Đất nước này cho phép hình thức sở hữu cá nhân đối với đất đai, do vậy về nguyên tắc khi Nhà nước hoặc các tổ chức lấy đất để làm bất cứ việc gì đều phải có sự thoả thuận về việc sử dụng đất giữa chủ dự án đầu tư và chủ đang sử dụng khu đất đó (chủ sở hữu) trên cơ sở hợp đồng.
Về giá đất để làm căn cứ bồi thường thiệt hại, các bên căn cứ vào mức giá do một uỷ ban của Chính phủ xác định trên cơ sở thực tế giá thị trường chuyển nhượng bất động sản. Việc bồi thường thiệt hại chủ yếu bằng tiền mặt,
các chủ sở hữu tự tìm đất phù hợp với điều kiện của họ. Nếu phải di chuyển nhà ở đến nơi ở mới, Uỷ ban này sẽ chỉ cho người dân biết họ sẽ phải đến đâu, phải trả tiền một lần, được thuê, hay mua trả góp. Nếu người bị thu hồi không chịu di chuyển sẽ áp dụng hình thức cưỡng chế.
Việc bố trí khu TĐC được Nhà nước thực hiện một cách chủ động, quan tâm đúng mức và luôn đáp ứng đầy đủ các nhu cầu TĐC.
Đài Loan rất chú trọng việc đào tạo cán bộ địa chính có đủ phẩm chất, năng lực phục vụ cho cơng tác đền bù GPMB. Việc tổ chức đào tạo được chuyên nghiệp hoá với nhiều nghiệp vụ và hệ thống giáo trình chất lượng cao. Việc tuyên truyền vận động đối với các đối tượng phải di dời được thực hiện rất tốt. Ngay từ đầu, gần như 100% các hộ dân đã hiểu và chấp hành chính sách pháp luật, phương án đền bù và GPMB của Nhà nước.
Những bài học kinh nghiệm của các quốc gia này cho thấy các văn bản của họ đều đầy đủ, kịp thời và được điều chỉnh linh hoạt phù hợp với thực tế. Việc đền bù GPMB không chỉ thực hiện với các dự án sử dụng đất mới để xây dựng các cơng trình mà cịn để cải tạo chỉnh trang chính bộ mặt của đơ thị đó. Trên đây là những bài học kinh nghiệm từ một số nước trên thế giới để giải quyết những phát sinh trong việc CĐMĐSDĐ trong quá trình ĐTH. Với điều kiện của nước ta hiện nay, đó là những bài học bổ ích có thể tham khảo giúp chúng ta có bước đi thích hợp hơn.
Phần 3