- Thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên
1. Đầu tư sản xuất 53.504 0,
4.4.2. Những giải pháp cụ thể
a) Giải pháp từ phía hộ nơng dân
Việc CĐMĐSDĐ có tác động rất nhiều đến phát triển kinh tế - xã hội của hộ nơng dân. Qua nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế ở các hộ nông dân cho thấy để nâng cao đời sống của hộ nông dân đang diễn ra mạnh mẽ cần giải
quyết đồng bộ nhiều vấn đề. Trong đó cần tập trung nghiên cứu một số vấn đề, một số giải pháp chủ yếu có liên quan trực tiếp đến hộ nơng dân đó là:
+ Tập trung đầu tư vốn vào những cây trồng, vật ni có giá trị kinh tế cao. + Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng nông sản phẩm.
+ Trong quá trình đầu tư sản xuất các hộ phải xác định phương án sản xuất kinh doanh, tính tốn sơ bộ các khoản chi phí đầu tư để xác định lượng vốn cần đầu tư, từ đó xác định vốn vay cho phù hợp.
+ Chuyển đổi cơ cấu sản xuất kinh doanh, sản xuất nông nghiệp theo định hướng chung của thị xã, theo điều kiện cụ thể của các chủ hộ.
Nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất bằng cách chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cần lựa chọn cây trồng phù hợp có năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt phù hợp với điều kiện thời tiết, đất đai của nông hộ.
Cần thực hiện quy hoạch nông nghiệp thông qua công tác đánh giá đất. Tổ chức các lớp học tập huấn về quy trình chăm sóc rau an tồn, giới thiệu kịp thời loại thuốc phịng trừ sâu bệnh cho người nơng dân.
Các hộ nông dân cần mạnh dạn và chủ động trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Tăng cường đầu tư vốn, quản lý và chăm sóc vườn cây, đặc biệt là thời kỳ kiến thiết cơ bản. Tuân thủ đúng với quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn vê tỷ lệ cây trồng, phân bón, phun thuốc. Tìm hiểu và xã định đúng loại sâu bệnh trên cây, từ đó có biện pháp xử lý chính xác.
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cần đặc biệt chú ý đến hệ thống các cơng trình chung phục vụ sản xuất như các cơng trình thuỷ lợi, điện, đường giao thơng… đảm bảo việc cung cấp nước đầy đủ, nguồn nước sạch, đảm bảo vệ sinh môi trường. Khi chuyển đổi cần tuyệt đối tránh việc làm ảnh hưởng đến sản xuất của các hộ xung quanh do khơng tính tốn trước khi chuyển đổi.
* Đẩy mạnh công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo hướng hàng hố thực phẩm cao cấp, sinh thái, cảnh quan mang ý nghĩa kinh tế - xã hội và nhân văn.
Trong những năm tới, trong khi duy trì cơ cấu kinh tế của thị xã theo hướng công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ, phải coi trọng sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành và cơ cấu sản phẩm, thực hiện tốt mối liên kết giữa nội ngành, giữa các ngành kinh tế, vùng kinh tế với nhau, tạo tiền đề chuyển dịch từng bước cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp.
Cần đẩy mạnh công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển nông nghiệp để hình thành các vùng sản xuất hàng hố, trong đó xác định vùng kinh tế trọng điểm và vùng chuyên canh. Quy hoạch một số vùng sản xuất hàng hố quy mơ lớn như vùng sản xuất rau sạch, chè sạch, vùng nuôi cá và các cây con đặc sản đạt hiệu quả kinh tế cao.
* Cần sớm có quy hoạch sử dụng đất nơng nghiệp đồng bộ
Tỉnh Thái Ngun nói chung, thị xã Sơng Cơng nói riêng cần có chủ trương và các hướng dẫn cụ thể cho hộ nông dân được chuyển đổi phương hướng sử dụng đất theo mục tiêu thụ hiệu quả kinh tế cao trên đơn vị diện tích. Cụ thể:
- Chuyển diện tích đất trồng cây lương thực kém hiệu quả và một phần đất lúa sang trơng cây ăn quả hàng hố, rau cao cấp với công nghệ sạch hoặc trồng cây công nghiệp ngắn ngày cho xuất khẩu.
- Chuyển toàn bộ vùng trũng sang cấy một vụ lúa, một vụ thả cá, hoặc chuyên cá kết hợp với chăn nuôi vịt trên mặt nước, trên bờ trồng cây ăn quả.
* Đưa khoa học công nghệ mới áp dụng vào sản xuất nông nghiệp
Cần ứng dụng các yếu tố khoa học cơng nghệ vào sản xuất nơng sản hàng hố để tăng năng suất cây trồng. Tăng năng suất lao động, giảm chi phí lao động và chi phí sản xuất. cụ thể là đẩy mạnh tốc độ và nâng cao mức độ cơ giới hố sản xuất và chế biến nơng, lâm thuỷ sản, ứng dụng các thiết bị công nghệ tiên tiến, tạo điều kiện nâng cao chất lượng nông sản chế biến.
* Giải pháp về dân số, lao động và việc làm
Thứ nhất, thị xã cần có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất như ưu đãi trong vay vốn, miễn giảm thuế, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Có chính sách hỗ trợ cơng tác đào tạo, truyền nghề để nghề truyền thống khơng bị mai một. Hoặc có thể mở những lớp đào tạo và nâng cao tay nghề cho tầng lớp lao động địa phương.
Thứ hai, mở các lớp đào tạo nghề không chỉ cho lao động bị mất đất mà còn cho cả lớp lao động kế cận trong tương lai. Trong thời gian tới cần chú trọng cơng tác đào tạo nghề. Chính quyền địa phương cần liên kết với các doanh nghiệp có thể ưu tiên tuyển dụng luôn những lao động đã qua đào tạo này. Ngoài ra, trường dạy nghề cần phải đạt được những tiêu chuẩn do doanh nghiệp đưa ra. Do đó, trường dạy nghề cũng cần liên kết với các doanh nghiệp: doanh nghiệp cử giáo viên hỗ trợ trong giảng dạy, học sinh ở trường dạy nghề có thể đến thực tập tại các doanh nghiệp. Trích một phần tiền do chuyển đổi mục đích sử dụng đất vào các trường dạy nghề của địa phương nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề và hỗ trợ một phần học phí đối với con em những gia đình bị thu hồi đất.
Thứ ba, đối với những lao động đã quá tuổi đào tạo nghề mà bị mất đất thi cần khuyến khích họ chuyển sang các ngành dịch vụ, TTCN với các hình thức thích hợp.
* Giải pháp về môi trường sinh thái
- Đối với việc xử lý nước thải và nước mặt, giải pháp lâu dài và đảm bảo chất lượng nguồn nước và môi trường sinh thái của các con sông và ao hồ trên địa bàn là làm sạch các nguồn nước đổ ra sông hồ. Muốn vậy cần phải thực hiện các biện pháp như: Đối với các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất cần có biện pháp bắt buộc về xử lý nước thải trước khi đổ ra các sông nhằm đảm bảo chất lượng nước sơng khỏi các chất thải, hố chất độc hại, đối với các khu công nghiệp mới xây dựng, hệ thống xử lý nước thải công nghiệp
phải được xây dựng đồng thời cùng với việc phát triển các dự án khu cơng nghiệp. Với các xí nghiệp cơng nghiệp nằm riêng lẻ, phải xây dựng các trạm xử lý nước thải cục bộ. Đối với các khu dân cư, hệ thống thoát nước của các khu vực này cần thiết kế tách riêng với hệ thống nước mưa.
Đối với nguồn nước ngầm: Giải pháp lâu dài để đảm bảo chất lượng nguồn nước ngầm là giảm tối đa lượng nước thải ô nhiễm ngầm xuống lòng đất. Muốn vậy cần xây dựng hệ thống cống rãnh thoát nước tốt, xử lý nghiêm những trường hợp đổ chất thải, rác thải ơ nhiễm xuống lịng đất. Việc khai thác nguồn nước ngầm cũng phải từng bước đưa vào quản lý và thực hiện theo quy hoạch tránh tình trạng khai thác nước ngần tràn lan, gây cạn kiệt nguồn nước.
- Đối với các loại rác thải công nghiệp độc hại cần phải tách khỏi các rác thải công nghiệp thông thường và được xử lý theo các yêu cầu riêng phù hợp với từng loại rác thải.
c) Các giải pháp từ phía nhà nước
* Giải pháp về cơ chế chính sách
- Về cơng tác quản lý nhà nước nói chung:
+ Tập trung thực hiện có hiệu quả ngày càng cao các cơ chế, chính sách trong các lĩnh vực: Quy hoạch quản lý đầu tư, xây dựng, quản lý ngân sách, quản lý hành chính, quản lý và sử dụng đất, quản lý thị trường, các lĩnh vực xã hội.
+ Thực hiện tốt chính sách sử dụng và đãi ngộ tri thức, trọng dụng và tôn vinh nhân tài, tạo điều kiện về lực lượng tri thức trong tỉnh tham gia tích cực vào giải quyết các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội.
+ Nâng cao giáo dục pháp luật, trợ giúp quản lý cho người nghèo. - Về chính sách khuyến nơng và chuyển giao khoa học cơng nghệ. Việc nâng cao trình độ KHKT cho nơng dân là hết sức cần thiết, nhất là
trong q trình CNH – HĐH nơng nghiệp nơng thơn. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng địi hỏi nơng dân phải có kiến thức về KHKT, tn thủ đúng quy trình cơng nghệ.
Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội cần giúp các hộ nơng dân có được các buổi tập huấn kỹ thuật để phổ biến kiến thức, giải đáp những băn khoăn vướng mắc của các hộ nông dân, phổ biến các quy trình cơng nghệ mới.
Tăng cường tổ chức các hội nghị đầu bờ, tổ chức toạ đàm tham quan học tập kinh nghiệm. Đây là hình thức rất có hiệu quả giúp cho nơng dân nắm bắt được các kiến thức khoa học kỹ thuật và các kinh nghiệm quý báu trong sản xuất.
Khuyến khích thành lập và phát triển tổ chức hiệp hội nghề nghiệp như: hiệp hội làm vườn, hiệp hội chăm sóc sinh vật cảnh….Đây là tổ chức mang tính tự nguyện cao, có tác dụng rất tốt trong việc giúp đỡ lẫn nhau để phát triển sản xuất.
- Về chính sách đền bù đất đai
Việc tính giá đền bù đất ở vẫn tính theo giá đất nơng nghiệp. Trên thực tế, khi dự kiến xây dựng khu đô thị mới, khu công nghiệp, đường giao thơng….thì phần đất giáp ranh của đất nơng nghiệp bị thu hồi đã bị thay đổi giá trị, khơng cịn mang tính giá trị của đất nơng nghiệp nữa. Do đó mức giá đền bù hiện nay vẫn chưa được thoả đáng đối với người nông dân. Nhà nước và các ban ngành cần xây dựng khung giá đất hợp lý hơn.
- Về chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng góp phần cho sự thành công trong sản xuất nông nghiệp. Nhà nước cần đầu tư phát triển hệ thống giao thông phường xã, đường nội đồng, cứng hoá kênh mương cấp thoát nước tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Nhà nước cần dành quỹ đất, xây dựng quy hoạch chi tiết và có chính sách khuyến khích đầu tư nhằm phát triển hệ thống các
cụm công nghiệp, làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ. - Chính sách tín dụng ngân hàng
Thực tế nhiều hộ ngại vay vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh. Nhiều hộ khá là những hộ mạnh dạn vay vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh, chuyển đổi cây trồng. Như vậy để phát triển sản xuất nơng nghiệp nói riêng cũng như kinh tế nói chung cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cac hộ vay vốn để khuyến khích các hộ tăng cường đầu tư vào sản xuất kinh doanh để có thể nâng cao thu nhập cho hộ.
Trong thời gian gần đây, việc vay vốn để phát triển sản xuất đối với người dân đã tương đối thuận lợi. Ngân hàng và quỹ tín dụng đã cải tiến một số thủ tục giúp cho nông dân vay vốn được dễ dàng hơn.
- Về chính sách thị trường
+ Tích cực phát triển thị trường mới, nhất là thị trường xuất khẩu, thị trường nông thôn nhằm thực hiện tốt việc tiêu thụ hàng hố nơng sản cho nông dân và tạo điều kiện phát triển sản xuất cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp. Có biện pháp kích thích sức mua của dân, nhất là ở khu vực nông thôn, nơi tập trung nhu cầu tiêu thụ lớn của thị trường.
+ Phổ biến kịp thời các thông tin về thị trường, đầu tư nâng cao năng lực dự báo thị trường. Hình thành hệ thống quản lý chất lượng hàng hố trong tồn thành phố, nhất là đối với các mặt hàng nông – lâm - thuỷ sản.
+ Xây dựng mạng lưới đại lý, các nhà phân phối tiêu thụ sản phẩm rộng khắp, đa dạng loại hình và quy mơ, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia. Hình thành hệ thống tiêu thụ nơng sản cho nơng dân qua sàn giao dịch.
* Giải pháp về nguồn nhân lực
Tiếp tục mở rộng dạy nghề bằng nhiều hình thức, có chính sách đào tạo nghề cho những người dân bị mất đất nhưng chưa có việc làm thường xuyên.
* Về chính sách thu hút đầu tư nước ngồi
tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và từ tỉnh ngoài vào thành phố, khuyến khích các dự án đang hoạt động đầu tư và mở rộng sản xuất.
Phần 5