Quyền khiếu nại của doanh nghiệp về quyết định hành chính trong

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền của doanh nghiệp trong thực hiện nghĩa vụ nộp thuế giá trị gia tăng ở việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 77 - 81)

N r

2.6. Quyền khiếu nại, khỏi kiện của doanh nghiệp

2.6.1. Quyền khiếu nại của doanh nghiệp về quyết định hành chính trong

lĩnh vực thuế giá trị gia tăng

Theo Luật Khiếu nại, khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tố chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan

hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, cơng chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình (Điều 2 Luật khiếu nại). Pháp luật quản lý thuế ngoài tuân thủ các quy định chung của Luật Khiếu nại còn cụ thể hóa quyền khiếu

nại của doanh nghiệp.

Chù thể giải quyết khiếu nại về khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng: Thơng thường, cơ quan có thẩm quyền quyết định về thuế, xử phạt là cơ quan

có nghĩa vụ tiếp nhận khiếu nại. Hệ thống cơ quan thuế được tổ chức từ trung

ương đến địa phương bao gồm Tổng Cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính, Cục thuế tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương và các chi cục thuế thuộc quận,

huyện. Các cơ quan thuế được giao quyền quản lý thuế đối với doanh nghiệp.

Theo đó, quyết định khấu trừ, hồn thuế giá trị gia tăng do các Cơ quan thuế

ban hành do người đứng đầu ký tên hoặc ủy quyền ký tên. Khiếu nại việc ra quyết định đối với Cơ quan thuế có thẩm quyền cũng chính là khiếu nại người

có thẩm quyền ra quyết định. Quyền xử phạt của cơ quan thuế được tiến hành bởi: công chức Thuế đang thi hành công vụ; Đội trưởng Đội Thuế; Chi cục trưởng Chi cục Thuế; Cục trưởng Cục Thuế; Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế (Điều 44 Luật Xử lý vi phạm hành chính). Thẩm quyến của cơ quan giải

quyết khiếu nại thuế được phân định theo phạm vi quản lý thuế.

Theo Khoản 1 Điêu 51 Nghị định 83/2013/NĐ-CP hướng dân Luật Quản lý thuế năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012 quy định Người nộp thuế, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan

Nhà nước có thấm quyền về việc xem xét lại quyết định hành chính, hành vi

hành chính của cơ quan quản lý thuế, cơng chức quản lý thuế khi có căn cứ

cho rằng quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích

hợp pháp cúa mình.

Theo Điều 12 Luật Khiếu nại, doanh nghiệp có quyền khiếu nại có thể trực tiếp khiếu nại, trong trường họp doanh nghiệp khơng thể trực tiếp khiếu

nại có thể ủy quyền cho người thân hoặc luật sư khiếu nại hoặc người trợ giúp

viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Thơng thường các doanh nghiệp thực hiện quyền khiếu nại Cơ quan thuế khi doanh nghiệp phát hiện sai phạm hoặc không đồng tình với: Nội dung quyết định cùa cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thu thuế hoặc xử phạt vi

phạm pháp luật thuế. Hoặc doanh nghiệp có quyền khiếu nại khi khơng đồng ý với quyết định thu thuế, quyết định phạt và hành vi vi hành chính của cơ quan có thẩm quyền thu thuế và người có thẩm quyền trong q trình quyết

định thu thuế.

Thứ nhất, đối với khiếu nại về nội dung: Khiếu nại về nội dung là khiếu nại quyết định nộp thuế liên quan đến căn cứ hoàn thuế giá trị gia tăng, thời hạn hoàn thuế giá trị gia tăng và căn cứ khấu trừ thuế giá trị gia tăng. Các quy định cụ thể về đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng, thời hạn và quy trình hồn thuế giá trị gia tăng điều kiện khấu trù’ thuế giá trị gia tăng, làm cơ sở đề

doanh nghiệp có thể tự xác định được việc cơ quan thuế quyết định khấu trừ

hay hoàn thuế là đúng hay sai. Tuy nhiên, việc hướng dẫn, giải thích pháp luật khơng có sự rõ ràng, khơng có sự thống nhất về các quy định của pháp luật về

khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng dẫn đến sự thiếu chính xác trong việc xử lý

của cơ quan thuê. Đê bảo vệ doanh nghiệp trong trường hợp này thì doanh nghiệp phải đưa ra bằng chứng chúng minh về việc Cơ quan thuế áp dụng pháp luật không đúng. Do cơ quan giải quyết khiếu nại lại chính là cơ quan có

thẩm quyền thu thuế cho nên không tránh khỏi quyết định giải quyết khiếu nại

thiếu tính cơng bằng và dựa trên ý chí chủ quan, điều này thường dẫn tới việc doanh nghiệp gửi khiếu nại làn hai hoặc khởi kiện ra tòa án hành chính.

Đối với khiếu nại về thủ tục: Việc khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng

phải tuân thủ theo theo trình tự thủ tục luật định, đúng thấm quyền. Cả cơ quan thuế và công chức ngành thuế cũng như doanh nghiệp cần phải thực

hiện theo Luật Quản lý thuế, Luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn thi hành. Khi có khiếu nại liên quan đến thủ tục khấu trừ, hoàn thuế giá

trị gia tăng thì doanh nghiệp là người bị thiệt hại do có hành vi vi phạm của

cơ quan, cơng chức thuế. Doanh nghiệp có nghĩa vụ cung cấp các bằng chứng chứng minh về việc vi phạm của cơ quan thuế cho người có thẩm

quyền xử phạt.

Thực tế vấn đề này phát sinh tại Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV Nghệ Thắng. Công ty Nghệ Thắng bắt đầu đi hoàn thuế từ tháng 12/2014 tại

Chi cục thuế thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. Ngay từ biên bản kết luận làm việc đầu tiên, cơ quan thuế đã kết luận không đủ điều kiện hồn và thơng báo dừng giãi quyết hồ sơ hồn thuế. Doanh nghiệp liên tục lên xuống nhiều lần giải trình với cơ quan thuế và nộp đơn khiếu nại lần 1. Chi cục thuế nhận sai và

yêu cầu Cơng ty Nghệ Thắng tạo điều kiện cho đồn kiểm tra quay lại doanh

nghiệp kiểm tra lại, vì khi lập biên bản và ra thơng báo dùng hồn thuế chưa kiểm tra kỳ. Công ty Nghệ Thắng tạo điều kiện cho kiểm tra tại doanh nghiệp, trường đoàn tiếp tục hạch sách và bỏ về. Doanh nghiệp lại khiếu nại lên lãnh

đạo và Chi cục thuế lại yêu cầu Công ty Nghệ Thang mang hồ sơ lên để lãnh đạo cho người khác kiểm tra. Sau khi kiểm tra xong, Chi cục thuế xin ý kiến

Cục thuê Bình Dương và tiêp tục ra thơng báo u câu doanh nghiệp chờ. Sau

khi kiểm tra, Cục thuế tỉnh Bình Dương kết luận là cơng ty hoạt động sản xuất,

gia công ván... là ngành nghề hoạt động không được phép kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo giấy phép, nên không được phép giải quyết kê khai, khấu trừ, hoàn thuế đối với trường họp trên. Doanh nghiệp lại phải khiếu nại lần 2 lên cấp cao hơn là Cục thuế tỉnh Bình Dương nhung khơng được thụ lý

với lý do rằng Chi cục thuế Thuận An chưa giải quyết khiếu nại lần 1 đúng quy trình và chuyển lại chi cục thụ lý. Doanh nghiệp mất một năm lên xuống cơ

quan thuế nhưng không nhận được kết quả như mong muốn gây ra thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp khi từ mức hoàn thuế 750 triệu đồng, cả năm qua doanh

nghiệp dồn lại tăng thêm khoảng 4 tỉ đồng. [10]

Trong trường hợp này, cơ quan thuế đã sai khi thể hiện rõ sự tắc trách trogn khâu thực hiện hoàn thuế, và sự lộng quyền cũng như hạch sách của cán bộ quản lý thuế, việc thực hiện không phù hợp dẫn đến sự sai sót nghiêm trọng gây khó khăn cho q trình hồn thuế của doanh nghiệp. Bên cạnh đó việc xử lý tranh chấp diễn ra trong thời gian quá lâu gây ra sự ảnh hưởng

nghiêm trọng đến tính hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm đó.

Trong quan hệ hành chính, doanh nghiệp vẫn ở vị trí yểu thế, việc yêu cầu

giải quyết khiếu nại nhằm bảo đảm quyền, lợi ích của mình vẫn cịn gặp q nhiều sự khó khăn.

Việc bảo vệ quyền của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thú tục khiếu nại cũng cho thấy những bất cập vẫn tồn tại sự không rõ ràng trong việc quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại cho doanh nghiệp, nhiều doanh

nghiệp muốn khiếu nại nhưng không biết phải gửi đơn đến cơ quan nào. Neu

nộp đơn khiếu nại khơng đúng chồ thì tốn thời gian, bởi vì cơ quan thuế từ lúc tiếp nhận đơn khiếu nại phải xác minh, kiểm tra; trong trường họp đã nhận đơn trong một thời gian dài nhưng chưa giải quyết và sau đó trả đơn vi khơng

đúng thâm qun thì ảnh hường đên hoạt động sản xuât kinh doanh cùa doanh

nghiệp. Đây cũng là một vấn đề nhức nhối trong công tác xử lý vấn đề khởi kiện của doanh nghiệp, Nhà nước cần cải thiện quy định rõ ràng hon và cách

giải quyết công bằng cũng như nhanh chóng để hạn chế tốn thời gian cơng sức và chi phí giữa 2 bên chủ thể.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền của doanh nghiệp trong thực hiện nghĩa vụ nộp thuế giá trị gia tăng ở việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 77 - 81)