Quan điểm, mục tiêu, định hƣớng

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công tại tỉnh hà tĩnh (Trang 77 - 80)

5. Kết cấu khóa luận

3.1 Quan điểm, mục tiêu, định hƣớng

3.1.1 Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2030 Hà Tĩnh đến năm 2030

3.1.1.1 Quan điểm phát triển của tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2030

- Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải phù hợp với định hướng, tầm nhìn phát triển của đất nước, theo định hướng của Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; các quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng; các quy hoạch ngành và lĩnh vực liên quan.

- Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh theo hướng xanh và bền vững, đảm bảo quan hệ hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, giữ vững cân bằng sinh thái; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; khai thác tiềm năng, lợi thế của từng vùng để đảm bảo phát triển hài hòa.

- Phát triển nhanh dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; đổi mới tư duy và hành động, chủ động tận dụng tốt nhất cơ hội của cách mạng công nghiệp lần thứ 4; ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số trong tất cả các ngành kinh tế, tạo đà để nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, coi trọng việc thu hút nhân tài, lực lượng lao động tay nghề cao trong và ngoài nước.

- Tập trung nguồn lực để phát triển các ngành, lĩnh vực, vùng có lợi thế. Đa dạng hóa các ngành và lĩnh vực ưu tiên. Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và thu hút đầu tư vào các ngành trọng điểm hỗ trợ tái cơ cấu nền kinh tế. Tập trung phát triển theo chiều sâu, tạo động lực mới cho tăng trưởng.

69

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho Nhân dân.

- Gắn kết phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững với xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, đảm bảo vững chắc quốc phòng - an ninh, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại. Tăng cường liên kết trong phát triển với các địa phương trong cả nước và mở rộng hội nhập quốc tế.

3.1.1.2 Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2030 a, Mục tiêu tổng quát:

Xây dựng tỉnh Hà Tĩnh trở thành tỉnh có cơng nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, văn hóa phát triển, xã hội tiến bộ, quốc phịng - an ninh đảm bảo, là một trong những cực phát triển của vùng Bắc Trung Bộ; cải thiện toàn diện đời sống Nhân dân; đến năm 2025 tỉnh đạt chuẩn nơng thơn mới, thu nhập bình qn đầu người cao hơn bình quân các tỉnh Bắc Trung Bộ, phấn đấu năm 2030 trở thành tỉnh khá của cả nước.

b, Một số chỉ tiêu chủ yếu:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trên 10%, phấn đấu ở giai đoạn 2021-2030 đạt 9,7%/năm; GRDP bình quân đầu người trên 110 triệu đồng, phấn đấu đến 2030 đạt trên 220 triệu đồng/năm; cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp dưới 9%, công nghiệp - xây dựng gần 57%, dịch vụ trên 34%; thu ngân sách trên địa bàn trên 28 nghìn tỷ đồng, trong đó thu nội địa trên 16 nghìn tỷ đồng; tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 220 nghìn tỷ đồng, phấn đấu giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 352 nghìn tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người trên 70 triệu đồng; giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích bình quân trên 130 triệu/ha; kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ đô la Mỹ; mỗi năm thành lập mới trên 1.000 doanh nghiệp hoạt động hiệu quả; tỉnh đạt chuẩn nông thơn mới, ít nhất 01 huyện đạt chuẩn nơng thơn mới kiểu mẫu; tỷ lệ đơ

70

thị hóa trên 40%, phấn đấu đến năm 2030 hình thành các thành phố phía Bắc và phía Nam của tỉnh.

3.1.2 Quan điểm, định hướng của sử dụng vốn đầu tư công

Dựa vào mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2030 và tình hình thực tiễn của địa phương, các quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư công, định hướng quan điểm sử dụng vốn đầu tư công của tỉnh Hà Tĩnh gồm:

* Thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu trọng điểm:

- Đầu tư phát triển bằng nguồn vốn đầu tư công tập trung chủ yếu vào phát triển kết cấu hạ tầng mục đích tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế bền vững, thúc đẩy khu vực tư nhân phát triển, đồng thời đảm bảo an sinh xã hội.

- Tập trung xây dựng kế hoạch đầu tư công gặp liền với kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

- Huy động mọi nguồn lực tập trung xây dựng hạ tầng đồng bộ, nhất là hệ thống giao thông trọng yếu, Khu kinh tế Vũng Áng, hạ tầng các khu, cụm cơng nghiệp, hạ tầng đơ thị, hình thành các trục phát triển, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, xây dựng tỉnh nông thôn mới kết nối với đô thị.

- Đầu tư phát triển, chỉnh trang và nâng cao chất lượng đô thị. Xây dựng thành phố Hà Tĩnh có quy mơ, kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại, thông minh, phấn đấu trở thành một trong những đô thị trung tâm vùng Bắc Trung Bộ.

- Nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các cơ sở y tế, giáo dục quan trọng của địa phương.

* Thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về đầu tư cơng:

- Tập trung bố trí đủ vốn để thanh tốn nợ xây dựng cơ bản, hồn trả các khoản ứng trước chưa thu hồi; bố trí vốn để hồn thành và đẩy nhanh tiến độ các dự án dở dang.

71

- Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm phải được xây dựng trên cơ sở tiếp tục cơ cấu lại đầu tư nguồn ngân sách nhà nước theo hướng tập trung, khắc phục dàn trải, nâng cao hiệu quả đầu tư.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công tại tỉnh hà tĩnh (Trang 77 - 80)