Quy trình thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lí thuyết kiến tạo vào dạy học văn nghị luận trong chương trình trung học phổ thông (Trang 66 - 71)

CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.2.Quy trình thực nghiệm

3.2.1. Xác định thời gian và phạm vi thực nghiệm

Thời gian chúng tôi tiến hành phát phiếu khảo sát và tổ chức dạy học thực nghiệm là khoảng đầu năm học 2016 – 2017.

Quá trình thực nghiệm được tiến hành ở một số lớp học ở trường THPT Vũ Văn Hiếu trên địa bàn huyện Hải Hậu.

Bài dạy thực nghiệm là Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận và Luyện tập thao tác lập luận phân tích (SGK Ngữ văn 11, tập 1, Cơ bản).

3.2.2. Xác định đối tượng tham gia thực nghiệm

Trường THPT Vũ Văn Hiếu thành lập 7 năm, địa bàn nằm ở khu vực nông thôn, điều kiện và trang thiết bị học tập cho HS tuy đã được đầu tư nhưng còn nhiều thiếu thốn. Trực tiếp giảng dạy đa số là GV trẻ, chưa nhiều kinh nghiệm nhưng nhiệt tình, chịu khó và tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy.

Chúng tôi chọn lớp 11B1 và lớp 11B3 do cơ Trịnh Thị Hương (có 7 năm tuổi nghề, từng đạt giải trong hội thi “Giáo viên dạy học theo chủ đề định hướng phát triển năng lực”)dạy thực nghiệm.

Chúng tôi cũng chọn 2 lớp dạy đối chứng là lớp 11B2 và 11B4 do cô Nguyễn Thị Hồng (có 7 năm tuổi nghề, từng bồi dưỡng HSG đạt kết quả tốt) dạy đối chứng.

Bước 1: Kiểm tra xác định nhóm tương đương

Chúng tơi dùng kết quả bài khảo sát chất lượng đầu năm học làm bài kiểm tra trước tác động vì: Đây là bài kiểm tra tập trung, đề kiểm tra được lựa chọn trong ngân hàng đề thi của các trường bạn đảm bảo chất lượng; công tác thi từ khâu ra đề đến khâu chấm bài đều đảm bảo tính khoa học, nghiêm túc vì vậy kết quả thu được đảm bảo tính khách quan, chính xác.

Kết quả kiểm tra cho thấy, điểm trung bình (ĐTB) của hai nhóm có sự khác nhau, Độ lệch chuẩn (ĐLC) của hai nhóm cũng khác nhau. Do đó chúng tơi dùng phép kiểm chứng T-Test độc lập để kiểm chứng sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm trước khi tác động.

Cơng thức tính giá trị p của phép kiểm chứng t-test trong phần mềm excel là:

P=t-test(array1,array2,tail,type)

Áp dụng cơng thức tính ta được kết quả:

NHÓM ĐỐI CHỨNG (11B2,11B4) NHÓM THỰC NGHIỆM (11B1,11B3) ĐTB 5,54 5,60 ĐLC 1.145713863 0.838298218 p 0.394461061

Đối chiếu với giá trị p theo quy định:

Khi kết quả Chênh lệch giữa giá trị trung bình của hai nhóm

p 0,05 => Có ý nghĩa (chênh lệch khơng có khả năng xảy ra ngẫu nhiên)

p > 0,05 => Khơng có ý nghĩa (chênh lệch có khả năng xảy ra ngẫu nhiên)

Ta thấy p = 0.394461061 chứng tỏ chênh lệch khơng có ý nghĩa (hay chênh lệch có khả năng xảy ra ngẫu nhiên) nên hai nhóm chúng tơi lựa chọn có thể coi là tương đương.

Như vậy, căn cứ vào kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm lớp 11, dùng phép kiểm chứng T-Test độc lập chúng tôi xác định được trình độ hai lớp 11B1, 11B3 tương đương với hai lớp11B2, 11B4 ( Trong đó 11B1 và 11B2 là hai lớp chọn của trường)

Mục đích của chúng tơi khi lựa chọn các đối tượng có sự tương đồng và chênh lệch về trình độ như vậy là để đánh giá trên diện rộng và khách quan về hiệu quả của việc áp dụng LTKT vào dạy học văn nghị luận . Từ đó, chúng tơi có những điều chỉnh về PPDH cho phù hợp với từng đối tượng cụ thể.

Bước 2: Sử dụng thiết kế 2 - Thiết kế kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với các nhóm tương đương.

Nhóm Kiểm tra trước tác động Tác động Kiểm tra sau tác động Thực nghiệm

01 Dạy bài “Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận” và bài “Luyện tập thao tác lập luận phân tích”

khi vận dụng LTKT

03

Đối chứng

02 Dạy bài “Phân tích đề, lập dàn ý

bài văn nghị luận” và bài “Luyện tập thao tác lập luận phân tích”

theo phương pháp và cách thức tổ chức thông thường.

04

Ở thiết kế này chúng tôi sử dụng Phép kiểm chứng t-Test độc lập tương tự như trong bước 1 để xác định xem tác động có đem lại hiệu quả khơng và mức độ tác động như thế nào.

3.2.3. Soạn giáo án thực nghiệm

3.2.3.1. Thiết kế giáo án

- Để thể nghiệm việc vận dụng lí thuyết kiến tạo trong DH phần văn nghị luận ở trường THPT, chúng tôi chọn hai bài học LV thuộc chương trình Ngữ văn 11, tập 1 (Cơ bản) và thiết kế thành hai giáo án.

GIÁO ÁN 1: PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN GIÁO ÁN 2: LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH

( Phụ lục 1 và phụ lục 2, trang 91- 108) 3.2.3.2. Phân tích thiết kế giáo án

a. Việc lựa chọn bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận xuất phát từ thực tế dạy học là khi thực hành tạo lập văn bản, HS hầu như khơng có thói quen phân tích u cầu của đề bài và lập dàn ý cho bài viết của mình, trong khi KN phân tích đề, lập dàn ý là hai KN cơ bản giúp HS định hướng đúng đắn nội dung giao tiếp. Do đó, theo chúng tơi, KN này phải được luyện tập thường xuyên và thành thạo, phải trở thành một phản ứng tự nhiên của HS khi đứng trước một tình huống giao tiếp được đặt ra trong đề bài.

Bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích được lựa chọn từ mục đích giúp HS thực hành thành thạo một trong những thao tác chủ yếu của văn NL là luyện viết đoạn văn sử dụng thao tác phân tích. Đây là thao tác được sử dụng với tỉ lệ khá cao trong văn NL xã hội và văn NL văn học. Vì muốn thuyết phục được người tiếp nhận văn bản, trước hết người viết phải biết phân tích tường minh vấn đề, nhìn nhận vấn đề từ mọi khía cạnh, góc độ. Như vậy, cùng một lúc HS vừa thực hành thao tác NL vừa thực hành KN dựng đoạn.

b. Trong hai giáo án, chúng tôi tập trung thể hiện việc vận dụng LTKT qua từng hoạt động: hoạt động chuẩn bị bài học của GV, hoạt động chuẩn bị thực hành của HS, hoạt động của GV và HS trên lớp; hoạt động kiểm tra đánh giá. GV xác định các PPDH, các hình thức, phương tiện và kĩ

thuật dạy học phù hợp; thiết kế các tình huống bằng hệ thống câu hỏi dẫn dắt, gợi mở và bài tập phù hợp.

HS đóng vai trị chính trong giờ thực hành trên lớp nên các em cũng cần có những chuẩn bị về tâm lí, kiến thức trước khi thực hiện các hoạt động thực hành. Trong đó, điều quan trọng nhất là HS phải hiểu được ý nghĩa của tiết học thực hành LV và nắm vững kiến thức lí thuyết, biết lựa chọn và vận dụng lí thuyết vào việc thực hành từng KN. Phần chuẩn bị của HS do GV định hướng bằng cách giao bài tập cho HS làm ở nhà (nội dung bài tập được giao tùy thuộc vào trình độ của HS). GV yêu cầu HS chuẩn bị bằng những đề bài sẽ thực hành trên lớp để các em tiện theo dõi, đối chiếu kết quả mà các em đã làm ở nhà với kết quả thu được từ hoạt động thực hành chung.

c. Trong nội dung giáo án, chúng tôi thiết kế thành hai phần: phần PPDH được thiết kế thành hoạt động của GV và hoạt động của HS, phần nội dung cần đạt là phần kết quả thực hành do GV dự kiến và yêu cầu HS đạt được qua hoạt động thực hành của các em. Việc phân chia các phần trong giáo án giúp cho GV hình dung những hoạt động của HS và cách thức hướng dẫn HS luyện tập KN LV. So với cách thiết kế giáo án trước đây thì cách thiết kế này sẽ hạn chế được vai trị độc tơn của người thầy trong tiết học, đồng thời nâng cao vai trò của HS, thể hiện được tinh thần dân chủ trong hoạt động thực hành. Như vậy, phần trọng tâm của giáo án chính là những định hướng hoạt động của GV và phần hoạt động của HS.

3.2.4. Tổ chức thực nghiệm

Sau khi liên hệ với Ban giám hiệu, Tổ bộ môn và GV dạy Ngữ văn của các lớp thực nghiệm và đối chứng, chúng tôi tiến hành các công việc thực nghiệm như sau:

3.2.4.1. Giao nhiệm vụ thực nghiệm

Sau khi soạn giáo án, chúng tôi đã liên hệ với GV dạy thực nghiệm để trao đổi, phân tích cụ thể nội dung và PPDH được sử dụng trong giáo án, đồng thời thống nhất cách thức triển khai giáo án thực nghiệm. Trọng tâm của

việc trao đổi ý kiến là những ngữ liệu được sử dụng trong bài thực hành, cách tổ chức hoạt động LV cho HS theo LTKT. Chúng tơi cũng dự đốn những tình huống có thể xảy ra trong tiết học để tìm cách điều chỉnh giáo án cho phù hợp với diễn biến giờ học.

Giáo án thực nghiệm được chuyển cho GV dạy cùng với bài tập kiểm tra, đánh giá hoạt động thực hành của HS sau tiết thực nghiệm. Sau khi kết thúc giờ thực nghiệm, chúng tôi tổ chức lấy ý kiến của GV và HS đối với những tiết dạy theo LTKT.

Sau khi dạy thực nghiệm và đối chứng, chúng tôi cho HS làm bài kiểm tra kiến thức. Sau đó, chúng tơi sẽ thu thập, xử lý và đối chiếu kết quả để đánh giá.

3.2.4.2. Theo dõi tiến trình thực nghiệm

Do khơng có điều kiện ghi âm hoặc quay phim lại tiết học thực nghiệm nên chúng tơi cố gắng theo dõi tiến trình thực nghiệm bằng cách dự giờ và ghi chép diễn biến giờ học vào biên bản dự giờ. Chúng tôi đặc biệt chú ý đến cách thức GV hướng dẫn HS thực hành, cách HS tham gia vào hoạt động thực hành theo hình thức thảo luận nhóm, hoạt động cá nhân, vấn đáp và chú ý đến khơng khí tiết học, thái độ học tập của HS…

Sau tiết dạy, chúng tôi thảo luận kết quả giờ học với GV dạy thực nghiệm, rút ra những kinh nghiệm về mặt PP sư phạm khi vận dụng LTKT vào tiết học thực hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lí thuyết kiến tạo vào dạy học văn nghị luận trong chương trình trung học phổ thông (Trang 66 - 71)