Về mặt định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lí thuyết kiến tạo vào dạy học văn nghị luận trong chương trình trung học phổ thông (Trang 72 - 76)

CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.3.1.Về mặt định tính

3.3. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm

3.3.1.Về mặt định tính

Để đánh giá về mặt định tính của thực nghiệm, chúng tơi tập trung vào các dữ liệu sau:

Thứ nhất, dựa vào phiếu dự giờ, đánh giá giờ dạy. Trong phiếu đã ghi lại các hoạt động của GV và HS trong giờ học và từ đó có thể thấy được sự tích cực và chủ động của HS trong giờ học. Dựa vào phiếu dự giờ, đánh giá tiết dạy (xem phụ lục7, 8 tr 115-120), chúng tôi nhận thấy ở các lớp dạy thực

nghiệm hoạt động học tập diễn ra phong phú tạo sự hứng thú cho cả người dạy và người học. Nhìn chung, HS tích cực phát biểu ý kiến, quan điểm của mình để xây dựng bài học.

Thứ hai, dựa vào phiếu quan sát hành vi, kĩ năng của HS: Chúng tơi lựa chọn quan sát có sự tham gia tức là người nghiên cứu hịa mình vào đối tượng đang được quan sát trong một thời gian nhất định để đạt được sự hiểu biết sâu sắc hơn.

+ Quan sát khi HS làm việc cá nhân: Việc thực hiện nề nếp học tập, chuẩn bị bài mới, việc đọc sách, ghi chép bài trong giờ, tham gia xây dựng bài (phát biểu, nhận xét ý kiến của bạn...)

Các hành vi, kĩ năng quan sát Các mức độ

Tốt Khá TB Yếu Kém

1. Thực hiện nề nếp học tập 2. Chuẩn bị cho bài mới 3. Đọc sách, tài liệu 4. Trả lời câu hỏi 5. Ghi chép bài giảng

+ Quan sát việc thảo luận nhóm của HS: Việc thảo luận nhóm nhằm rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho HS học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trị trách nhiệm, tính tích cực xã hội của mỗi cá nhân. Để kết quả đánh giá được chính xác, giáo viên phải xác định một số kĩ năng cần rèn luyện cho học sinh trong học hợp tác. Từ đó có thể sử dụng bảng kiểm quan sát về kĩ năng trong giờ thảo luận nhóm của các em như sau:

Nội dung quan sát Kết quả

Đạt Không đạt

1. Kĩ năng giao tiếp, tương tác HS –HS:

Biết lắng nghe và trình bày ý kiến một cách rõ ràng. Biết lắng nghe và biết thừa nhận ý kiến của người khác

Biết ngắt lời một cách hợp lí

Biết phản đối một cách lịch sự và đáp lại lời phản đối Biết thuyết phục người khác và đáp lại sự thuyết phục 2. Kĩ năng tạo môi trường hợp tác.

3. Kĩ năng xây dựng niềm tin. 4. Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn.

+ Quan sát khi HS phát biểu ý kiến, trình bày vấn đề: Kĩ năng thuyết trình, sử dụng ngơn ngữ, CNTT...

Các hành vi, kĩ năng quan sát Các mức độ

Tốt Khá TB Yếu Kém

1. Tư thế, tác phong

2. Kĩ năng trình bày vấn đề

3. Kĩ năng thu hút sự chú ý của người nghe.

5. Kĩ năng sử dụng các phương tiện hỗ trợ

6. Kĩ năng phản hồi với các ý kiến đóng góp

7. Sự tương tác giữa giáo viên và học sinh.

8. Sự tương tác giữa HS và học sinh.

Từ phiếu quan sát học sinh ở các thời điểm thực hiện nhiệm vụ học tập, chúng tơi nhận thấy tính tích cực học tập các thể hiện ở ý thức tự giác thực hiện nề nếp học tập, tích cực tham gia hồn thành nhiệm vụ học tập và đặc biệt các em đã tự rèn luyện cho mình các kĩ năng như làm việc nhóm, làm việc cá nhân, kĩ năng giao tiếp, thu thập và xử lí thơng tin, kĩ năng đánh giá khách quan, khoa học...và tinh thần đoàn kết, cầu tiến trong học tập. Đồng thời, các em đều có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc học lí thuyết gắn với thực hành làm văn trong đời sống chứ không chỉ là việc phục vụ cho học tập, thi cử. Khi đó, các em sẽ tích cực hơn trong học tập.

Thứ ba, tham khảo ý kiến của GV và HS sau bài học. Qua đó,chúng tơi có thể thấy được sự hứng thú của GV và HS sau mỗi giờ học.

Ý kiến của học sinh: Qua phiếu khảo sát (Phụ lục 3, 4 trang 108- 111)về hứng thú của học sinh với câu hỏi: Nếu được chủ động xây dựng kiến thức từ những kinh nghiệm đã có dưới sự tổ chức hoạt động học tập của giáo viên em thấy như thế nào?

Câu trả lời Tỉ lệ (%) Rất thích (27) 33,8 Thích (35) 43,8 Bình thường (5) 6,3 Hơi thích (13) 16,1 Khơng thích (0) 0

Từ kết quả chúng tôi nhận thấy:

Các em đều bày tỏ rõ mức độ hứng thú với việc tổ chức dạy học Làm văn theo LTKT. Khơng có học sinh nào bày tỏ việc khơng hứng thú với việc tổ chức dạy học theo LTKT.

Mức độ hơi thích và bình thường chiếm 22,4% tuy không lớn nhưng cũng cần tìm hiểu nguyên nhân. Khi tìm hiểu chúng tơi nhận thấy, đây là những học sinh vốn rất chăm chỉ học tập nhưng đã quen với việc ghi chép và học thuộc các kiến thức mà giáo viên cung cấp nên các em chưa thích nghi kịp với việc chủ động tham gia vào các hoạt động học tập và việc giáo viên dạy ít chú ý đến kiến thức – kĩ năng đã có của các em trước các tiết học cũng khiến các em khơng có thói quen liên kết các đơn vị kiến thức – kĩ năng cũ và mới.

Mức độ thích và rất thích chiếm tỉ lệ cao (77,6%). Qua trao đổi với học sinh, chúng tôi nhận thấy trong giờ học, các em được làm việc nhiều hơn. Mỗi HS có điều kiện trình bày những ý kiến, quan điểm của mình. Các hoạt động học tập được tổ chức phong phú như: làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm lớn và nhóm đơi (2 người). Vì thế, khơng khí lớp học không đơn điệu, nhàm chán. Những kiến thức đã có của HS đã được GV khai thác để giải

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Rất thích Thích Bình thường Hơi thích Mức độ hứng thú của HS (%) Mức độ hứng thú của HS (%)

quyết tình huống học tập mới. Kiến thức học tập mới khơng hồn tồn xa lạvới các em nên các em tích cực, hứng thú học tập hơn. Đặc biệt là các em hiểu và ghi nhớ những nội dung chính của bài học ngay tại lớp. Các em mong muốn được tổ chức nhiều tiết học vận dụng LTKT trong các mơn học vì các em được thực hành nhiều hơn, tự mình kiến tạo tri thức, được vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng từ các lĩnh vực để hoàn thành nhiệm vụ. Đặc biệt qua hoạt động trải nghiệm các em được hiểu về nhau hơn, thấy được sự quan tâm, ủng hộ của thầy cơ, gia đình và xã hội hơn từ đó tiếp thêm cho các em niềm say mê học tập.

Ý kiến của giáo viên dạy thực nghiệm và giáo viên dự giờ: Vận dụng LTKT vào dạy học Làm văn đã phát huy được tính tích cực trong hoạt động nhận thức của HS. Các em chú ý, quan tâm đến những tri thức mà mình đã biết nhưng chưa có dịp đi sâu tìm hiểu. Do vậy, nhiều HS mạnh dạn trình bày ý kiến, quan điểm chủ quan của mình. Tuy nhiên, do điều kiện lớp học q đơng và thời gian bị hạn chế nên đã ảnh hưởng nhiều đến quá trình giảng dạy. Hơn nữa, dạy học theo LTKT đòi hỏi GV phải đầu tư nhiều về thời gian, chuyên môn để chuẩn bị hệ thống câu hỏi cho bài dạy thật khoa học, kết hợp nhiều PPDH giúp HS có điều kiện ôn lại những kiến thức đã biết để hình thành kiến thức học tập mới. Từ hai tiết thực nghiệm có thể vận dụng LTKT vào dạy học các phân mơn Làm văn nói riêng và các phân môn khác của bộ môn Ngữ văn nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lí thuyết kiến tạo vào dạy học văn nghị luận trong chương trình trung học phổ thông (Trang 72 - 76)