Khảo nghiệm, thăm dị tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 96)

Kết quả việc khảo nghiệm, thăm dò:

Bảng 3.1: Mức độ cần thiết của các biện pháp

TT Tên biện pháp Mức độ cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL %

1 Tăng cường nhận thức hoạt động KTNB

đối với cán bộ quản lý 96 80 24 20 0 0

2

Đổi mới xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động KTNB trường THPT theo định hướng đổi mới GD/NT

92 77 26 23 0 0

3

Đổi mới tổ chức, chỉ đạo hoạt động KTNB trường THPT theo định hướng đổi mới GD/NT

99 83 21 17 0 0

4

Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo

TT Tên biện pháp Mức độ cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL %

5 Tăng cường kinh phí, trang thiết bị cho hoạt

động KTNB 95 79 25 21 0 0

6

Thực hiện quy trình KTNB nhà trường với các yêu cầu theo định hướng đổi mới GD/NT

97 80 23 20 0 0

Bảng 3.2: Mức độ khả thi của các biện pháp

TT Tên biện pháp Mức độ khả thi Rất khả thi Khả thi Không khả thi SL % SL % SL %

1 Tăng cường nhận thức hoạt động KTNB

đối với cán bộ quản lý 70 58 50 42 0 0

2

Đổi mới xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động KTNB trường THPT theo định hướng đổi mới GD/NT

75 75 45 25 0 0

3

Đổi mới tổ chức, chỉ đạo hoạt động KTNB trường THPT theo định hướng đổi mới GD/NT

71 59 49 41 0 0

4

Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên làm công tác KTNB trong bối cảnh đổi mới GD/NT

65 54 55 46 0 0

5 Tăng cường kinh phí, trang thiết bị cho hoạt

động KTNB 60 50 60 50 0 0

6

Thực hiện quy trình KTNB nhà trường với

Từ bảng số liệu trên cho thấy, ý kiến đồng ý đối với các biện pháp đưa ra là rất cần thiết và khả thi ở mức độ cao; khơng có ý kiến của cán bộ quản lý, chuyên viên của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ và cán bộ quản lý, giáo viên các trường THPT công lập trên địa bàn thành phố Việt Trì nào cho rằng các giải pháp đưa ra là không cần thiết và không thể thực hiện được. Như vậy, có thể khẳng định tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất nhằm quản lý hoạt động KTNB tại các trường THPT công lập trên địa bàn thành phố Việt Trì được các nhà quản lý giáo dục, những người làm quản lý và giáo viên có kinh nghiệm được coi là “những người trong chăn” nhận thức các giải pháp đề xuất là cần thiết và khả thi trở lên trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Đây là thông tin quan trọng để tác giả cũng như các nhà quản lý giáo dục, đặc biệt là cán bộ quản lý các trường THPT công lập trên địa bàn thành phố Việt Trì áp dụng để quản lý hoạt động KTNB trong bối cảnh đổi mới giáo dục đáp ứng với yêu cầu sự phát triển của nhà trường.

3.4. Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở đánh giá, khảo sát thực trạng quản lý hoạt động KTNB tại các trường THPT công lập trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, tác giả đề xuất biện pháp quản lý với mục tiêu quản lý hoạt động KTNB đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục để góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của các nhà trường THPT cơng lập trên địa bàn thành phố Việt Trì. Các biện pháp đề xuất đưa ra đều dựa trên lý luận của kiểm tra và thực trạng công tác KTNB của các trường và những yêu cầu đổi mới giáo dục kéo theo yêu cầu đổi mới KTNB trường học trên cơ sở tính cần thiết và khả thi. Các biện pháp đưa ra chưa thể khẳng định là đầy đủ và ưu việt, cần tiếp tực được nghiên cứu, áp dụng và điều chỉnh, bổ sung cho sát và hiệu quả với tình hình thực tế, tuy nhiên nếu thực hiện quản lý bài bản, khoa học theo các giải pháp đề xuất thì tác giả tin rằng hoạt động KTNB của các nhà trường THPT công lập trên địa bàn sẽ góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đổi mới giáo dục nhà trường.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn tình hình giáo dục hiện nay, cho thấy để đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập với giáo dục các nước, đáp ứng mạnh mẽ việc xây dựng và nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng việc cung cấp, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho xã hội, các trường trung học phổ thông ngày càng phải chú trọng vào đổi mới công tác quản lý trường học, nhằm nâng cao sức mạnh và vị thế của mình trên lĩnh vực giáo dục thể hiện qua hiệu quả giáo dục của nhà trường. Trong đổi mới quản lý cần thiết phải đổi mới công tác kiểm tra giáo dục, bởi đổi mới giáo dục đòi hỏi tăng phân cấp quản lý, tăng tự chủ; thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đánh giá nhà giáo theo chuẩn nghề nghiệp. Để có thể thực hiện tốt vai trị quản lý, hiệu trưởng phải tăng cường hơn nữa công tác KTNB nhằm đảm bảo sự tuân thủ các quy định về giáo dục, tăng cường cải tiến chất lượng giáo dục, kiểm tra quản lý, phát huy tốt các nguồn lực trong và ngoài nhà trường, xây dựng một hệ thống KTNB hợp lý, hữu hiệu với từng loại mục tiêu. Thực hiện hiệu quả việc kiểm tra, kiểm tra chặt chẽ sẽ cung cấp nguồn thông tin cực kỳ hữu ích cho các nhà quản lý và các đối tượng quan tâm, là cơ sở để đưa ra các quyết định đúng đắn đảm bảo cho sự ổn định và phát triển của nhà trường, tạo được niềm tin của gia đình học sinh, của xã hội và phấn đấu xây dựng nhà trường uy tín, chất lượng, hiệu quả. Nhận thức được tầm quan trọng đó, luận văn đã đi sâu nghiên cứu, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để từ đó tìm ra những giải pháp nhằm quản lý hoạt động KTNB tại các trường THPT công lập trên địa bàn thành phố Việt Trì đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Trong khuôn khổ phạm vi Luận văn đã giải quyết các vấn đề cơ bản sau: - Luận văn đã trình bày lý luận cơ bản liên quan đến đến KTNB nhà trường, về vị trí, vai trị, chức năng, cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý, thẩm quyền, đối tượng, phạm vi, hình thức, nguyên tắc, nhiệm vụ, nội dung, quản lý, chỉ

đạo,... trong trường phổ thông; những yếu tổ ảnh hưởng đến KTNB trong các trường phổ thông.

- Luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động KTNB tại các trường THPT cơng lập trên địa bàn thanh phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, tìm ra những điểm mạnh, những động thái quản lý tốt, điểm hạn chế, bất cập cần phải thay đổi để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đổi mới quản lý.

- Qua nghiên cứu lý luận KTNB, thực trạng quản lý hoạt động KTNB tại các trường THPT công lập trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, Luận văn đề xuất các biện pháp quản lý KTNB đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục với 06 giải pháp là: Tăng cường nhận thức hoạt động KTNB đối với cán bộ quản lý; Đổi mới xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động KTNB trường THPT theo định hướng đổi mới GD/NT; Đổi mới tổ chức, chỉ đạo hoạt động KTNB trường THPT theo định hướng đổi mới GD/NT; Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên làm công tác KTNB trong bối cảnh đổi mới GD/NT; Tăng cường kinh phí, trang thiết bị cho hoạt động KTNB; Thực hiện quy trình KTNB nhà trường với các yêu cầu theo định hướng đổi mới GD/NT.

- Kết quả thăm dị tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp mà luận văn đề xuất đều được sự đồng thuận và nhất trí cao, có thể áp dụng trong quản lý hoạt động KTNB tại các trường THPT công lập trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Như vậy. mục đích và các nhiệm vụ đưa ra của đề tài đã được thực hiện, câu hỏi đặt ra đã được tra lời. Luận văn đã hoàn thành.

2. Khuyến nghị

2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Tăng cường chỉ đạo hơn nữa về công tác KTNB, trước mắt tập trung vào việc tổng kết đánh giá một cách toàn diện việc quản lý hoạt động KTNB trong thời gian qua. Trong đó, tổng kết được những ưu điểm, rút ra được những hạn chế, những điểm bất hợp lý, chưa phù hợp với đổi mới giáo dục hiện nay.

- Rà soát các văn bản pháp hướng dẫn về hoạt động KTNB trường học để sửa đổi, bổ sung, làm cơ sở cho việc tổ chức chỉ đạo của Hiệu trưởng về hoạt động KTNB.

- Tổ chức tập huấn vận dụng những quan điểm mới trong quản lý, tổ chức thực hiện gắn với hoạt động KTNB nhằm tích hợp hoạt động KTNB và những những công tác khác để giúp hiệu trưởng tổ chức thực hiện công tác quản lý khoa học, gọn nhẹ, cụ thể, đảm bảo hiệu quả, nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.

- Ban hành văn bản quy phạm hướng dẫn việc định mức chi cho thành viên Ban KTNB trong quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường như cộng tác viên thanh tra của ngành giáo dục.

2.2. Với Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ

- Tiếp tục quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động KTNB của các trường THPT cụ thể hơn nữa theo từng năm học;

- Định kỳ đánh giá, rút kinh nghiệm, tổ chức hội thảo theo chuyên đề nhằm giúp hiệu trưởng có thể thảo luận, nghiên cứu sâu vào từng lĩnh vực kiểm tra trong nhà trường. Đưa kết quả quản lý hoạt động KTNB vào tiêu chí đánh giá thi đua hàng năm đối với các trường THPT trên địa bàn tỉnh.

- Cử cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán của các trường THPT tham gia bồi dưỡng chương trình nghiệp vụ cộng tác viên thanh tra giáo dục đã ban hành Thông tư số 32/2014/TT-BGDĐT ngày 25/9/2014 (trong đó có nội dung về hoạt động KTNB).

2.3. Với các trường THPT công lập trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

- Tiếp tục nghiên cứu, vận dụng tốt các chức năng quản lý vào công tác KTNB, nhận thức đúng đắn về vai trò của KTNB trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà trường. Cần hiểu rõ xây dựng kế hoạch KTNB là tổ chức việc kiểm tra thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường.

- Phát huy vai trò Ban KTNB trong việc thực hiện chức năng kiểm tra, là “Hội đồng tư vấn” cho Hiệu trưởng về đánh giá các hoạt động của các thành viên trong nhà trường, quan tâm và tạo điều kiện hoạt động cho Ban KTNB, chú ý phát huy tính độc lập của thành viên Ban KTNB trong tiến hành kiểm tra, quan tâm để có những thơng tin chính xác, cụ thể về thực trạng các hoạt động, đầu tư để đưa ra các kiến nghị hữu hiệu cho hoạt động quản lý nhà trường.

- Chú ý tuyên dương khen thưởng các thành viên Ban KTNB có hoạt động tích cực, hiệu quả. Tổ chức việc trao đổi, học tập kinh nghiệm trong nghiệp vụ trong các thành viên Ban KTNB.

- Cần tập trung thực hiện tốt các hoạt động sau kiểm tra, để nâng cao hiệu quả kiểm tra, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong nhà trường. Đây cũng là điều kiện nâng cao nhận thức của các thành viên nhà trường về vai trò của KTNB trong quản lý nhà trường, trong việc phát huy đội ngũ, phát triển nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao uy tín của nhà trường với gia đình học sinh, với xã hội.

- Trong tự chủ, xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ có đầu tư kinh phí và hỗ trợ cho các thành viên tham gia hoạt động KTNB của trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật Thanh tra số 56/2010/QH ngày 15/11/2010.

2. Ban chấp hành TW Đảng CSVN, Hội nghị Trung ương 8, khóa

XI, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản giáo dục

và đào tạo.

3. Thanh tra Chính phủ, Tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh

tra viên của Trường Cán bộ Thanh tra.

4. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Nghị định 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2013 về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục.

5. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Nghị định 16/2015/NĐ-CP

ngày 14/2/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

6. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Chiến lược phát triển Giáo dục giai đoạn 2011-2020.

2.Bộ Giáo dục & Đào tạo, Chiến lược phát triển Giáo dục giai đoạn 2011-2020. 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04/12/2013 về hướng dẫn thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư 30/2009/TT-BGD&ĐT ngày 22/10/2009 về ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thơng và trường phổ thơng có nhiều cấp học.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư 13/2012/TT-BGD&ĐT ngày 06/4/2012 ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá trường trung học cơ sở, trung học phổ thơng và trường phổ thơng có nhiều cấp học.

11. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư 32/2014/TT-BGDĐT ngày 25/9/2014 quy định về chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cộng tác viên thanh tra giáo dục.

12. UBND tỉnh Phú Thọ, Kế hoạch số 88/KH-UBND ngày 11/3/2014 về thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám BCH Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

13. UBND tỉnh Phú Thọ, Quyết định 26/2011/QĐ-UBND ngày 28/12/2011 về việc Phê duyệt kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020.

14. Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ, Tài liệu nội dung đổi mới giáo dục

và đào tạo trong lĩnh vực giáo dục trung học -Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên nội dung 2: Dùng cho cán bộ quản lý, giáo viên trung học của tỉnh Phú Thọ.

15. Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ, Cơng văn số 1344/SGD&ĐT-

GDTrH ngày 15/8/2015 về tiểu chí đánh giá, xếp loại giáo viên.

16. Hà Sỹ Hồ (1985) “Những bài giảng về quản lý trường học” tập hai

- NXB Giáo dục.

17. Lưu Xuân Mới (1993), Kiểm tra nội bộ trường học, Trường Cán

bộ Quản lý giáo dục, Hà Nội.

18. Lưu Xuân Mới (1998), Kiểm tra, thanh tra, đánh giá trong giáo dục,Trường cán bộ Quản lý giáo dục, Hà Nội.

19. Đặng Xuân Hải (2015) “Quản lý sự thay đổi trong giáo dục” NXB ĐHQGHN.

20. Đặng Xuân Hải (2014), Thích ứng với thay đổi của CBQL nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Tạp chí Quản Lí GD, số

82 tháng 3 năm 2016.

21. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Mỹ Lộc (2010), Đại cương khao học quản lý NXB ĐHQG, Hà Nội.

22. Đặng Xuân Hải; Nguyễn Sỹ Thư (2012), ”QLGD/NT trong bối

cảnh thay đổi”. NXB GD, Hà Nội.

23. Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý giáo dục, NXB ĐHSP.

24. Trần Kiểm (2006), Khoa học Quản lý giáo dục, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 96)