2.3. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ các trường THPT công
2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế
2.3.3.1. Nhân nhân khách quan
Hệ thống các văn bản về KTNB trường học của Bộ GD-ĐT chưa thật đầy đủ, rõ ràng; nhiều vấn đề chưa có sự thống nhất trong chỉ đạo thực hiện, tính pháp lý của một số văn bản khơng cao, khó vận dụng. Sự chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên có lúc thiếu cụ thể, sâu sát, cịn mang tính bao cấp, cịn tình trạng ơm đồm, làm thay, can thiệp quá sâu, nên đã hạn chế tính chủ động của đơn vị.
2.3.3.2. Nhân nhân chủ quan
Do vận dụng văn bản hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra vào công tác KTNB, dẫn đến nhiều hiệu trưởng nhìn cơng tác KTNB nhà trường từ góc nhìn của người bên ngoài nhà trường, chưa là người trong cuộc. Chưa hình thành một nhu cầu kiểm tra thật sự của nhà trường, cịn bị động và lệ thuộc vào cơng tác chỉ đạo về KTNB của cấp trên, chưa gắn trách nhiệm của người quản lý với kết quả hoạt động của nhà trường, nên nội dung chi tiết để kiểm tra các cá nhân, bộ phận chưa sát hợp với nhiệm vụ năm học, chưa toàn diện, chưa phát huy được tính độc lập trong cơng việc, phần lớn thực hiện theo kế hoạch hướng dẫn của cấp Sở.
Đồng thời do kế hoạch năm học xây dựng còn chung chung, chưa định ra biện pháp thực hiện, chỉ tiêu cụ thể, từ đó việc kiểm tra chưa xác định tiêu chuẩn kiểm tra rõ ràng để đánh giá kết quả thực hiện. Việc xác lập nhu cầu
thơng tin trong q trình kiểm tra chưa sâu sát, chưa được đánh giá đúng mức; các thơng tin trong kiểm tra cịn khá chung chung, chưa rõ ràng, từ đó dẫn đến chất lượng hoạt động điều chỉnh trong quản lý nhà trường chưa cao. Trong quản lý nhà trường, việc thiết lập các quy chế hoạt động các cá nhân, bộ phận khơng đầy đủ, khơng có bảng mơ tả cơng việc, khơng xây dựng quy trình các nghiệp vụ chủ yếu như quy trình quản lý hồ sơ học vụ, điểm số, tài chính, cũng như quy trình thành lập, tổ chức, thực hiện các hoạt động các hội đồng tư vấn trong nhà trường nên việc tiến hành kiểm tra cũng khó khăn hay dẫn đến kiểm tra sơ sài, bỏ sót, hạn chế rất lớn cho cơng tác tự kiểm tra.
Do chưa xác định vị trí của Ban KTNB trong cấu trúc quản lý nhà trường nên việc xác lập vai trị, nhiệm vụ của cơng tác KTNB của các trường chưa rõ ràng, việc đầu tư hoạt động chưa đúng mức, chỉ đạo cơng tác kiểm tra mang tính đơn lẻ cho từng thành viên Ban KTNB; việc sinh hoạt Ban KTNB chưa được gắn kết chặt chẽ, nhất là trong nghiên cứu xây dựng các quy trình thủ tục kiểm tra, dẫn đến việc quản lý, quản lý hoạt động của Ban KTNB của nhà trường với tư cách hiệu trưởng nhiều hơn, nên làm mờ nhạt vai trị Trưởng ban, Phó Ban KTNB.