- Thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của Thị xã Sông Công
Thị xã Sông Công được xác định là một thị xã công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên với cơ cấu kinh tế như sau: Công nghiệp - Thương mại, Dịch vụ - Nông lâm nghiệp, Thủy sản. Được sự chỉ đạo, giúp đỡ hiệu quả của UBND và các Sở, ban, ngành của tỉnh, UBND thị xã đã chủ động nắm bắt tình hình, nâng cao tinh thần trách nhiệm, chỉ đạo điều hành thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Với tinh thần đoàn kết, sự nỗ lực, cố gắng của các cấp Uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc thị xã Sông Công đã tổ chức thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Bình quân trong 5 năm (2006 - 2010) kinh tế của thị xã tăng trưởng 19,19%, vượt chỉ tiêu 1,19% so với nghị quyết đề ra. Kinh tế tiếp tục phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao.
Biểu đồ 4.1. Biểu đồ cơ cấu kinh tế
(Nguồn: Phịng thống kê thị xã Sơng Cơng) a) Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
* Khu vực kinh tế nông nghiệp:
- Về trồng trọt: Tổng sản lượng lương thực cây có hạt ước đạt 17.165tấn, bình quân lương thực trên đầu người đạt 343,3kg. đạt 100,9% kế hoạch tỉnh giao bằng 104% kế hoạch tỉnh giao, bằng 100,9% kế hoạch thị xã, tăng 2% so với cùng kỳ. sản lượng một số cây hoa màu đạt khá so với kế hoạch tỉnh giao.
Diện tích trồng rừng sản xuất trên địa bàn đạt 233,1ha, trong đó trồng rừng tập trung theo chương trình 147 của Chính phủ đạt 142,1ha, bằng 95% kế hoạch; Lâm trường Phúc Tân trồng 32ha, trồng cây phân tán thuộc dự án của Chi cục phát triển nông thơn triển khai thực hiện tại xã Bình Sơn 53ha; Trồng cây trong các hộ dân cư 6ha. Công tác quản lý, bảo vệ rừng được tăng cường và thực hiện theo quy định; diện tích chè trồng mới 10ha, bằng 100% kế hoạch tỉnh giao.
- Về chăn nuôi: Ngay sau khi phát hiện dịch cúm gia cầm tái phát ở phường Cải Đan, UBND thị xã đã chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp,
thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống, khoanh vùng và dập dịch, kịp thời tiêu huỷ 19.191 con gia cầm nhiễm dịch và 4.996 quả trứng. Công tác tiêm phịng, kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm sốt giết mổ được các địa phương triên khai thực hiện tốt; đàn gia súc, gia cầm, phát triển ổn định. Nuôi trồng thủy sản đạt khá.
* Khu vực kinh tế cơng nghiệp
Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn có nhiều biến động. Sản xuất công nghiệp trong quý I và quý II giảm sút do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế từ cuối năm 2008; Đến nay sản xuất đã dần phục hồi và tăng so với cùng kỳ. Bình Quân trong 5 năm (2006-2010) tăng 28%, vượt chỉ tiêu so với nghị quyết đề ra.
* Khu vực kinh tế dịch vụ
Hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ trên địa bàn tiếp tục phát triển, năm 2009 tổng giá trị sản xuất đạt 100% kế hoạch được giao, tổng giá trị sản xuất ước đạt 700 tỷ đồng, bằng 100% so với kế hoạch, tăng 19,05% so với năm 2008. Năm 2010 đạt 843 tỷ đồng đạt 120% so cùng kỳ. Hoạt động bưu chính, viễn thơng và ngành điện, nước của thị xã tiếp tục được quan tâm đầu tư, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phục vụ nhân dân. Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt thị trường được duy trì góp phần ổn định thị trường, đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng.
b) Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Được các cấp, các ngành và địa phương tập trung quan tâm. Chỉ đạo thực hiện tốt chiến dịch chăm sóc sức khoẻ, kế hoạch hố gia đình tại các xã, phường. Năm 2010 tỷ suất sinh thơ thực hiện 14,56‰, giảm 1,14‰ so với kế hoạch (chỉ tiêu tỉnh giao giảm 0,2‰); số người sinh con thứ 3 là 17, giảm 7
người so với năm 2009. Tổng dân số thị xã tại thờì điểm điều tra 01/04/2009 là 49.825 người.
Theo số liệu thống kê dân số trung bình năm 2010 của thị xã Sơng Công là 50.603 nhân khẩu (năm 2009 là 50.000 nhân khẩu), trong đó dân cư đơ thị chiếm 51,59%, dân cư nông thôn chiếm 48,41%. Tỷ lệ Nam chiếm 51,98%, tỷ lệ Nữ chiếm 48,02%. Năm 2009 giải quyết việc làm mới cho 1.115 lao động. Thu nhập bình quân năm 2009 đạt 24,40 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ xã nghèo còn 1 xã. Tỷ lệ hộ nghèo còn 6,03%, giảm 3,48% so với cuối năm 2008, vượt chỉ tiêu kế hoạch.
Triển khai thực hiện đồng bộ các chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm và các chế độ chính sách xã hội. Năm 2009 hỗ trợ hộ nghèo xoá được 15 nhà dột nát; xây mới 4 nhà tình nghĩa; đào tạo nghề cho 698 lao động, đạt 155% kế hoạch. Tổ chức thực hiện tốt các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, thăm hỏi, tặng quà, cứu trợ, chi trả trợ cấp kịp thời đến các đối tượng người có cơng và đối tượng thuộc diện chính sách xã hội theo quy định. Thực hiện hỗ trợ 30 hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ, ngân sách thị xã hỗ trợ 242 triệu đồng.
Triển khai thực hiện các chính sách của nhà nước đến các hộ dân tộc thiểu số có đời sống khó khăn tại xã Vinh Sơn, xã Bình Sơn. Hồn thiện, đưa vào sử dụng nhà sinh hoạt cộng đồng tại xóm Phú Sơn, xã Bình Sơn trị giá 120,5 triệu đồng. Duy trì kiểm tra, giám sát trợ giá, trợ cước các mặt hàng chính sách cho các hộ dân của 2 xã Vinh Sơn, Bình Sơn.
c) Nhận xét
* Về điều kiện tự nhiên
Với điều kiện tự nhiên đặc trưng địa hình trung du, gị đồi nhiều, tuy có diễn biến phức tạp của thời tiết xấu, nhưng nói chung khá thuận lợi cho việc
sản xuất phát triển kinh tế, nếu được đầu tư mọi mặt sẽ tạo điều kiện cho việc phát triển một nền sản xuất hàng hoá với những mũi nhọn đặc thù cũng như tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật, cũng như giao lưu các sản phẩm hàng hoá trên thị trường.
* Về điều kiện kinh tế - xã hội
- Thuận lợi:
Thủ tướng chính phủ đã có quyết định quy hoạch tỉnh Thái Nguyên trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Thái Nguyên hiện là đô thị hạng I và là trung tâm vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Thành phố Thái Nguyên sẽ trở thành vùng kinh tế trọng điểm Bắc thủ đô Hà Nội. Khu công nghiệp Sông Công thuộc thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên là một trong những cơng
trình trọng điểm.
Đất đai thị xã có vị trí thuận lợi về cơ sở hạ tầng, thuận tiện về giao thơng, gần nguồn nước, có cảnh quan thiên nhiên, gần các trung tâm kinh tế lớn, đây chính là một lợi thế rất lớn để Thị xã Sông Công đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập trung phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, góp phần xây dựng phát triển ngành công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên.
- Thời cơ và thách thức:
Khu công nghiệp Sông Công có diện tích khá lớn (470ha) đang được đầu tư các dự án lớn. Tuy nhiên một bộ phận dân cư khá đơng tập trung phần phía Đơng của thị xã, đất đơ thị có 1/3 nằm ở trung tâm thị xã do đó chi phí đền bù giải phóng mặt bằng khá lớn 3-4 tỷ/ha, phức tạp khi phải di dân, phải lo khu tái định cư, xử lí ơ nhiễm mơi trường cần phải có sự nỗ lực, cố gắng trong cơ chế chính sách, giải pháp thực hiện quy hoạch.…
Khả năng huy động vốn nội lực còn hạn chế, nguồn vốn đầu tư còn phụ thuộc nhiều vào ngân sách trung ương và bên ngồi, cần được khắc phụ từng bước.
Tình trạng ảnh hưởng mơi trường sinh thái cũng là một thách thức lớn đối với thị xã, địi hỏi phải có những nỗ lực hết sức to lớn trong việc gìn giữ, bảo vệ những tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái, tính đa dạng sinh học...
* Nhận định chung:
Là đơ thị trẻ, trung tâm kinh tế phía Nam tỉnh Thái Nguyên với các ngành công nghiệp chủ chốt, thị xã Sông Công đang được xếp đô thị hạng III. Để thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và trên địa bàn thị xã sơng Cơng đến năm 2020, cần có một nguồn lực rất lớn, nguồn lực đó đến năm 2020 vẫn nằm ngồi khả năng của Thị xã, vì vậy cần từng bước vững chắc và đầu tư ưu tiên, có trọng điểm, kịp thời, cần huy động tối đa nguồn lực từ các thành phần kinh tế, từ nhân dân, kết hợp với nguồn lực lớn nhất vẫn là từ ngân sách trung ương, vốn của các bộ, ngành, các tổ chính phủ, các tổ chức kinh tế, các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Khai thác các mối quan hệ vùng, hợp tác phân công lao động, kết hợp và hỗ trợ giữa các ngành kinh tế, hình thành các liên doanh, liên kết trong việc thực hiện các dự án đầu tư, các mối liên doanh, liên kết trong và ngoài nước.