Hoạt động học tập trên lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lí thuyết kiến tạo vào dạy học văn nghị luận trong chương trình trung học phổ thông (Trang 44 - 51)

2.1 .Khai thác các kiến thức và kĩnăng đã có của họcsinh

2.4.2.Hoạt động học tập trên lớp

Trong cuốn “Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Ngữ văn lớp 10” đã nêu lên tiến trình chung cho một giờ làm văn với các bước chính:

a. Cung cấp thông tin

b. Tổ chức cho HS phân tích và xử lí thơng tin c. Khuyến khích khám phá, phát hiện

d. Tổ chức trao đổi và tranh luận, HS tự rút ra kết luận.

- Bên cạnh đó, vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy học văn nghị luận chúng ta cần chú ý đến bước giới thiệu bài và tổ chức hoạt động trải nghiệm cho HS trước khi vào nội dung mới của bài học.

Bước 1. Giới thiệu bài

Giới thiệu bài là một hoạt động tiếp tục tạo tâm thế học tập cho HS và đây cũng là một hoạt động không thể thiếu khi vận dụng LTKT vào dạy học văn nghị luận. Lời dẫn của GV sẽ cho HS và định hướng được nội dung bài học. Do đó, lời dẫn càng sáng tạo, càng độc đáo càng có khả năng kích thích hứng thú và gây sự chú ý cho HS.

Bước 2: Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho HS: GV nên kiểm tra các kiến thức đã có của các em có liên quan đến bài học bằng cách sử dụng các câu hỏi đã chuẩn bị từ trước. Thơng thường, nếu có nhiều câu hỏi thì nên in thành các phiếu học tập, yêu cầu HS giải đáp các câu hỏi theo nhóm hoặc cá nhân, sau ít phút GV thu lại và đánh giá nhanh các kết quả thu được. Nếu GV chỉ sử dụng một hoặc hai câu hỏi thì có thể đặt câu hỏi đó trước lớp và yêu cầu HS trả lời.

Bước 3: Dạy bài mới

Từ cấu trúc nội dung chương trình của phần văn nghị luận, chúng tôi chia thành bốn nhóm bài như sau để vận dụng linh hoạt, phù hợp các bước lên lớp:

- Nhóm bài lí thuyết

- Nhóm bài luyện tập, rèn kĩ năng - Nhóm bài kiểm tra và trả bài - Nhóm bài tổng kết, ơn tập

Cách dạy cụ thể với từng nhóm bài như sau:

* Nhóm bài lí thuyết

Lí thuyết làm văn ở trường phổ thơng là lí thuyết thực hành. Sách giáo khoa phần Làm văn hiện nay ở bậc trung học bao gồm lí thuyết về kiểu bài và

lí thuyết về kĩ năng; trong đó, lí thuyết kĩ năng chủ yếu là thực hành nhận biết và tạo lập các loại văn bản. Vì vậy, “Cần qua thực hành mà dạy lí thuyết, từ thực hành mà khẳng định lí thuyết, mỗi kiến thức lí thuyết phải được minh hoạ sinh động bằng một mẫu thực hành”.Ở nhóm bài này cần chú ý đặc biệt

đến tính tích hợp giữa Văn học và Làm văn, phân biệt nội dung và cấp độ của một số thuật ngữ như: Phương thức biểu đạt, thao tác lập luận, luận đề, luận điểm, luận cứ, lập luận, diễn đạt… Để dạy có hiệu quả nhóm bài này, theo tơi nên tiến hành theo 5 bước sau:

+ Bước 1:Giúp học sinh quan sát và nhận diện nội dung bài học

Đây là bước đầu tiên các em tiếp xúc với bài học, vì vậy, giáo viên có thể dẫn dắt học sinh tìm hiểu nội dung bằng hệ thống câu hỏi: Bài học nêu lên

vấn đề gì? Kết cấu bài học gồm mấy phần, nội dung cơ bản và mối quan hệ giữa các phần? Nội dung nào là quan trọng nhất? Điều em quan tâm nhất trong bài học này là gì?

Tuy nhiên, ở khâu này cần phải lưu tâm với những bài, những phần sách giáo khoa viết chưa phù hợp, thiếu tiện lợi khi sử dụng. Ví dụ như tiết 62

Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xi và tiết 84 Diễn đạt trong văn nghị luận (Ngữ văn 12, tập 2) các ngữ liệu đưa ra chưa thực sự ích dụng.

Giáo viên có thể trao đổi với học sinh để tìm ra những ngữ liệu phù hợp hơn. Chẳng hạn ở tiết 62, tôi chọn các ngữ liệu là các tác phẩm và trích đoạn trong chương trình Ngữ văn 12 ở một số bài vừa học xong(như Vợ chồng A Phủ tiết 55, 56 hoặc Vợ nhặt tiết 60, 61). Điều đó sẽ vừa giúp cho việc khảo sát ngữ liệu nhanh chóng, thuận lợi vừa phục vụ trực tiếp cho việc ôn tập những tác phẩm quan trọng trong nội dung ôn thi cuối cấp.

+ Bước 2:Hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu

Ở bước này, học sinh tiến hành phân tích, xử lí ngữ liệu theo yêu cầu của giáo viên dưới dạng câu hỏi hoặc bài tập. Giáo viên có thể dựa vào gợi dẫn trong sách giáo khoa để tạo lập hệ thống câu hỏi khai thác thơng tin, xử lí ngữ liệu một cách chi tiết, cụ thể và phù hợp nhất. Trong khâu này, học sinh cần

phát huy tính tích cực, tự tìm hiểu, tự phân tích và rút ra nhận xét mang tính cá nhân. Với giáo viên khơng nên chỉ chú ý đến kết quả phân tích, xử lí ngữ liệu mà cịn giúp các em hình thành và rèn luyện cách phân tích và xử lí thơng tin

+ Bước 3:Tổ chức học sinh trao đổi, thảo luận

Giáo viên gọi cá nhân hoặc tổ nhóm trình bày cụ thể kết quả đã tìm hiểu được, đồng thời biện giải cơ sở, con đường đi đến kết quả đó. Ở phần này, giáo viên nên khuyến khích động viên các em tranh luận, phản biện về các vấn đề, nội dung mà bạn khác đã nêu ra theo gợi dẫn. Như vậy, sẽ vừa giúp các em rèn luyện khả năng lập luận, nói trước tập thể vừa tìm ra nội dung bài học mà giáo viên khơng phải q “khó nhọc”. Đồng thời, qua đó, các em cũng tự rút ra kết luận cho chính mình.

+ Bước 4:Bổ sung, điều chỉnh và chốt

Những kết luận mà học sinh rút ra là rất quan trọng và cần được trân trọng, cổ vũ, động viên. Song không phải kết luận nào học sinh tìm ra cũng đã trọn vẹn, chính xác. Vì nhiều vấn đề khoa học nhất là các thuật ngữ, khái niệm các em phải được hiểu chính xác và thống nhất. Vậy nên giáo viên khi đứng trước kết quả lao động của các em cần phải bổ sung điều chỉnh và chốt một cách đầy đủ, chính xác, ngắn gọn nội dung kiến thức các em cần có trong bài học.

+ Bước 5:Củng cố, khắc sâu

Mặc dù trọng tâm của bài học là hình thành kiến thức, kĩ năng ở dạng lí thuyết và sẽ có tiết luyện tập phía sau. Song, giáo viên cũng nên dành một phần thời gian của tiết học để cho các em làm một bài tập ứng dụng nội dung kiến thức vừa được hình thành. Như vậy, sẽ giúp các em củng cố, khắc sâu hơn lí thuyết và những bài tập cịn lại ở tiết luyện tập phía sau các em sẽ giải quyết một cách dễ dàng hơn.

* Nhóm bài luyện tâp, rèn kĩ năng

Đây là nhóm bài có chức năng củng cố lại những lí thuyết đã được học và rèn luyện kĩ năng làm văn cho các em. Vì vậy, kết cấu của bài học thuộc

nhóm này thường ở dạng bài tập. Với quan điểm làm sao để vơ hiệu hóa bệnh lười, lệ thuộc sách bài tập có sẵn lời giải của học sinh và tránh lí thuyết viển vơng, tăng cường tính thực hành, khơng biến thành giờ “nhàn”, tơi thực hiện bằng cách:

+ Hướng dẫn học sinh phân nhóm các kiểu, dạng bài tập trong sách giáo khoa và gợi dẫn các em thực hành giải một phần hoặc một bài trong số đó. Các bài tập còn lại các em sẽ tự giải quyết.

+ Thời gian cịn lại tơi tạo ra những bài tập tương tự từ sản phẩm của học sinh ở các bài viết. Ở phần này, tôi thấy các em háo hức hơn vì bài tâp mới mẻ nhưng gần gũi khác với những ví dụ khơ cứng mang tính “hàn lâm” ở sách giáo khoa.

* Nhóm bài kiểm tra và trả bài

a. Kiểm tra

Một trong những nguyên nhân khiến học sinh ngại làm văn, thậm chí mỗi khi chuẩn bị đến giờ làm văn là các em cảm thấy nặng nề như sắp phải “chịu đòn tra tấn” là ở đề văn. Khi trò phải ngồi cắn bút trước một đề văn vừa dài vừa khó, nặng về tái hiện kiến thức, khơng kích thích hứng thú làm bài thì khó có thể địi hỏi một bài văn hay. Vì vậy, theo tôi cần đổi mới cách ra đề, lưu tâm loại đề mở để học sinh được phát huy cá tính sáng tạo. Dù khó khăn nhưng nên cố gắng ra đề sao cho vừa lạ vừa quen, giừa chất văn lại có thể phân hóa được đối tượng và gắn với thực tiễn ở trường, ở lớp. Nội dung này sẽ được chúng tôi đề cập đến cụ thể hơn trong nội dung phần sau.

b. Trả bài

Để trả được bài cho học sinh đúng thời hạn quy định và tiết trả bài có chất lượng, giáo viên cần tích cực chấm bài. Cơng việc chấm bài và trả bài là một việc làm thường xuyên của người giáo viên. Dựa vào kết quả bài làm được định lượng bằng điểm số, giáo viên có thể đánh giá được năng lực, tri thức và ý thức học tập của học sinh, qua đó phần nào tự đánh giá cơng việc giảng dạy của mình và có những điều chỉnh thích hợp nhằm nâng cao chất

lượng dạy, học. Vì vậy để giờ trả bài có tác dụng thúc đẩy sự cố gắng vươn lên của học sinh, tôi đặc biệt qua tâm chú ý đến một số công việc sau:

+ Chấm bài: Giáo viên phải có sự đầu tư về thời gian và trí lực. Chấm

bài văn khơng nên chấm theo kiểu “thủ - vĩ” nghĩa là chỉ đọc phần mở bài và kết bài để đánh giá và cho điểm. Tuyệt đối không viết lời phê, chấm điểm theo định kiến, ấn tượng đối với học sinh. Điều này dễ dẫn đến việc không thấy được sự tiến bộ của học sinh có học lực yếu, trung bình; sự chủ quan của học sinh khá giỏi. Đặc biệt, giáo viên không nên tỏ rõ sự chê bai trên bài làm học sinh. Thay vào đó là những lời nhận xét đánh giá, chỉ ra chỗ sai cụ thể. Nội dung lời phê phải khái quát được những ưu, khuyết của bài làm thể hiện trên các phương diện: nhận thức đề, bố cục và nội dung bài làm, hình thức bài làm (bao gồm: diễn đạt, dùng từ, trình bày...). Từ đó, giúp các em thấy được ưu, nhược ở mỗi bài làm. Lời phê phải gãy gọn, sáng rõ và thể hiện sự nâng niu trân trọng những kết quả của các em, dù là nhỏ nhất để động viên khích lệ các em. Không nên dùng những lời nhận xét chung chung, ít bổ ích, chỉ mang tính xếp loại. Khi cho điểm, cần chú ý đến tương quan giữa nội dung lời phê và điểm số. Giáo viên chấm bài làm văn thực chất là đánh giá, là “đo” năng lực nhận thức và vận dụng kiến thức, kỹ năng các phân môn Làm văn, Văn học, Tiếng Việt của học sinh để giải quyết vấn đề do đề bài đặt ra. Việc đánh giá này được thực hiện bằng “bộ công cụ” là đáp án và biểu điểm cho từng tiêu chí cụ thể trong đáp án mà giáo viên xây dựng trên cơ sở yêu cầu của đề bài.

Ngồi ra, do tính đặc thù của bài làm văn là mang dấu ấn cá nhân, thể hiện ở những cảm nhận, phân tích, lý giải, đánh giá vấn đề, nhất là với những học sinh có năng khiếu, nên giáo viên cần quan tâm đến độ mở khi xây dựng đáp án, biểu điểm chấm bài làm văn. Điều đó khơng chỉ đánh giá đúng năng lực mà cịn kích thích sự tìm tịi, bày tỏ quan điểm cá nhân của học sinh, tạo hứng thú cho các em khi đối diện với một đề bài mới, lạ.

Sau khi chấm xong, GV lựa chọn những bài viết hay hoặc khá nhất và những bài chưa đạt yêu cầu làm ngữ liệu cho tiết trả bài. Cùng một ý

nhưng mỗi HS lại có cách diễn đạt khác nhau. Vì vậy, GV trích ở mỗi bài viết của HS một đoạn để các em có thể so sánh, đối chiếu và rút ra những kinh nghiệm làm bài.

+ Trả bài: Giờ trả bài viết của HS được xem là một bước kiểm tra, đánh

giá hoạt động thực hành làm văn (LV) độc lập, cần được dành một thời lượng nhất định và sự quan tâm, đầu tư của cả người dạy và người học. Mục đích của việc làm này là kiểm tra, đánh giá mức độ nắm vững kiến thức lí thuyết LV và khả năng vận dụng kiến thức của HS vào hoạt động thực hành; kiểm tra, đánh giá mức độ thành thạo của HS về mặt kĩ năng LV (biết vận dụng các kĩ năng vào hoạt động tạo lập văn bản chung); nhận xét, đánh giá thái độ học tập của HS, năng lực LV của các em; giúp HS tự kiểm tra, đánh giá kết quả thực hành của chính các em, từ đó hồn thiện và nâng cao kĩ năng LV. Vận dụng lí thuyết kiến tạo trong giờ trả bài tôi thường thực hiện các bước sau:

Bước 1: GV kiểm tra lại kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý của HS dựa trên đề bài đã cho. Việc này sẽ giúp HS một lần nữa rèn luyện KN phân tích đề, lập dàn ý đồng thời có thể trực tiếp so sánh với kết quả làm bài của chính các em. Ví dụ: Bài viết số 1 trong chương trình Ngữ văn 11, tập 1 (Cơ bản) là một bài NL xã hội.

Đề: Viết một bài 600 chữ trình bày suy nghĩ của anh/ chị về lời cảm ơn trong cuộc sống.

Bước 2: GV tổ chức cho HS sửa lỗi sai trong bài làm. Bước này tiến hành lần lượt như sau:

GV đưa ra hệ thống lỗi sai của HS (lỗi dùng từ, viết câu, lỗi liên kết đoạn,…). Những lỗi sai này sẽ được hiển thị trên màn hình (nếu tiết học sử dụng phần mềm Power Point) hoặc liệt kê trong các phiếu học tập.

GV chia lớp học thành từng nhóm, giao cho mỗi nhóm chịu trách nhiệm sửa một loại lỗi trong bài làm của các em. Ví dụ: nhóm 1 sửa lỗi dùng từ, nhóm 2 sửa lỗi viết câu, nhóm 3 sửa lỗi liên kết,…

Các nhóm cùng nhau thảo luận. Sau đó, mỗi nhóm sẽ cử đại diện lên trình bày kết quả, các nhóm khác theo dõi và góp ý.

GV nhận xét một lần nữa về hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả thực hành của HS.

Bước 3: GV trả bài viết cho HS, nêu những nhận xét chung về bài làm của cả lớp, trích đọc những đoạn, những bài viết hay của HS trong lớp. Sau mỗi bài viết, HS ghi lại vào trong vở những kinh nghiệm làm bài, tìm cách phát huy những ưu điểm và hạn chế những khuyết điểm trong cách viết bài của mình.

* Nhóm bài tổng kết và ơn tập.

Đây là nhóm bài có nhiệm vụ ơn tập, củng cố lại toàn bộ kiến thức về làm văn trong một năm học. Để tránh nặng nề, khô khan và tạo hứng thú cho học trị, tơi thường soạn bộ câu hỏi ơn tập và tổ chức lớp dưới hình thức trị chơi theo kiểu “Đường lên đỉnh Ơlimpia”. Lớp sẽ được chia thành các nhóm, cá nhân của các nhóm sẽ lần lượt lên bắt thăm câu hỏi, mỗi lượt câu hỏi cho các thành viên phải tương đương nhau về độ khó, dễ. Cuối buổi tổng kết, tổ nào trả lời đúng được nhiều câu hỏi hơn sẽ được nhận một phần quà. Quà có khi chỉ rất nhỏ nhưng tuổi trẻ có tính “ganh đua” nên khiến các thành viên đều hết sức cố gắng, nỗ lực ở mức cao nhất để không ảnh hưởng đến đồng đội. Với cách học mà chơi, chơi mà học như vậy, tôi thấy tiết ôn tập sinh động và hiệu quả hơn. Hoặc tôi cho các em ôn tập theo từng mảng vấn đề và trình bày trước lớp. Sau đó sơ đồ hóa theo bản đồ tư duy để các em khắc sâu nhớ kĩ. Và dù áp dụng theo cách nào đi nữa cũng nên luôn ưu tiên để học sinh được làm việc nhiều nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lí thuyết kiến tạo vào dạy học văn nghị luận trong chương trình trung học phổ thông (Trang 44 - 51)