Quyền được hưởng ưu đãi về thuế giá trị gia tăng của doanh

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền của doanh nghiệp trong thực hiện nghĩa vụ nộp thuế giá trị gia tăng ở việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 36)

N r

2.2. Quyền được hưởng ưu đãi về thuế giá trị gia tăng của doanh

2.2.1. Quyền của doanh nghiệp trong thực hiện kê khai hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng chịu thuế giá trị gia tăng

Doanh nghiệp khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải có

nghĩa vụ kê khai, nộp thuế cho Nhà nước. Trong pháp luật thuế giá trị gia

tăng, kê khai thuế vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi của doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền tự mình kê khai thuế và có trách nhiệm với nội dung mình đã kê khai. Nghĩa vụ kê khai thuế giá trị gia tăng đối với loại hình hàng hóa, dịch vụ khác nhau, luật thuế giá trị gia tăng có những điều chỉnh riêng theo từng

loại săc thuê và có các chê tài ưu đãi riêng biệt cho các lĩnh vực sản xuât kinh

doanh khác nhau. Việc xác định được đúng ngành hàng doanh nghiệp kinh doanh cũng như xác định đúng mức thuế suất cho mặt hàng kinh doanh là một

vấn đề hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp, do doanh nghiệp có trách

nhiệm với nội dung mình đã kê khai cho nên sẽ ảnh hường trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài việc chế tài hỗ trợ và thúc

đẩy doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong nước thì Nhà nước theo chiến lược quan tâm chú trọng phát triển xuất khẩu làm động lực lôi kéo phát triển nền kinh tế do đó nghĩa vụ kê khai của doanh nghiệp đối với các loại hàng hóa, dịch vụ này có những điều chỉnh riêng.

2.2.2. Quyền được hưởng ưu đãi thuế đoi với hàng hóa, dịch vụ xuất khấu

Thơng tư số 219/2013/TT-BTC quy định tại điều 1 khoản 9 luật thuế giá trị gia tăng thuế suất thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu là 0%, Thuế suất

0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt

cơng trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện khơng chịu thuế giá trị gia tăng khi xuất khấu. Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức,

cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp xuất khẩu khi đầu vào mua trong nước phải chịu thuế giá

trị gia tăng theo quy định thì sau khi xuất khẩu sẽ được hoàn lại số thuế giá trị

gia tăng đã phải nộp. Đây được coi là một hình thức khuyến khích của Nhà nước đến các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa nội địa. Nhằm mục đích vận động các doanh nghiệp tập trung được nguồn lực trong nước để xuất khẩu sàn phấm, dịch vụ trong nước và cạnh tranh với hàng hóa trên thị trường quốc tế.

Tuy nhiên theo Thông tư sô 65/2013/TT-BTC ngày 17/5/2013 của Bộ

Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng,

hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 và Nghị định số 121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ thì các dịch vụ do

cơ sở kinh doanh cung cấp cho tổ chức, cá nhân ớ trong khu phi thuế quan

bao gồm: cho thuê nhà, hội trường, văn phòng, khách sạn, kho bãi, dịch vụ vận chuyển đưa đón người lao động; dịch vụ ăn uống không được hưởng thuế suất 0%. Tất nhiên, đây là một bất lợi lớn đối với các doanh nghiệp chế xuất, đặc biệt là những doanh nghiệp sử dụng nhiều dịch vụ từ các nhà cung cấp

trong nước. Các quy định trên làm tăng chi phí đáng kể. Đầu vào mà các công

ty chế xuất được hưởng dựa trên đặc điểm của loại hình này. Đây cũng là sự

khơng phù hợp và trái với nguyên tắc khấu trừ thuế của Luật thuế giá trị gia

tăng đó là thuế giá trị gia tăng đầu vào của cơ sở thực hiện đầy đủ chế độ hóa

đơn, chửng từ... Các cơ sở áp dụng đầy đủ hệ thống hóa đơn, chứng từ ... được khấu trừ thuế. Trong khi đó, hàng hóa do các nhà máy chế biến sản xuất được dùng để xuất khẩu và đương nhiên được hưởng thuế suất 0% nếu đáp

ứng đầy đủ các điều kiện về hóa đơn chứng từ. Trong khi đó doanh nghiệp

chế xuất có đủ hóa đơn chứng từ theo quy định thì một số dịch vụ lại khơng được khấu trừ thuế đầu vào, điều này thể hiện sự bình đẳng giữa các loại hình

doanh nghiệp. Do bẳn chất là doanh nghiệp chế xuất có tính chất là đối tượng

không chịu thuế giá trị gia tăng nên không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng

đầu vào. Cho nên việc quy định các mặt hàng và dịch vụ trên là không hợp lý và thể hiện sự phân biệt đối xử trong chính sách thuế giá trị gia tăng. Chi phí sản xuất kinh doanh làm tăng giá thành sản phẩm và giảm lợi thế cạnh tranh

cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Bên cạnh những lợi ích được hưởng từ chế tài của Nhà nước thì doanh

nghiệp xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ có nghĩa vụ phải kê khai thuế và nộp thuế

đầy đủ đúng hạn vào ngân sách Nhà nước. Lợi ích từ hoạt động xuất khấu đó

là doanh nghiệp được khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho việc xuất khẩu kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế. Qua đó ta có thể thấy được rằng với hoạt động xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ thì doanh nghiệp được hưởng lợi hơn so với hoạt

động trong nước. Xét trên góc độ bản chất của sự việc thì doanh nghiệp xuất khẩu chịu thuế suất 0% và doanh nghiệp không chịu thuế đều không phải nộp

tiền thuế giá trị gia tăng nhưng doanh nghiệp chịu thuế 0% sẽ được khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào và được hoàn thuế lại số thuế đã nộp; trong khi doanh nghiệp không chịu thuế thì khơng được khấu trừ thuế giá trị gia

tăng và khơng được hồn thuế.

2.2.3. Quyền được hưởng ưu đãi thuế đối với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu

Ngược lại với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thì hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu lại không được hưởng nhiều ưu đãi theo quy định của Nhà nước. Theo khoản 2, điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định về cách tính thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu được tính trên giá mua đã có thuế nhập khẩu. Với

cách tính thuế như vậy cho nên giá sản phẩm hàng nhập khẩu sẽ cao hơn giá

hàng hóa trong nước do phải gánh chịu nhiều loại thuế gối chồng lên nhau. Giá tính thuế — Giá + Thuế tiêu thu• + Thuế

giá trị gia tăng nhập khẩu đăc biêt• • • nhập khẩu

Khi doanh nghiệp thực hiện nhập khâu hàng hóa, dịch vụ ngồi th nhập khấu ra thì đối với một số mặt hàng hóa, dịch vụ đặc biệt khi nhập khẩu

vào Việt Nam sẽ phải chịu thêm sắc thuế là thuế tiêu thụ đặc biệt. Đối với loại• 1 • • • • •

thuế này thì khi nhập khẩu thì giá tính thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu là

giá bao gồm giá nhập khẩu cộng thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế nhập khẩu; do

có sự cộng dồn và gối chồng lên nhau của các loại thuế cho nên sẽ làm tăng

giá bán hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp nhập khâu. So sánh với giá trị hàng hóa trong nước thì dễ thấy có sự chênh lệch, hàng hóa và dịch vụ trong nước vẫn có lợi thế hơn về mặt giá cả. Các quốc gia thường đánh thuế đối với các hàng hóa nhập khấu vào quốc gia của mình nhằm mục đích giảm đi lợi thế của hàng nhập khẩu để không ảnh hướng đến hoạt động sản xuất trong

nước; điều đó giúp cân bàng giá cả trên thị trường đất nước.

Tuy nhiên ngoài những hạn chế về mặt gói chồng thuế phải nộp thì

Nhà nước ta cũng có quy định rất rõ rang tại Điều 5 đến Điều 29 Nghị định số

134/2016/NĐ-CP quy định cụ thể về đối tượng và trường họp được miễn, giảm và hồn thuế nhập khẩu điển hình như:

- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài

được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam trong định mức phù hợp với Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

hàng hóa trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế cùa người xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế.

- Hàng hóa nhập khẩu để gia cơng rồi xuất khẩu.

- Linh kiện, máy móc phục vụ cho quốc phòng an ninh, nghiên cứu khoa học, hoạt động dâu khi, dự án...

- Các giống vật nuôi, cây trồng ....

Trong quá trình nhập khẩu hàng hóa nếu sản phẩm bị hư hỏng, mất

mát khi trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan, nếu được cơ quan tổ

chức có thấm quyền giám định chứng nhận thì sẽ được giảm thuế. Mức giảm thuế căn cứ vào tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng đó. Ngồi ra, theo điều 34 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng hàng nhập khấu trong một số trường họp: hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng phải tái xuất được hồn thuế nhập khẩu và

khơng phải nộp thuế xuất khẩu. Tuy thuế nhập khẩu chỉ nhận được ưu đãi

hồn lại th khi có đâu ra là tái xuât ra nước ngoài hoặc khu phi thuê quan,

nhưng đó cũng là một điểm rất sáng trong quy định của pháp luật thuế về thuế nhập khẩu nhằm bảo đảm tính cơng bằng cũng như khơng gây ảnh hưởng đến cán cân thương mại trong nước.

Trong xu thế ngày nay, sự phát triển và tiên tiến về công nghệ cũng

như sự hội nhập kinh tế trên thế giới từng bước tiến tới tồn cầu hóa kinh tế. Tuy nhiên đi đối với việc ký các cam kết hội nhập kinh tế là việc cắt giảm

thuế tiêu biểu như: Hiệp định Việt Mỹ thì 224 dịng thuế xuất nhập khẩu sẽ giảm bình quân 30%; đối với WT0, Việt Nam cắt giảm 22% thuế nhập khẩu, hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA). Theo đánh giá của Bộ Tài

chính, ảnh hưởng từ cam kết WTO lên đất nước ta từ việc cắt giảm thuế nhập

khẩu là khá lớn, đặc biệt là ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách của đất nước. Nguồn thu từ thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện đang chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách. Thuế xuất nhập khẩu giảm xuống gây ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách của Nhà nước đối với doanh nghiệp trong

nước cao thể dẫn đến sự bảo hộ về quyền lợi của Nhà nước đối với sản xuất

trong nước của thuế xuất nhập khẩu sẽ giảm đi. Chính vì điều đó cần phải có phương hướng hồn thiện hệ thống thuế cho phù hợp để bù đắp sự suy giảm

nguồn thu từ thuế nhập khẩu. [8]

2.2.4. Quyền được hưởng ưu đãi thuế đối với hàng hóa, dịch vụ trong nước

- về đổi tượng chịu thuế:

Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định tại điều 2, đối tượng chịu thuế bao gồm hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng quy định gồm toàn bộ hàng

hóa, dịch vụ được mua bán, tiêu dùng trên thị trường: hàng hóa, dịch vụ được

sản xuất và tiêu dùng trong nước.

Tuy nhiên, do tính chât cùa sản xuât và tiêu dùng ở nuớc ta hiện nay, mặt khác để nâng đỡ và khuyến khích phát triển đối với một số ngành, lĩnh vực, tại Điều 4 thơng tư 219/2013/TT-BTC có quy định một số loại hàng hóa, dịch vụ khơng thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng. Hàng hóa, dịch vụ được

phân chia thành hai nhóm: (i) nhóm hàng hóa và dịch vụ khơng mang tính

chất tiêu dùng; và (ii) nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng mang tính chất xã

hội. Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 quy định 25 nhóm hàng hóa,

dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều

Luật thuế giá trị gia tăng có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2014 đã bổ sung một số loại hàng hóa và dịch vụ vào diện khơng chịu thuế giá trị gia tăng, bao gồm: bảo hiểm sức khỏe, các dịch vụ khác liên quan đến con người; các dịch

vụ bảo hiểm nông nghiệp khác; bảo hiểm tàu, thuyền, trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp đánh bắt thủy sản; bảo hiểm cho ngư dân; hoạt động bán tài sản bảo đảm của các khoản nợ của tổ chức Nhà nước

sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của các tổ

chức tín dụng Việt Nam đề góp phần thực hiện đề án thành lập Công ty quản

lý tài sản Việt Nam (VAMC); Phụ tùng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khấu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học.

Việc bố sung đối tượng không thuộc diện chịu thuế theo quy định cùa

pháp luật là một điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc trong diện

không chịu thuế theo quy định. Việc mở rộng đối tượng chịu thuế giúp kích thích tiêu dung trong nước, thúc đấy doanh nghiệp bán được nhiều hàng hóa

và dịch vụ hon; khắc phục tình trạng bị ứ đọng hàng hóa, dịch vụ; giúp đẩy mạnh sản xuất, phát triển nền kinh tế. Tiêu biểu như việc đưa các dịch vụ bảo

hiểm cho ngư dân, bảo hiểm tàu, thuyền, bảo hiểm nông nghiệp, các dụng cụ

và trang thiết bị cần thiết khác phục vụ trực tiếp đánh bắt thuỷ sản vào diện

không chịu thuế giá trị gia tăng. Việc này sẽ giúp các doanh nghiệp bảo hiểm

có thêm nguồn kinh phí hồ trợ người dân hạn chế rủi ro để đẩy mạnh hoạt

động sản xuất kinh doanh, từ đó phát triển về ngành nghề kinh doanh. Việc bổ sung linh kiện, máy móc thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khấu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học vào đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng sẽ tạo thuận lợi và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh, là nguồn động lực cho thúc đẩy tăng trường kinh tế.

Tuy nhiên, ngồi mặt tích cực trong việc mở rộng ngành nghề khơng chịu thế nhằm mục đích thúc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất• • • • • • • •

kinh doanh của doanh nghiệp thì vẫn cịn tồn tại những hạn chế nhất định. Quy định về nhóm đối tượng khơng chịu thuế theo văn bản pháp luật là quá rộng dần đến gây ra nhiều bất cập. Việc tiếp tục kéo dài đối tượng thuộc diện không chịu thuế rộng như trên sẽ gây ra sự bất lợi cho Nhà nước:

77ỉứ nhất, theo mục tiêu đề ra trong chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2021-2030 thì một trong những nội dung cải cách thuế giá trị gia tăng đó là cần thu hẹp đối tượng không chịu thuế để mở rộng cơ sở thuế và đảm bảo tính

liên hồn; đến năm 2025 cịn khoảng 20 nhóm hàng hóa, dịch vụ không chịu

thuế giá trị gia tăng; đến năm 2030 cịn khoảng 12 nhóm hàng hóa, dịch vụ

khơng chịu thuế giá trị gia tăng; thu hẹp dần đối tượng áp dụng thuế suất 5% vào năm 2025 để đến năm 2030 áp dụng cơ chế một mức thuế suất ngồi mức

thuế suất 0%.[15]. Có thể thấy, quy định theo xu hướng khơng thu hẹp hàng

hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng là chưa thực sự phù họp với mục tiêu đã được đề ra trong chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2021-2030.

Thứ hai, đứng trên góc nhìn về quyền lợi của doanh nghiệp thì quy

định của pháp luật về đối phạm vi đối tượng khơng chịu thuế khơng đem lại

lợi ích cho doanh nghiệp. Xét trên góc độ bản chất của thuế giá trị gia tăng thì

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền của doanh nghiệp trong thực hiện nghĩa vụ nộp thuế giá trị gia tăng ở việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)