Tăng cường các điều kiện cho hoạt động KTNB nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 94 - 95)

3.2. Các biện pháp quản lý

3.2.6. Tăng cường các điều kiện cho hoạt động KTNB nhà trường

3.2.6.1. Mục đích của biện pháp

Có được nguồn kinh phí và trang thiết bị và các điều kiện khác để tạo điều kiện thuận lợi, tạo động lực cho các thành viên ban KTNT hoạt động tích cực, hiệu quả.

3.2.6.2. Nội dung và cách thực hiện của biện pháp

- Điều kiện cơ sở vật chất

Hàng năm, lập dự toán chi từ nguồn chi thường xuyên của đơn vị, hỗ trợ hoạt động giáo dục để chi cho hoạt động KTNB của nhà trường; thể hiện trong Quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm của nhà trường nội dung chi bồi dưỡng, tính làm thêm giờ hoặc trừ vào giờ lao động cho những người tham gia ban KTNB;

Mua sắm đủ ấn phẩm, các điều kiện làm việc cho ban KTNB làm việc; Tăng cường áp dụng các thành tựu của công nghệ thông tin.Tăng cường ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ trong việc thiết lập, sử dụng các phương tiện phục vụ cho hoạt động kiểm tra, đánh giá, đảm bảo cho việc kiểm tra đánh giá thực hiện được khách quan, chính xác, cơng bằng. Sử dụng các phần mềm quản lý để lưu trữ, truyền tải các nội dung liên quan đến hoạt động kiểm tra, đánh giá.

- Điều kiện môi trường nội bộ

Thiết lập hệ thống thông tin của nhà trường (gồm đội ngũ và các điều kiện, phương tiện kỹ thuật cần thiết) để hệ thống đó có đủ năng lực thu nhận đầy đủ,

xử lý chính xác, chuyển tải kịp thời mọi thơng tin nội bộ và thông tin đa chiều từ nội bộ nhà trường tới các cấp quản lý và các tổ chức hữu quan ngoài nhà trường. Tạo điều kiện để người quản lý có các thơng tin đầy đủ, chính xác, kịp thời phục vụ cho hoạt động kiểm tra, đánh giá và quản lý nhà trường.

Thu thập đầy đủ, xử lý chính xác và chuyển tải nhanh chóng đến các bộ phận, mọi cá nhân trong trường các thông tin về chế độ chính sách, cơ chế giáo dục, về năng lực của bộ máy tổ chức và đội ngũ nhân sự của nhà trường, về tiềm lực, vật lực, tài lực giáo dục của nhà trường, những ảnh hưởng thuận lợi hoặc không thuận lợi của môi trường (xã hội, tự nhiên) đối với nhà trường; các thông tin mới về đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục; về nhiệm vụ năm học của ngành. Về quy định, thông tư, quy chế…của ngành để mọi người nắm bắt thực hiện và tự kiểm tra.

Tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình KTNB nhà trường thực hiện đúng yêu cầu.

3.2.6.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp

Để có thể đầu tư kinh phí, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động KTNB của nhà trường cần có sự thay đổi nhận thức của hiệu trưởng nhà trường đối với hoạt động KTNB. Hiệu trưởng nhà trường phải nhận thức được hoạt động KTNB là việc phải làm, rất cần làm trong bối cảnh đổi mới quản lý giáo dục hiện nay, cho nên cần làm bài bản, khoa học; muốn hoạt động KTNB hiệu quả cao thì phải đầu tư kinh phí cho nó;

Ban KTNB của trường phải tham mưu tích cực, phải lập dự tốn hàng năm trên cơ sở công việc thực tế kế hoạch hoạt động của Ban và trang thiết bị, ẩn phẩm cần thiết trình hiệu trưởng phê duyệt dự tốn để thực hiện theo từng năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 94 - 95)