Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công tại tỉnh hà tĩnh (Trang 27 - 31)

5. Kết cấu khóa luận

1.6.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Hà Tĩnh

Qua nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng vốn đầu tư cơng tại tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa, rút ra được một số bài học cho tỉnh Hà Tĩnh như sau:

- Hà Tĩnh cần cải cách thủ tục hành chính, loại bỏ các thủ tục không cần thiết, cắt giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính.

- Hà Tĩnh cần liên tục rà sốt, đề xuất các cấp có thẩm quyền cần tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra trong quá trình thực hiện dự án đầu tư công.

- Hà Tĩnh cần bám sát mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh và kế hoạch đầu tư trung hạn, tập trung nguồn vốn đầu tư vào các cơng trình trọng điểm.

- Hà Tĩnh cần thẩm định, phê duyệt kịp thời đồng bộ trong công tác lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng vốn đầu tư công nhằm tránh chồng chéo. Về

19

công tác quy hoạch cần có phương án quy hoạch dài hơn, gắn liền với quy hoạch ngành, vùng trong lĩnh vực đầu tư phát triển.

- Cần kiên quyết cắt giảm, điều chỉnh nguồn vốn của các dự án có tiến độ giải ngân chậm để đầu tư vào các dự án có tiến độ giải ngân nhanh hơn.

Bên cạnh những kinh nghiệm, tỉnh Hà Tĩnh còn rút ra được nhiều bài học từ những bất cập của tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa:

- Trong cơng tác GPMB các Sở ban ngành có thẩm quyền cần đơn đốc tiến độ, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc.

- Các sở ban ngành có thẩm quyền cần đơn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ, bên cạnh đó theo sát để kịp thời đưa ra những giải pháp để tháo gỡ những khó khăn mà chủ đầu tư hoặc nhà thầu gặp phải trong quá trình thực hiện dự án.

- Hà Tĩnh cần phân bổ nguồn vốn đồng đều từng năm của giai đoạn; không nên phân bổ nguồn vốn dồn vào những năm cuối của giai đoạn.

- Các sở, ban ngành, các cơ quan có thẩm quyền cần đơn đốc, thúc đẩy; tập trung đẩy nhanh tiến độ dự án; đặc biệt là những dự án trong điểm.

20

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chương 1 khóa luận đã tổng hợp những vấn đề lý luận về đầu tư công. Về khái niệm, đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Để phân loại về đầu tư công, hiện nay có nhiều yếu tố để phân loại. Yếu tố thứ nhất, dựa vào yếu tố nguồn vốn. Thứ 2, dựa vào yếu tố tính chất của dự án. Và yếu tố thứ 3, dựa vào quy mô và mức độ quan trọng của dự án.

Đầu tư cơng có hai đặc điểm chính. Đầu tư cơng chính là hoạt động đầu tư của nhà nước. Và mục tiêu của đầu tư công là đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Đầu tư cơng có 6 đối tượng đầu tư: đầu tư vào các chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; đầu tư vào phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp cơng lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; đầu tư và hỗ trợ hoạt động đầu tư cung cấp sản phẩm, dịch vụ cơng ích, phúc lợi xã hội; đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức PPP; đầu tư phục vụ công tác lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch; cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý; cấp vốn điều lệ cho các ngân hàng chính sách, quỹ tài chính nhà nước ngồi ngân sách; hỗ trợ đầu tư cho các đối tượng chính sách khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Nguồn vốn đầu tư cơng là nguồn vốn NSNN chi tiền ra, mục đích đầu tư vào các dự án cần thiết phục vụ đời sống của nhân dân và sự phát triển của tỉnh. Nguồn vốn đầu tư công chủ yếu là các loại nguồn vốn: Vốn ngân sách nhà nước; vốn cơng trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước; các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư.

21

Khóa luận cịn nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công qua chỉ số ICOR. Và dựa vào cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Nghệ An, để rút ra những bài học kinh nghiệm và áp dụng vào việc đầu tư công trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

22

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƢ CÔNG

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công tại tỉnh hà tĩnh (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)