5. Kết cấu khóa luận
2.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế-xã hội tỉnh
2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế-xã hội
2.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế
Nhìn chung, tỉnh Hà Tĩnh trong những năm đầu tiên thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 đã gặp nhiều khó khăn, thách thức; sau sự cố môi trường biển năm 2015 đã gây nhiều hậu quả
26
liên lụy, an ninh trật tự diễn biến phức tạp, các đợt thiên tai bão lũ liên tiếp xảy ra, …. đã có những tác động ảnh hưởng xấu đối với phát triển và thực hiện mục tiêu kế hoạch 5 năm. Bên cạnh đó, tỉnh được sự chỉ đạo hỗ trợ kịp thời từ Trung ương, tỉnh Hà Tĩnh đã rất nỗ lực khắc phục, phục hồi sản xuất, ổn định tình hình. Trong giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh đã đạt được những thành tựu, kết quả sau đây:
* Tốc độ tăng, cơ cấu tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) - Về tăng trưởng:
Giai đoạn 2016-2020 Tỉnh Hà Tĩnh đã tích cực quan tâm cải thiện mơi trường kinh doanh và thu hút đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng. Bên cạnh đó tỉnh Hà Tĩnh đã thực hiện nhiều biện pháp phát triển kinh tế-xã hội tương đối hiệu quả. Sau đây là biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2016-2020 (gss, tỷ đồng)
Đơn vị: tỷ đồng
Biểu đồ 2. 1 GRDP tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2016-2020
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và xử lý)
Năm 2015, được biết GRDP của tỉnh Hà Tĩnh là 38,129 tỷ đồng. Nhưng trước sự cố môi trường biển tại nhà máy Formosa. Năm 2016 GRDP
32,39 34,654 43,622 47,49 47,741 0 10 20 30 40 50 60
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
GRDP
27
giảm mạnh khoảng 14,58% tương ứng với 32,390 tỷ đồng. Nhưng qua biểu đồ cho thấy, tốc độ tăng trưởng của tỉnh Hà Tĩnh đã phục hồi nhanh, năm 2017 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9,9%, năm 2018 đạt 20,85% và năm 2019 đạt 9,44% (là một trong các tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước); tuy nhiên, do ảnh hưởng của địa dịch covid-19, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2020 của tỉnh chỉ đạt 0,53%. Tính chung cả giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh chỉ đạt 4,55%/năm.
Quy mô tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP (theo giá hiện hành) của tỉnh đi lên trong giai đoạn, năm 2020 đạt 81,52 tỷ đồng và chiếm hơn 1% tổng GDP cả nước. So sánh với quy mô nền kinh tế năm 2020 với các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ thì Hà Tĩnh bằng: 38,21% tỉnh Thanh Hóa (214.107 tỷ đồng); 56,3% tỉnh Nghệ An (145.199 tỷ đồng); gấp 1,49 lần tỉnh Thừa Thiên Huế (54.798 tỷ đồng); gấp 1,96 lần tỉnh Quảng Bình (41.602 tỷ đồng) và gấp 2,46 lần tỉnh Quảng Trị (31.657 tỷ đồng).
Bảng 2. 1 So sánh tăng trƣởng GRDP giai đoạn 2016-2020 tại tỉnh Hà Tĩnh và một số tỉnh Bắc Trung Bộ
Đơn vị: %
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Cả nước 6,69 6,94 7,08 7,02 2,91 Hà Tĩnh -14,58 9,9 20,85 9,44 0,53 Thanh Hóa 9,10 8,16 11,97 13,48 5,98 Nghệ An 6,95 7,88 8,73 8,2 4,45 Quảng Bình 5,57 7,03 7,33 7,34 2,63 Quảng Trị 6,35 7,02 7,12 7,72 3,51 Huế 6,93 7,92 6,72 7,27 2,02
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh
Có thể thấy tăng trưởng GRDP của tỉnh Hà Tĩnh so với một số tỉnh Bắc Trung Bộ thì GRDP của tỉnh Hà Tĩnh tăng trưởng khơng ổn định. Năm 2016, do hậu quả tác động của sự cố môi trường biển nên so sánh tăng trưởng GRDP -14,58%. Năm 2017, nhờ sự phục hồi nhanh ở ngành sản xuất, nông
28
nghiệp và ngành xây dựng, ngành dịch vụ tăng trưởng GRDP đã tăng lên ở mức 9,9%. Nổi bật nhất năm 2018, tăng trưởng GRDP tăng lên mức 20,85% cao nhất trong giai đoạn 2016-2020. Lý do ngành công nghiệp ở tỉnh Hà Tĩnh phát triển mạnh mẽ. Tác động của sản phẩm thép dự án Formosa lên tăng trưởng GRDP rất lớn. Năm 2019, tăng trưởng GRDP sụt giảm còn 9,44% lý do có sự sụt giảm của ngành xây dựng; nhưng nhìn chung về tăng trưởng GRDP của một số tỉnh Bắc Trung Bộ thì tăng trưởng GRDP của tỉnh Hà Tĩnh đạt được ở mức khá cao so với các tỉnh cịn lại. Năm 2020, tỉnh Hà Tĩnh có sự sụt giảm về tăng trưởng GRDP khá rõ ràng (cịn 0,53%); đây là năm tỉnh có tốc độ tăng trưởng GRDP thấp nhất kể từ sau sự cố môi trường biển. Do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 và ảnh hưởng về thiên tai, lũ lụt nên tăng trưởng GRDP đã sụt giảm đáng kể
- Về chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế: Cơ cấu kinh tế năm 2020 tiếp tục
chuyển dịch theo hướng tích cực tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng, giảm dần tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Đơn vị:% 20,8 16,69 14,8 13,72 15,81 28,93 33,89 40,72 42,98 41,95 50,27 49,41 44,48 43,31 42,24 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH
29
Biểu đồ 2. 2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2016-2020
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và xử lý)
Nhận thấy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Hà Tĩnh diễn ra theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm và tỷ trọng công nghiệp tăng. Ngành nơng, lâm nghiệp có xu hướng giảm trong giai đoạn 2016-2020, từ 50,27% giảm xuống 42,24%. Nhưng bên cạnh đó ngành cơng nghiệp trong giai đoạn 2016-2020 có xu hướng đi lên, từ 28,93% lên 41,95%. Về ngành dịch vụ trong giai đoạn 2016-2020 có xu hướng đi xuống rõ rệt. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế của Hà Tĩnh đã thể hiện rõ sự dịch chuyển giữa lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp.
Cơ cấu kinh tế Hà Tĩnh trong những năm qua đã chuyển dịch theo hướng tích cực tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp-xây dựng và dịch vụ, giảm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. Nhưng năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19; thiên tai, lũ làm thay đổi tỷ trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế, cụ thể đến nay khu vực công nghiệp-xây dựng chiếm 41,95% giảm 1,03 điểm % so với năm 2019.
Giai đoạn 2016-2020, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và xây dựng đang dẫn dắt đà tăng trưởng chung của ngành công nghiệp. Nhờ vào việc xây dựng Nhà máy thép Formosa và Khu liên hợp cảng nước sâu Sơn Dương; mở rộng của các ngành công nghiệp nặng và nhẹ; đã giúp tỷ trọng ngành công nghiệp tăng nhanh.
Khu vực dịch vụ năm 2020 được cơ cấu lại theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ, tập trung đầu tư cơ sở vật chất phù hợp với sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học cơng nghệ. Hiện nay tỷ trọng giá trị dịch vụ trong cơ cấu ngành kinh tế tăng với tốc độ chậm. Tỷ trọng các phân ngành trong khu vực dịch vụ cịn có sự chênh lệch lớn. Năm 2020, tỷ trọng ngành khách sạn, nhà hàng trong cơ cấu nội ngành ở mức 5,07% (giảm 1,67 điểm %) so với năm 2019, ngành tài chính-ngân hàng và bảo hiểm chiếm 6,92% (tăng 0,24 điểm
30
%); Ngành vận tải và thông tin truyền thông 16,92% (giảm 1,1 điểm %); nhưng bên cạnh đó phân ngành bán bn bán lẻ chiếm tỷ trọng 22,44% (tăng 0,85 điểm %).
- Tài chính, ngân hàng:
Năm 2020, hoạt động ngân hàng trên địa bàn vẫn tiếp tục duy trì ổn định và có bước phát triển. Nhìn chung mặt bằng lãi suất huy động và cho vay trên địa bàn khá ổn định. Nguồn vốn huy động tăng trưởng tốt ước đến cuối năm 2020 đạt 69,7 nghìn tỷ đồng, tăng 23% so với cuối năm 2019, đạt 143,75% so với kế hoạch. Nguồn vốn trung, dài hạn tăng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn (tăng 26,28% so với đầu năm, chiếm 52,09% trong tổng nguồn vốn) đã tạo điều kiện cho các thế chấp tín dụng chủ động nguồn vốn để cho vay tạo điều kiện cho khách hàng tháo gỡ khó khăn và mở rộng sản xuất kinh doanh trong điều kiện phòng chống dịch Covid-19, lũ lụt.
Năm 2020, hoạt động ngân hàng cịn những tồn tại đó là mặc dù nợ xấu đã giảm so với cuối năm 2019 (nợ xấu cuối năm 2019 chiếm 1,42% tổng dư nợ), tuy nhiên nguồn nợ này chủ yếu tập trung vào các khách hàng có dư nợ lớn, khó xử lý và chưa tìm ra hướng giải quyết.
2.1.2.2 Tình hình phát triển xã hội
- Về dân số: Dân số trung bình năm 2020 ước tính 1.296.622 người,
tăng 0,49% so với năm 2019 (tăng 6.359 người). Trong đó: Dân số thành thị 287.766 người, chiếm 22,19%; dân số nông thôn 1.008.856 người, chiếm 77,81%; dân số nam 642.159 người, chiếm 49,53% và dân số nữ 654.463 người, chiếm 50,47%
- Về quản lý đô thị, đất đai, xây dựng cơ bản và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị: Tích cực phối hợp với các ngành cấp tỉnh hồn thành việc
điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Công tác đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, chỉnh trang đô thị được đẩy mạnh. Công tác huy động nguồn lực trong nhân dân xây dựng các
31
cơng trình hạ tầng kỹ thuật được tập trung chỉ đạo. Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định.
- Về văn hóa xã hội, khoa học – cơng nghệ: Mạng lưới giáo dục phát
triển mạnh, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của con em trên địa bàn thành phố và khu vực. Các tổ chức khoa học - công nghệ trên địa bàn không ngừng được củng cố và phát triển, một số cơ sở nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ quy mô vùng hoạt động có hiệu quả. Cơng tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao được tăng cường. Cơng tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được quan tâm. Các chính sách xã hội được chăm lo; cơng tác bảo trợ xã hội, chính sách người có cơng được chi trả đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng; các giải pháp thực hiện kế hoạch giảm nghèo bền vững được triển khai tích cực.
- Về quốc phịng an ninh: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý nhà
nước về nhiệm vụ quốc phòng an ninh, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội. Kết hợp tốt giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng-an ninh gắn với nhiệm vụ xây dựng các cụm an toàn làm chủ - sẵn sàng chiến đấu, xây dựng khu vực phòng thủ, thế trận quốc phịng tồn dân gắn với thế trận an ninh toàn dân.
2.2 Thực trạng sử dụng vốn đầu tƣ công trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh