp với thực tế đất nước, địa phương. Những hạn chế, thách thức của giáo dục phải được nhận thức sâu sắc, có giải pháp hữu hiệu và lộ trình khắc phục, vượt qua để đưa sự nghiệp giáo dục lên tầm cao mới.
1.5.2. Vai trò của hoạt động KTNB các nhà trường trong việc đáp ứng yêu cầu đổi mới GD cầu đổi mới GD
Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đã xác định một trong những nguyên nhân của các yếu kém về giáo dục trong thời gian qua là do “công tác quản lí chất lượng, thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa được coi trọng đúng mức”. Trong điều kiện đẩy mạnh phân cấp quản lí, giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục, đào tạo thì cơng tác giám sát, thanh tra, kiểm tra phải được tăng cường. Nghị quyết khẳng định: Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục, đào tạo; phát huy vai trò hội đồng trường; thực hiện giám sát của các chủ thể trong nhà trường và xã hội; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lí các cấp; bảo đảm dân chủ, cơng khai, minh bạch các hoạt động của cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.
Kế hoạch số 808/KH-UBND ngày 11/3/2014 của UBND tỉnh Phú Thọ về Thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám BCH Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế có đề ra giải pháp thực hiện chương trình nêu rõ: “Tiếp tục đẩy mạnh việc phân định công tác quản lý nhà nước về giáo dục với công tác quản lý đào tạo, quản trị của cơ sở giáo dục; tập trung vào việc tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, phát huy vai trò của ngành giáo dục, vai trị của các tổ chức chính trị - xã hội; đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầucơ quan, đơn vị
dục, đào tạo, tạo động lực và tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục. Thực hiện có hiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ sở tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân; đổi mới quản trị cơ sở giáo dục, đào tạo theo hướng phát huy dân chủ, tính sáng tạo, tăng dần vai trị của Hội đồng trường; giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đồng bộ cả về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực, tài chính, tài sản. Trong Hội đồng trường bảo đảm vai trò của Đảng ủy (chi ủy) và cơ quan chủ quản; thực hiện cơ chế tự chủ và chịu trách nhiệm trước xã hội, công khai, chịu sự giám sát của các chủ thể trong nhà trường, của Nhà nước và của xã hội đối với cơ sở giáo dục đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý các cấp. Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về việc thực hiện mục tiêu đào tạo, chương trình, nội dung, kế hoạch, chất lượng giáo dục và phương pháp giáo dục; tiếp tục củng cố kỷ cương, nền nếp trong dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục, trong kiểm tra đánh giá, thi cử, bảo đảm sự khách quan, chính xác, cơng bằng; coi trọng quản lý chất lượng đầu ra, quản lý quá trình đào tạo và chuẩn hóa các điều kiện bảo đảm chất lượng. Xây dựng cơ chế thu nhận và xử lý các thông tin trong quản lý giáo dục. Đổi mới và nâng cao hiệu quả việc cấp trên đánh giá cấp dưới, thực hiện cơ chế người học tham gia đánh giá hoạt động giáo dục, nhà giáo tham gia đánh giá cán bộ quản lý, cơ sở giáo dục tham gia đánh giá cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục. Đo lường mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và của các cơ sở giáo dục”.
Từ quan điểm và giải pháp trên cho thấy, vai trò quản lý của hiệu trưởng nhà trường góp phần thực hiện kế hoạch, mục tiêu đổi mới giáo dục là hết sức quan trọng. Để làm được việc đó, quản lý hoạt động KTNB của trường tốt thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
1.5.3. Định hướng phát triển giáo dục của tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 và việc đổi mới hoạt động KTNB trường học việc đổi mới hoạt động KTNB trường học
Ngày 25/4/2014, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ ban hành Kế hoạch số 626/KH-SGD&ĐT về thực hiện Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế giai đoạn 2014 - 2020 với mục tiêu là: Xây dựng được những giải pháp sáng tạo, phù hợp, khắc phục kịp thời thiếu sót, yếu kém trong giáo dục, đào tạo, tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân địa phương giai đoạn 2014 - 2020.
Một trong tám giải pháp đưa ra là: Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng. Theo đó, cần:
Thực hiện đổi mới quản lý giáo dục theo hướng giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục, đào tạo; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc thực thi công vụ cũng như triển khai các nhiệm vụ đổi mới giáo dục, đào tạo.
Thực hiện nền nếp Quy chế công khai đối với các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Thông tư số 09/2009/TT- BGDĐT ngày 07/5/2009 của của Bộ GD&ĐT; các cơ sở giáo dục thực hiện 3 công khai để người học và xã hội giám sát, đánh giá: (1) công khai chất lượng đào tạo, (2) công khai các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, (3) cơng khai thu, chi tài chính. Thực hiện 4 kiểm tra: (1) kiểm tra việc phân bổ và sử dụng ngân sách giáo dục đào tạo, (2) kiểm tra việc thu và sử dụng học phí trong các nhà trường, (3) kiểm tra việc sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của người dân và các tổ chức cho nhà trường, (4) kiểm tra việc thực hiện chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và xây dựng nhà cơng vụ cho
Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về việc thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch, chất lượng giáo dục; tiếp tục củng cố kỷ cương, nền nếp trong dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục, trong kiểm tra đánh giá, thi cử, bảo đảm sự khách quan, chính xác, cơng bằng. Quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy định về mục tiêu, chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục.
Phát huy vai trò của các cơ quan quản lý giáo dục, đào tạo của địa phương tham gia quyết định về quản lý nhân sự, tài chính cùng với quản lý thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp.
Tiếp tục đề nghị triển khai thực hiện Nghị định 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục. Bảo đảm tính thống nhất, thơng suốt và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục.
Đổi mới cơ chế tiếp nhận và xử lý thông tin trong quản lý giáo dục, đào tạo. Thực hiện cơ chế người học tham gia đánh giá hoạt động giáo dục, đào tạo; nhà giáo tham gia đánh giá cán bộ quản lý; cơ sở giáo dục, đào tạo tham gia đánh giá cơ quan quản lý nhà nước; các tổ chức chính trị - xã hội tham gia giám sát, phản biện các hoạt động giáo dục đào tạo.
Để các nhà trường tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ và giải pháp nêu trong Kế hoạch Định hướng phát triển giáo dục của tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 thì một trong những giải pháp giúp hiệu trưởng các nhà trường rà soát, đánh giá, kiểm tra những việc làm tại nhà trường đó là nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động KTNB. Hoạt động KTNB tại các nhà trường sẽ giúp Hiệu trưởng có được cái nhìn chính xác hơn, tồn diện hơn, khoa học hơn, khác quan hơn, dân chủ hơn, công khai hơn trong thực hiện kế hoạch định hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020; làm tốt công tác KTNB theo hướng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục sẽ góp phần đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục tại các nhà trường và sự nghiệp chung của giáo dục, đào tạo.