5. Kết cấu đề tài
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trúng thầu xây lắp
1.3.2. Các nhân tố thuộc doanh nghiệp
Nhóm nhân tố này bao gồm tất cả hệ thống các yếu tố thuộc bên trong doanh nghiệp xây dựng. Các doanh nghiệp xây dựng cần cố gắng phân tích một cách cặn kẽ các yếu tố đó nhằm xác định ưu, nhược điểm của mình. Trên cơ sở đó đưa ra biện pháp nhằm giảm bớt nhược điểm và phát huy ưu điểm để đạt được khả năng trúng thầu cao nhất.
1.3.2.1 Uy tín và kinh nghiệm của nhà thầu
Khi đánh giá các tiêu chí để lựa chọn nhà thầu, chủ dự án không chỉ căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ thuật, giá cơng trình do doanh nghiệp đưa ra mà chủ đầu tư cịn xem xét đến uy tín trên thị trường và kinh nghiệm của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các dự án tương tự trước đó. Uy tín của nhà thầu được thể hiện qua các tiêu chí như: Uy tín về thương hiệu, uy tín về năng lực thi cơng, uy tín về năng lực tài chính và đội ngũ cán bộ, cơng nhân viên lành nghề. Đó là những yếu tố hết sức quan trọng tác động đến khả năng trúng thầu của
24
doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp ln xem việc xây dựng thương hiệu, uy tín trên thị trường là yếu tố hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển của mình.
1.3.2.2 Cơng nghệ thi cơng và hệ thống thiết bị máy móc thi cơng của doanh nghiệp xây dựng.
Đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới khả năng doanh nghiệp có thể tham gia dự thầu và trúng thầu các cơng trình với số lượng lớn, giá trị và yêu cầu kỹ thuật phức tạp hay khơng. Một doanh nghiệp nếu có tiềm lực mạnh về máy móc thiết bị và cơng nghệ sẽ được đánh giá cao trong quá trình cạnh tranh với các doanh nghiệp xây dựng khác. Được thể hiện qua:
- Số lượng, chủng loại máy móc thiết bị thi cơng mà doanh nghiệp hiện có. Nó sẽ được giới thiệu trong hồ sơ dự thầu và nó được chứng minh cho bên mời thầu biết khả năng huy động vốn, nguồn lực về thiết bị thi công của nhà thầu trong việc bảo đảm thi cơng cơng trình đúng u cầu của chủ đầu tư.
- Trình độ tiên tiến, hiện đại về kỹ thuật và công nghệ của nhà thầu, đó là máy móc thiết bị và quy trình cơng nghệ mà doanh nghiệp sử dụng trong tổ chức thi công, các đặc điểm kỹ thuật của máy móc thiết bị, vật liệu xây dựng cho phép doanh nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Ngoàira, sự hiện đại về kỹ thuật và cơng nghệ cịn giúp doanh nghiệp có được sự dẫn đầu về cơng nghệ, qua đó giúp doanh nghiệp thực hiện được các chiến lược ưu thế duy nhất của mình trong đấu thầu.
- Tính đồng bộ của máy móc thiết bị, cơng nghệ và sự phù hợp trong điều kiện sử dụng cũng như việc huy động tối đa các nguồn lực vật chất và phối hợp một cách đồng bộ các nguồn lực đó trong cạnh tranh
- Hiệu năng kỹ thuật của máy móc thiết bị và việc tận dụng cơng suất của chúng. Nó đánh giá trình độ sử dụng máy móc thiết bị của doanh nghiệp và tác động tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Khả năng đổi mới công nghệ và chiến lược đổi mới cơng nghệ của doanh nghiệp xây dựng. Nó tác động tới khả năng tăng cường sức mạnh cạnh tranh
25
của doanh nghiệp và tạo khả năng nghiên cứu và nâng cao chất lượng sản phẩm, giúp doanh nghiệp giữ vững được uy tín và thị phần của mình.
1.3.2.3 Năng lực tài chính của doanh nghiệp
Khả năng về tài chính của doanh nghiệp, đây là một trong những điều kiện quan trọng mà chủ đầu tư đòi hỏi nhà thầu, trong hồ sơ mời thầu điều kiện này thể hiện dưới dạng điều khoản chủ yếu của doanh nghiệp là phải lành mạnh về tài chính. Khơng nhà thầu nào có thể tham gia dự thầu nếu tài chính khơng lành mạnh.
Năng lực tài chính của doanh nghiệp thể hiện qua các điểm sau:
- Khả năng tài chính tự có của doanh nghiệp thơng qua nguồn vốn cố định, cơ cấu phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, qua lượng vốn lưu động và quỹ tích luỹ phát triển sản xuất.
- Khả năng huy động vốn ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp, đây là yếu tố đặc biệt quan trọng trong đấu thầu vì nguồn vốn đáp ứng nhu cầu trong bảo lãnh thực hiện hợp đồng xây dựng và ứng vốn chủ yếu là vốn vay. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thắng thầu của doanh nghiệp. Việc làm rõ nguồn vốn huy động để thực hiện hợp đồng là chỉ tiêu chủ yếu được chủ đầu tư đánh giá rất cao. Qua đó nhà thầu khẳng định được độ tin cậy và tính ổn định của các nguồn vốn vay thì sẽ đảm bảo được khả năng thắng thầu của mình.
- Sự hợp lý và linh hoạt trong cơ cấu tài chính của doanh nghiệp cũng như mức sinh lời của vốn đầu tư. Nó thể hiện tính hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn vốn và sẽ tác động tích cực đến năng lực cạnh tranh trong đấu thầu. Nó giúp cho nhà thầu có thể thực hiện được nhiệm vụ kinh doanh trong điều kiện bị hạn chế về nguồn vốn, tạo được uy tín và niềm tin của bạn hàng, với chủ đầu tư, với nhà tài trợ và tăng cường khả năng huy động vốn từ bên ngoài cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
26
Chất lượng của đội ngũ lao động ảnh hưởng rất lớn tới khả năng thi công và chất lượng cơng trình cũng như khả năng trúng thầu của doanh nghiệp xây dựng. Bởi vậy quan tâm đến số lượng, chất lượng đội ngũ lao động là yêu cầu thiết yếu để nâng cao khả năng thắng thầu của doanh nghiệp xây dựng. - Trình độ, năng lực của lực lượng quản trị viên và của ban lãnh đạo doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp xây dựng, năng lực và độ nhạy của các quản trị viên và chiến lược đấu thầu mà cán bộ lãnh đạo theo đuổi quyết định phần lớn tới khả năng thắng thầu của doanh nghiệp. Nó quyết định đến uy tín và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường nói chung và với bạn hàng, chủ đầu tư nói riêng.
Trình độ kỹ thuật và cấp độ lành nghề của đội ngũ cơng nhân trong doanh nghiệp. Nó được đánh giá thơng qua trình độ, ngành nghề đào tạo cũng như khả năng làm việc thực tế và kinh nghiệm lâu năm của người lao động. Việc có được một đội ngũ công nhân lành nghề, cơ cấu ngành nghề chuyên môn, cơ cấu bậc thợ hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo ra được những cơng trình có chất lượng cao, cả về kỹ thuật và mỹ thuật với giá cả hợp lý.
Ngoài ra để tạo năng lực thực sự mạnh thì doanh nghiệp phải tạo nên được sự đoàn kết và trung thành của người lao động, cùng nhau hướng tới mục tiêu chung, sử dụng có hiệu quả các biện pháp khuyến khích, khen thưởng để phát huy tối đa năng lực của từng cá nhân. Bên cạnh đó phải có chính sách cán bộ hợp lý về thuyên chuyển, đề bạt đào tạo và cần trẻ hoá đội ngũ cán bộ quản lý để tạo nên sự năng động, nhanh nhạy, theo kịp được sự thay đổi liên tục của thị trường để có được những quyết định đúng đắn nhất.
1.3.2.5 Giá bỏ thầu
Giá bỏ thầu có tác động rất lớn đến thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong quá trình tham gia đấu thầu. Khi tham gia dự thầu, các doanh nghiệp mong muốn đưa ra một mức giá hợp lý, thấp hơn giá của đối thủ cạnh tranh nhằm lôi kéo sự chú ý của chủ đầu tư, điều này làm cho việc cạnh tranh về giá giữa các doanh nghiệp diễn ra hết sức khốc liệt.
27
Khác với các sản phẩm tiêu dùng thơng thường, giá của cơng trình xây dựng được xác định trước khi có cơng trình và được xác định thơng qua đấu thầu. Giá cơng trình xây dựng được ghi trong hồ sơ dự thầu và được gọi là giá bỏ thầu. Khả năng cạnh tranh về giá của nhà thầu có thể được xác định qua các tiêu chí sau:
𝐾𝐺 = 𝐺𝑖 𝐺𝐴 Trong đó:
𝐾𝐺: Hệ số cạnh tranh về giá của nhà thầu 𝐺𝑖: Giá gói thầu
𝐺𝐴: Giá dự thầu của nhà thầu thứ i (i=1:m)
Trong thực tế, giá bỏ thầu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội nơi thực hiện dự án (đường giao thông, điện, nước, khả năng khai thác vật tư tại chỗ, trình độ dân trí). Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của dự án. Tiến độ thực hiện dự án.
Đối với những dự án xây dựng lớn, thời gian triển khai thường kéo dài, do đó nảy sinh nhiều vấn đề như: Trượt giá vật tư, chi phí quản lý cao, cơng trình chậm được đưa vào sử dụng, ảnh hưởng đến tính hiệu quả của dự án. Vì vậy, chủ đầu tư thường rất quan tâm đến tiến độ thực hiện dự án của doanh nghiệp và đây là một trong những tiêu chí để xem xét khả năng trúng thầu. Tiến độ thực hiện dự án xây dựng thường được xem xét trên các khía cạnh.
+ Khả năng đảm bảo tiến độ theo qui định đã cam kết.
+ Tính hợp lý về tiến độ hồn thành các hạng mục cơng trình liên quan. + Khả năng rút ngắn tiến độ thi cơng.
1.3.2.6 Trình đợ tổ chức thi cơng và quản lý của doanh nghiệp
Trong đấu thầu xây dựng khi giá bỏ thầu là tương đương nhau thì năng lực tổ chức cũng là một yếu tố được chủ đầu tư xét đến và nó sẽ góp phần khơng nhỏ vào việc nâng cao khả năng trúng thầu của doanh nghiệp.
28
Sự thích hợp và linh hoạt của cơ cấu tổ chức quản lý cho phép doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và ứng phó kịp thời với những thay đổi của môi trường kinh doanh. Mặt khác, đặc điểm nổi bật nhất trong tổ chức quản lý của các doanh nghiệp xây dựng là sự thay đổi nhanh chóng qua từng cơng trình và hạng mục cơng trình cụ thể. Bởi vậy sự linh hoạt trong tổ chức của doanh nghiệp xây dựng là yêu cầu rất quan trọng.
Bầu khơng khí tâm lý xã hội và nề nếp tổ chức trong doanh nghiệp. Nó có thể là nhược điểm gây cản trở cho việc hoạch định và thực hiện chiến lược hoặc là ưu điểm thúc đẩy các hoạt động đó.
1.3.2.7 Kỹ thuật lập hồ sư dự thầu
Kỹ thuật lập hồ sơ dự thầu có ảnh hưởng lớn tới việc thắng thầu của doanh nghiệp, đây là bước đầu tiên trong quá trình tham gia dự thầu, nhà thầu có thể bị loại ngay vịng đầu nếu như khơng đáp ứng được u cầu của bên mời thầu như đã thoả thuận.
Để lập hồ sơ dự thầu tốt, đòi hỏi phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng hồ sơ mời thầu, đó là các yếu tố như: Mơi trường đấu thầu, khảo sát địa điểm thực hiện dự án, lập phương án tổ chức thi công, xây dựng giá đấu thầu.
Xây dựng hồ sơ dự thầu là một việc làm hết sức phức tạp, thường diễn ra trong một khoảng thời gian hạn chế, chất lượng hồ sơ dự thầu là một trong những tiêu chí để bên mời thầu xem xét khi xét thầu, vì vậy, cơng tác này thường do những người am hiểu trong doanh nghiệp đảm nhận.
1.3.2.8. Khả năng liên danh, liên kết
Liên danh, liên kết là sự kết hợp giữa các pháp nhân để tạo ra một pháp nhân mới nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp về kinh tế - kỹ thuật để thực hiện một mục tiêu kinh doanh nhất định.
Đối với những dự án vượt quá năng lực thực hiện của mình, các doanh nghiệp thường liên danh, liên kết với nhau để tăng cường năng lực thi công và khả năng cạnh tranh của mình. Q trình liên danh, liên kết có thể được thực
29
hiện theo chiều ngang và theo chiều dọc. Liên danh, liên kết theo chiều ngang là sự hợp tác của doanh nghiệp cùng ngành với nhau để thực hiện các dự án lớn. Liên danh, liên kết theo chiều dọc là liên kết giữa doanh nghiệp xây dựng với các doanh nghiệp khác (ví dụ với doanh nghiệp sản xuất nội thất, khai thác vật liệu xây dựng, thi cơng điện nước) với mục đích giảm giá thành, khai thác, sử dụng một cách tối đa máy móc, cơng nghệ.
Mở rộng các hình thức liên danh, liên kết là một xu hướng đang diễn ra mạnh mẽ trong các doanh nghiệp xây dựng. Đây là sự thích ứng của doanh nghiệp trước đòi hỏi của cơ chế thị trường. Hiện nay, trong đấu thầu xây dựng, liên danh, liên kết diễn ra theo ngun tắc bình đẳng, cùng có lợi và dưới các hình thức chủ yếu như:
+ Liên danh, liên kết tham gia dự thầu. Đây là hình thức các nhà thầu hợp tác, liên kết với nhau thành một nhà thầu để tham gia dự thầu. Nhà thầu mới có năng lực mạnh về tài chính, nhân lực và kỹ thuật dựa trên năng lực của các nhà thầu liên két.
+ Liên danh, liên kết hình thành các tập đồn xây dựng. Đó là sự hợp tác giữa các doanh nghiệp xây dựng để hình thành nên một tập đoàn lớn với tiềm lực kinh tế và kỹ thuật vững mạnh nhằm khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của các thành viên và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.