Đặc điểm tự nhiên tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công tại tỉnh hà tĩnh (Trang 31 - 34)

5. Kết cấu khóa luận

2.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế-xã hội tỉnh

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên tỉnh Hà Tĩnh

2.1.1.1 Vị trí địa lý:

Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, Việt Nam. Có diện tích đất tự nhiên của của Hà Tĩnh là 5.990,67 km2 (trong đó 52,5% diện tích của tỉnh được bao phủ bởi rừng). Hà Tĩnh chiếm 1,8% diện tích của Việt Nam. So với các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, diện tích của tỉnh Hà Tĩnh đứng thứ 4/6 và thứ 7/14 tỉnh/thành phố vùng Bắc Trung Bộ - Duyên hải miền Trung.

Hà Tĩnh nằm cách thủ đơ Hà Nội 345 km về phía nam. Tiếp giáp với tỉnh Nghệ An về phía Bắc, giáp tỉnh Quảng Bình về phía Nam (ngăn cách bởi đèo Ngang với nhiều di tích, thắng cảnh), tỉnh Bơlykhămxay và Khăm Muộn của Lào về phía Tây với 164,448 km đường biên giới (có cửa khẩu quốc tế Cầu Treo là nơi giao lưu, trao đổi, trung chuyển hàng hóa giữa các nước trong khối hành lang kinh tế Đông - Tây), và biển Đơng ở phía Đơng với 137 km đường bờ biển.

* Lợi thế về vị trí địa lý của tỉnh Hà Tĩnh:

Hà Tĩnh nằm ở trung tâm khu vực BTB, là địa bàn quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phịng, an ninh; có lợi thế trong việc mở rộng giao lưu kinh tế, đồng thời là điểm trung chuyển hàng hóa với Lào, Đơng Bắc Thái Lan, Myanmar và cửa ra của tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây nối với đường hàng hải quốc tế và giao lưu hàng hóa với các quốc gia trên thế giới. Với ranh giới giáp với Lào về phía Tây, và đường biển với cảng Vũng Áng - Sơn Dương ở phía Đơng. Nhận thấy, Hà Tĩnh có vị trí chiến lược, là cửa ngõ quan trọng của hành lang Đông - Tây.

So với các tỉnh trong vùng BTB và duyên hải miền Trung, vùng Đồng bằng sông Hồng, các tỉnh Đông Bắc Thái Lan và Lào, Hà Tĩnh có vị trí địa lý

23

đặc biệt và giao thơng thuận lợi. Hà Tĩnh có vai trị quan trọng kết nối các trung tâm kinh tế lớn trên trục Bắc - Nam và Đông - Tây; bên cạnh đó Hà Tĩnh lợi thế về điều kiện sản xuất và cảnh quan thiên nhiên của địa phương, Hà Tĩnh có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng, đặc biệt là các sản phẩm công nghiệp và các loại dịch vụ cơng nghệ chất lượng cao. Hà Tĩnh cịn sở hữu đường bờ biển đẹp, cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ như: núi Hồng - sông La, bến Tam Soa - Tùng Lĩnh, suối Tiên... là niềm tự hào của người con Hà Tĩnh và cũng là địa điểm hấp dẫn nhiều du khách gần xa. Bên cạnh đó Hà Tĩnh cịn có vùng biển và đất liền trù phú, thuận lợi phát triển kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp.

Nhận thấy, vị trí Hà Tĩnh có nhiều lợi thế thuận lợi trong giao thông. Hà Tĩnh nằm trên hai trục giao thông Bắc - Nam và trục giao thông nối Đông Thái Lan và Lào với biển Đơng. Với vị trí thuận lợi này giúp Hà Tĩnh dễ dàng kết nối với với các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.Với vị trí địa lý đặc biệt và thuận lợi, tỉnh Hà Tĩnh đóng vai trị kết nối các trung tâm kinh tế trọng yếu của miền Bắc - Nam và tỉnh có cơ hội và lợi thế rất lớn để tỉnh phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thấy, tỉnh Hà Tĩnh có vị trí lợi thế trong cơng tác thúc đẩy liên kết giữa các nước Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng với nhiều hành lang kinh tế Bắc - Nam, Đông - Tây đi qua Hà Tĩnh.

2.1.1.2 Đặc điểm địa hình

Hà Tĩnh nằm phía Đơng dãy Trường Sơn có địa hình hẹp và dốc nghiêng dần từ Tây sang Đơng. Địa hình đồi núi chiếm gần 80% diện tích tự nhiên, đồng bằng có diện tích nhỏ, bị chia cắt bởi các dãy núi, sơng suối. Hà Tỉnh có 4 dạng địa hình bao gồm: núi trung bình uốn nếp khối nâng lên mạnh, núi thấp uốn nếp nâng lên yếu, thung lũng kiến tạo - xâm thực, địa hình trung bình trên dưới 3m, bị uốn lượn theo mức độ thấp ra cửa biển. Các cảnh quan du lịch có giá trị tại tỉnh Hà Tĩnh được tạo bởi các loại địa hình trên.

24

Tỉnh Hà Tĩnh chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam, địa hình dốc nghiêng từ Tây sang Đơng và bị chia cắt mạnh bởi các sông suối nhỏ của dãy Trường Sơn, có nhiều dạng địa hình chuyển tiếp, xen kẽ lẫn nhau.

Phía Tây là sườn Đông của dãy Trường Sơn có độ cao trung bình 1.500m, kế tiếp là đồi bát úp và một dãy đồng bằng hẹp có độ cao trung bình 5m thường bị núi cắt ngang và sau cùng là dải cát ven biển bị nhiều cửa lạch chia cắt.

Nhận thấy, Hà Tĩnh có sự đa dạng về địa hình, đa dạng về phát triển các hoạt động kinh tế thuộc nhiều ngành và nhiều lĩnh vực.Các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp phù hợp phát triển ở khu vực bằng phẳng như vùng đồng bằng ven biển của tỉnh. Hà Tĩnh cịn có nhiều cơ hội phát triển du lịch vì có nhiều cảnh quan đa dạng về núi và biển. Bên cạnh lợi thế về địa hình thì Hà Tĩnh có sự chia cắt về địa hình nên gặp nhiều khó khăn trong việc lưu thơng trên trục Đơng – Tây.

2.1.1.3 Khí hậu

Hà Tĩnh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều. Ngồi ra, Hà Tĩnh cịn chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam,vì những cơn gió lạnh từ miền Bắc đổ vào, và thời tiết ấm áp của miền Nam nữa. Với đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có một mùa đông giá lạnh của miền Bắc; nên thời tiết, khí hậu rất khắc nghiệt.

Nhận thấy, khí hậu tại Hà Tĩnh có đặc trưng là thời tiết khắc nghiệt, có nhiều mưa, bão trong suốt cả năm gây ra khó khăn, trở ngại cho đời sống của người dân tại tỉnh. Thời tiết khắc nghiệt nắng mưa cũng tạo nhiều tác động xấu đến nền kinh tế của tỉnh; ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian trồng trọt và mùa du lịch. Gần đây, Hà Tĩnh còn chịu sự ảnh hưởng của các cơn bão, áp thấp nhiệt đới với tần suất dày và xuất hiện bất thường gây nên nhiều khó khăn cho tỉnh.

25

Hà Tĩnh hiện có 276.003 ha rừng, gồm 199.847 ha rừng tự nhiên và 76.156 ha rừng trồng, với độ che phủ của rừng đạt 45 %. Rừng tự nhiên thường gặp là kiểu rừng nhiệt đới, vùng núi cao có thể gặp các loại rừng lá kim á nhiệt đới. Rừng trồng phần lớn là thơng nhựa. Hà Tĩnh có thảm thực vật rừng đa dạng với hơn 86 họ và 500 loài cây gỗ, gồm nhiều loại gỗ quý như lim xanh, sến, táu, đinh, gụ, pơmu... và nhiều loài thú quý hiếm như hổ, báo, hươu đen, dê sừng thẳng, trĩ, gà lơi và các lồi bị sát khác.

Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km với nhiều cửa sơng lớn với khoảng 267 lồi cá, thuộc 90 họ, trong đó có 60 lồi có giá trị kinh tế cao, 20 lồi tơm, nhuyễn thể như sị, mực,... Về khống sản, tỉnh có trữ lượng khống sản nằm rải rác ở hầu khắp các huyện gồm than đá, sắt, thiếc, phosphorit, than bùn, cao lanh, cát thuỷ tinh, thạch anh.

Hà Tĩnh có nhiều sơng nhỏ chảy qua, con sông lớn nhất là sông La và sơng Lam, ngồi ra có sơng Ngàn Phố, Ngàn Sâu, sơng Ngàn Trươi, Rào Cái. Tổng chiều dài các con sông khoảng 400 km, tổng sức chứa 13 tỷ m³. Còn hồ Kẻ Gỗ, hồ Sông Rác, hồ Cửa Thờ Trại Tiểu, đập Đồng Quốc Cổ Đạm... ước khoảng 600 triệu m³.

Nhìn chung, tỉnh Hà Tĩnh có tài nguyên tương đối phong phú và đa dạng. Tài ngun của tỉnh đóng vai trị hết sức quan trọng, nó tác động đến phát triển kinh tế của tỉnh.

2.1.1.5 Hành chính

Tỉnh Hà Tĩnh có 13 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 10 huyện với 216 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 21 phường, 13 thị trấn, và 182 xã.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công tại tỉnh hà tĩnh (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)