Tạo lập môi trường học tập thuận lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lí thuyết kiến tạo vào dạy học văn nghị luận trong chương trình trung học phổ thông (Trang 36 - 39)

2.1 .Khai thác các kiến thức và kĩnăng đã có của họcsinh

2.2.Tạo lập môi trường học tập thuận lợi

Theo LTKT, học là một q trình mang tính xã hội, hoạt động học không chỉ diễn ra trong đầu óc của mỗi người mà nó cịn diễn ra trong mối quan hệ tương tác giữa người học với người dạy và với bạn học. Tổ chức dạy học theo quan điểm kiến tạo là phải tạo lập môi trường học tập cởi mở, hợp tác để các em diễn đạt, hợp tác, đề xuất những giải pháp nhằm giải quyết các tình huống học tập. Mơi trường học tập bao gồm cả môi trường vật chất và môi trường xã hội. Mơi trường vật chất là tồn bộ cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho quá trình dạy học. Trong thực tế, môi trường vật chất trong nhà trường hiện nay ngày càng được đầu tư, nâng cấp với các trang thiết bị hiện đại, phong phú, đa dạng nhằm đáp ứng cho nhu cầu dạy -học. Môi trường xã hội của lớp học là những mối quan hệ tương tác giữa các chủ thể nhận thức trong quá trình dạy học. Ở đây, chúng tơi nói tới mơi trường học tập chỉ giới hạn ở môi trường xã hội trong lớp học.

Để tạo môi trường học tập thuận lợi trong dạy học văn nghị luận, cần chú ý một số điều sau:

Thứ nhất: chú ý đến việc phát triển ngôn ngữ của học sinh. Theo tâm lý học, tư duy và ngơn ngữ có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau. Tư duy không thể tồn tại bên ngồi ngơn ngữ và ngơn ngữ là cơng cụ khơng thể thiếu được của q trình tư duy. Hơn nữa, đã là văn nghị luận thì mục đích cuối cùng là dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề được đưa ra bàn bạc nhằm thuyết phục người đọc, người nghe. Do đó, GV cần chú ý đến việc tập luyện cho HS các hoạt động để phát triển ngôn ngữ. Mỗi HS phải thường xuyên có điều kiện phát biểu các ý kiến, quan điểm của họ trước nhóm hoặc trước tập thể lớp học. Vận dụng LTKT vào dạy học thì những ý kiến của HS ln được GV tơn trọng, có như vậy, các em mới tự tin và mạnh dạn đề xuất các phán đoán, nhận định và giải pháp của mình với cả GV và với bạn học. HS có dịp trình bày quan điểm, ý kiến, sự hiểu biết của mình về các vấn đề văn học, xã hội thì sự tự tin vào chính bản thân của các em được nâng lên rất nhiều.

Thứ hai: xây dựng tình huống học tập phù hợp với “vùng phát triển gần nhất”. Dạy học theo quan điểm kiến tạo chủ trương dạy học dựa trên tính tích cực các hoạt động nhận thức, động cơ học tập và nhu cầu hiểu biết của người học. Muốn thúc đẩy quá trình nhận thức xảy ra, GV phải đặt HS vào những tình huống có vấn đề và chuyển tri thức dạy học về vùng phát triển gần nhất. Thực tiễn dạy học cho thấy, để phát hiện ra vấn đề và xác lập tiến trình giải quyết vấn đề đó, HS thường liên tưởng tới các kiến thức, kĩ năng đã có. Do vậy, GV phải xây dựng tình huống học tập gần với vùng phát triển gần nhất của các đối tượng HS để từ đó có thể khuyến khích sự tư duy và kích thích nhu cầu chiếm lĩnh tri thức của họ.

Nhưng làm thế nào để xây dựng được những tình huống có vấn đề và chuyển tri thức học tập về vùng phát triển gần nhất? Điều này đòi hỏi GV

phải linh hoạt với các bước lên lớp và sáng tạo trong các tình huống dạy học. Tiến trình chung của một giờ làm văn thường gồm các bước:

- Kiểm tra bài cũ, - Cung cấp thông tin,

- Tổ chức cho HS phân tích và xử lí thơng tin,

- Tổ chức trao đổi và tranh luận, HS tự rút ra kết luận.

Nhưng khi dạy chúng ta cần linh hoạt nếu thấy cần kiểm tra bài cũ thì kiểm tra và cũng có nhiều hình thức kiểm tra bài cũ để giáo viên lựa chọn. Với bài mới, phần văn nghị luận thường có ba kiểu bài: lý thuyết, thực hành và trả bài thì cũng cần linh hoạt trong từng kiểu bài. Ví dụ khi dạy bài luyện tập, để chuyển tri thức học tập về vùng phát triển gần nhất GV nên gắn với các tình huống cụ thể, bắt đầu từ các tình huống cụ thể, từ đó u cầu học sinh phân tích, liên hệ với các bài lí thuyết để củng cố và làm sáng tỏ cho lí thuyết. Chẳng hạn khi hướng dẫn HS luyện tập thao tác lập luận bác bỏ, GV nêu một tình huống cần bác bỏ: Có ý kiến cho rằng tài năng quyết định thành cơng, lại có ý kiến cho rằng thành cơng cần phải có thời cơ và may mắn, ý kiến của anh (chị) như thế nào? Các tình huống cần gần gũi với cuộc sống của HS, sát hợp với nội dung bài học và gợi cho HS nhiều suy nghĩ.

Thứ ba: rèn luyện khả năng tự học cho học sinh. Xã hội hiện đại đang biến đổi hết sức nhanh, người GV khơng thể nhồi nhét vào đầu óc HS khối lượng kiến thức ngày càng nhiều. Trong nhà trường, dạy học trước hết phải dạy cho HS cách học. Có thể nói trong các phương pháp học tập thì cốt lõi nhất là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ nhu cầu học hỏi thì hiệu quả dạy học sẽ được nâng lên. Do đó, HS khơng những tự học trên lớp mà còn phải tiếp tục tự học ở nhà và bên ngồi xã hội. Từ đó, vốn sống, kinh nghiệm của các em ngày càng dồi dào, phong phú. Các em sẽ chủ động, tích cực hơn trong việc kiến tạo tri thức mới. Bằng sự hiểu biết về văn học, nghệ thuật, cuộc sống cùng với những suy nghĩ, tư duy nhận thức của bản thân,

người học tạo lập nên những kiến thức mới phù hợp với tri thức khoa học và thực tiễn xã hội. Như vậy, tạo lập môi trường học tập thuận lợi, tạo điều kiện cho người học biết tự xây dựng kiến thức mới thì rèn luyện khả năng tự học của HS trong quá trình dạy học văn nghị luận là một yêu cầu rất cần thiết. Bởi HS không những biết tự học trong hiện tại mà còn phải biết tự học suốt đời.

Thứ tư: sử dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức dạy học. Phương pháp là con đường, cách thức để đạt được mục đích, cho nên sẽ có nhiều con đường và cách thức dạy học đạt hiệu quả. Thực tiễn dạy học văn nghị luận cho thấy mỗi phương pháp đều có những ưu điểm vượt trội, việc đề cao thái quá một phương pháp đều không mang lại hiệu quả mong muốn. Nhiều GV dạy giỏi, có kinh nghiệm thường sử dụng rất nhiều cách tiếp cận quá trình dạy học khác nhau bởi không thể tồn tại một PPDH hoàn chỉnh phù hợp với mọi đối tượng HS và tất cả các môn học. Do vậy, GV phải biết lựa chọn, áp dụng những PPDH thích hợp với đặc trưng thể loại và đặc điểm của từng lớp học. Dù áp dụng PPDH nào đi nữa, người thầy phải phát huy tính tích cực, vai trị chủ động, sáng tạo của người học nghĩa là không cung cấp cho HS ngay các kết quả có sẵn mà phải thơng qua thực hành, phân tích, suy nghĩ, trao đổi và tự rút ra kết luận. Trong dạy học làm văn, có các phương pháp đặc thù như: Quan sát mẫu (thị phạm), phân tích và nhận xét mẫu, tập xây dựng theo mẫu, sáng tạo từ mẫu… Và theo tác giả Nguyễn Hữu Châu thì có một số tiếp cận dạy học mang tính kiến tạo mà chúng ta có thể áp dụng trong dạy học văn nghị luận như:

- Dạy học khám phá

- Dạy học hợp tác theo nhóm - Dạy học giải quyết vấn đề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lí thuyết kiến tạo vào dạy học văn nghị luận trong chương trình trung học phổ thông (Trang 36 - 39)