Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Thực trạng và nguyên nhân chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã sông công giai đoạn 2007 2011 (Trang 32 - 33)

Pháp luật đất đai của Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn chung việc chấp hành pháp luật của người Trung Quốc là rất cao. Việc sử dụng đất đai ở quốc gia này thật sự tiết kiệm, Nhà nước hoàn toàn cấm việc mua bán chuyển nhượng đất đai. Do vậy, thị trường đất đai gần như khơng tồn tại mà chỉ có thị trường nhà.

Về chính sách đền bù thiệt hại: do đất đai thuộc sở hữu Nhà nước nên khơng có chính sách đền bù thiệt hại; khi Nhà nước thu hồi đất, kể cả đất nông nghiệp, tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà Nhà nước sẽ cấp đất mới cho các chủ sử dụng bị thu hồi đất.

Về phương thức đền bù thiệt hại: Nhà nước thông báo cho các chủ sử dụng đất biết trước việc họ sẽ bị thu hồi đất trong thời gian là một năm. Người dân có quyền lựa chọn hình thức đền bù thiệt hại bằng tiền hoặc bằng nhà cửa tại nơi ở mới. Ở Bắc Kinh và Thượng Hải, người dân thường lựa chọn hình thức đền bù bằng tiền và tự tìm chỗ ở mới phù hợp với cơng việc

của họ.

Về giá đền bù thiệt hại: tiêu chuẩn là giá thị trường. Mức giá này cũng được Nhà nước quy định cụ thể cho từng khu vực và chất lượng nhà, đồng thời được điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với thực tế. Riêng đất nông nghiệp sẽ đền bù thiệt hại theo tính chất của đất và loại đất (tốt, xấu).

Về TĐC: Các khu TĐC được xây dựng đồng bộ và kịp thời, thường xuyên đáp ứng yêu cầu nhiều loại căn hộ với các mục đích sử dụng khác nhau. Các chủ sử dụng phải di chuyển đều được chính quyền địa phương chú ý về điều kiện việc làm. Đối với các đối tượng chính sách xã hội, Nhà nước sẽ có chính sách riêng.

Về vấn đề giải quyết việc làm, giảm sức ép đơ thị: phát triển các xí nghiệp địa phương để thu hút việc làm, giảm sức ép đô thị. Đây là giải pháp được áp dụng hết sức thành công ở Trung Quốc. Tốc độ tăng trưởng cao của các doanh nghiệp địa phương đã tạo ra rất nhiều việc làm cho lực lượng lao động dôi dư ở khu vực nông thôn. Xây dựng các đô thị quy mô vừa và nhỏ để giảm bớt lao động nhập cư ở các thành phố lớn. Sự phát triển các đô thị nhỏ ở các vùng nông thơn cùng với cơng nghiệp hố nơng thơn sẽ là một giải pháp để thu hút lao động dư thừa, góp phần tối đa hố việc phân bổ các nguồn lực ở các khu vực và thu hẹp khoảng cách giữa các thành phố và vùng nông thôn. Các đô thị mới được thành lập ở các vùng nông thôn thúc đẩy nhu cầu về phát triển công nghiệp nông thôn và là nền tảng cho quá trình chuyển đổi bộ mặt xã hội của nông thôn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và nguyên nhân chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã sông công giai đoạn 2007 2011 (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w