Dạy học theo quan điểm tích hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lí thuyết kiến tạo vào dạy học văn nghị luận trong chương trình trung học phổ thông (Trang 39 - 43)

2.1 .Khai thác các kiến thức và kĩnăng đã có của họcsinh

2.3.Dạy học theo quan điểm tích hợp

Chương trình Ngữ văn ở nhà trường phổ thơng hiện nay được xây dựng theo nguyên tắc tích hợp: “lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo tổ chức nội dung chương trình, biên soạn sách giáo khoa, và lựa chọn các

phương pháp giảng dạy” [5, tr.63].Đểđáp ứng yêu cầu dạy Ngữ văn theo hướng hình thành và phát triển năng lực cần chú ý đến việc tổ chức dạy học mơn Ngữ văn theo hướng tích hợp. Q trình dạy học này lấy chủ thể người học làm xuất phát điểm và đích đến, trong đó tích hợp là việc tổ chức nội dung dạy học của GV sao cho học sinh có thể huy động nội dung, kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thơng qua đó lại hình thành những kiến thức và kĩ năng mới, từ đó phát triển được các năng lực cần thiết. Tích hợp trong dạy học Ngữ văn nói chung và văn nghị luận nói riêng có hai hướng là tích hợp ngang (tích hợp liên mơn) và tích hợp dọc (tích hợp trong nội bộ phân mơn Làm văn).

Tích hợp ngang là hình thức tích hợp những tri thức gần gũi, những mối liên hệ mật thiết giữa ba phân môn Văn học – Tiếng Việt – Làm văn cũng như những môn học khác như: Sử, Địa,... Dạy học văn nghị luận theo quan điểm kiến tạo cần chú ý hướng tích hợp này. Với mơn Ngữ văn, “Mỗi phân môn là một khâu của quá trình hình thành kiến thức, kĩ năng và nhận cách cho HS. Phân môn này là tiền đề cho phân môn kia và ngược lại, phân mơn sau sẽ góp phần hồn thiện cho phân mơn trước” [18, 491]. Bởi kiến thức, kĩ

năng đã biết từ những phân môn Ngữ văn và các môn học khác sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kiến tạo tri thức mới.

Tích hợp dọc là hình thức tích hợp giữa những tri thức, kĩ năng làm văn trong bài học có liên quan với những tri thức mà HS đã được học tập, thực hành ở bài trước, cấp học trước. Chương trình Ngữ văn ở nhà trường hiện nay được xây dựng theo nguyên tắc kế thừa; đảm bảo sự phát triển liên tục các mảng kiến thức của môn học từ tiểu học, qua Trung học cơ sở đến bậc THPT. Do đó, dạy học theo quan điểm kiến tạo cần chú ý khai thác những kiến thức và kĩ năng đã có của HS thơng qua hướng tích hợp dọc. Bởi một giờ học làm văn thường liên quan đến nhiều kiến thức, kể cả vốn sống, kinh nghiệm của HS. GV cần khai thác những kiến thức đã biết, đã học của HS để định hướng quá trình học tập của các em.

Quan điểm dạy học tích hợp phải được quán triệt trong mọi khâu của quá trình dạy học (kể cả khâu đánh giá - cần đánh giá cao những học sinh biết cách vận dụng kiến thức của phần này tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề khác trong môn Ngữ văn). Với quan điểm về dạy học tích hợp, dạy học thao tác lập luận so sánh đảm bảo tính tích hợp Văn - Tiếng Việt - Làm văn, chương trình SGK đã tranh thủ tối đa ngữ liệu có trong phần đọc văn. Ví dụ: dạy bài “Thao tác lập luận so sánh” có thể cho học sinh so sánh vẻ đẹp của Thuý Vân, Thuý Kiều, hay cho học sinh tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau trong cách thể hiện niềm tự hào dân tộc qua “Nam quốc sơn hà” của Lí

Thường Kiệt và đoạn văn chính luận đầu bài “Đại cáo bình Ngơ” của

Nguyễn Trãi. Dạy học thao tác lập luận so sánh theo hướng tích hợp cũng có thể biểu hiện ở việc ra các bài tập các đề làm văn, lấy nội dung được học trong phần Văn làm đối tượng cho học sinh sử dụng thao tác lập luận so sánh. Ví dụ: So sánh ngơn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và ngôn ngữ thơ Bà Huyện Thanh Quan qua hai bài thơ “Tự tình”( Bài 1) và “Chiều hôm nhớ nhà”. Dạy học thao tác lập luận so sánh theo hướng tích hợp cịn được thể hiện ngay trong cách biên soạn sách Làm văn: dạy học thao tác lập luận so sánh không tách riêng độc lập mà gắn với thao tác lập luận trước đó: thao tác lập luận phân tích, sau đó lại có bài vận dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích và so sánh. Dạy học thao tác lập luận so sánh theo hướng tích hợp yêu cầu người giáo viên phải có cái nhìn bao qt về tiết dạy trong chương trình Ngữ văn để xác định mục đích tích hợp, nội dung tích hợp và phương pháp tích hợp.

Nói tóm lại, để viết được bài văn nghị luận đúng và hay, GV cần giúp HS thấy rõ vai trò của các tri thức, kĩ năng môn Ngữ văn cũng như các tri thức văn hóa - xã hội khác để vận dụng tổng hợp chúng trong bài viết. Nghị luận văn học hay nghị luận xã hội đều như thế. Một hiện tượng đời sống, một tư tưởng đạo lí hay một tác phẩm văn học đều là tổng thành của nhiều tri thức văn hóa, vì vậy muốn đọc – hiểu, phân tích chúng một cách thấu đáo người viết rất cần một vốn hiểu biết sâu rộng. Bài văn lại phải diễn đạt những điều

mình hiểu cho người khác cùng thưởng thức nên rất cần năng lực sử dụng tiếng Việt, viết và nói tiếng Việt cho trong sáng. Nói và viết những gì mình phải hiểu và người khác đọc cũng hiểu đúng. Yêu cầu này tưởng đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được nên dạy học văn nghị luận theo hướng tích hợp là việc làm đúng đắn và thực sự cần thiết.

2.4. Thực hiện quy trình tổ chức dạy học văn nghị luận theo quan điểm kiến tạo

Quy trình dạy học theo TKT có cấu trúc như sau:

Theo quy trình này, việc dạy một kiến thức mới khơng phải bắt đầu từ việc GV thơng báo kiến thức đó mà phải bắt đầu từ việc khám phá của HS về kiến thức cần lĩnh hội. HS có cơ hội bộc lộ những quan điểm của mình, lắng nghe quan điểm của bạn, được tranh luận, thống nhất ý kiến. Qua lắng nghe, theo dõi những quan điểm của HS, GV sẽ phát hiện ra nhiều yếu tố bất ngờ hoặc khác thường, GV tôn trọng những ý kiến của HS, khuyến khích HS lựa chọn con đường đi đúng để tiếp cận được tri thức. Kết quả của hoạt động đó, HS có được một hệ thống kiến thức phù hợp với yêu cầu, đồng thời các em tìm ra được con đường chiếm lĩnh tri thức.

Dạy học theo mơ hình trên đã chứa đựng sự thay đổi quan điểm là dạy học phải luôn chú ý tới những tri thức và kỹ năng đã có của HS, đó là một trong những tiền đề để tổ chức dạy học những kiến thức mới.

Để HS tự kiến tạo được kiến thức, kĩ năng, thái độ của mình thì GV phải tổ chức cho các em chuẩn bị bài; phát biểu, thảo luận, đối thoại trên lớp, trao đổi học tập hợp tác; sau đó GV tổng kết, nâng cao, đưa ra những kết luận

Khám phá

Câu hỏi của HS

Khảo sát cụ thể

cuối cùng của bài học. Theo chúng tôi, dạy học văn nghị luận theo quan điểm kiến tạo được diễn ra theo 3 giai đoạn: Chuẩn bị của giáo viên, học sinh - hoạt động học tập trên lớp - kiểm tra, đánh giá. Với mỗi giai đoạn sẽ

có những hoạt động của GV và HS khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lí thuyết kiến tạo vào dạy học văn nghị luận trong chương trình trung học phổ thông (Trang 39 - 43)