Giai đoạn chuẩn bị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lí thuyết kiến tạo vào dạy học văn nghị luận trong chương trình trung học phổ thông (Trang 43 - 44)

2.1 .Khai thác các kiến thức và kĩnăng đã có của họcsinh

2.4.1Giai đoạn chuẩn bị

Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng, quyết định đến sự thành bại của một giờ học. Bên cạnh sự chuẩn bị bài dạy của GV là việc chuẩn bị bài học của HS. Dựa vào phần Hướng dẫn học bài và Kết quả cần đạt trong sách giáo khoa, GV định hướng việc chuẩn bị học tập của các em. Cùng với việc chuẩn bị kiến thức là chuẩn bị tâm thế giờ học và việc chuẩn bị tâm thế tiếp nhận sẽ được tiếp tục ở phần giới thiệu bài trong hoạt động dạy học. Trong giai đoạn chuẩn bị, GV và HS cần thực hiện một số công việc sau:

* Nhiệm vụ của giáo viên:

- Xác định đúng mục tiêu, nội dung kiến thức trọng tâm của bài học. Xác định đúng mục tiêu bài học là một cơng việc quan trọng vì nó quyết định đến việc xây dựng và lựa chọn các tình huống, PPDH,… Đồng thời nó cịn là các tiêu chí để đánh giá mức độ đạt được của HS sau mỗi giờ học. Dạy học theo LTKT, mục tiêu của bài học cần phải được thể hiện bằng những kiến thức, kĩ năng mà HS chiếm lĩnh được sau khi học và những định hướng cho nội dung kiến thức học tập tiếp theo. Bên cạnh đó, xác định đúng và hiểu rõ nội dung kiến thức trọng tâm của bài học là một hoạt động chuẩn bị cần thiết. Kiến thức trọng tâm là nội dung kiến thức mắt xích của bài học, nó có liên quan đến hầu hết các nội dung, kiến thức học tập trước và sau đó. Việc xác định và hiểu rõ kiến thức trọng tâm của bài học giúp GV thiết kế được các hoạt động học tập phù hợp.

- Xác định kiến thức và kĩ năng đã có của HS liên quan đến nội dung bài học. GV cần soạn hệ thống câu hỏi để kiểm tra mức độ nắm vững các tri thức có liên quan đến nội dung bài học của HS. Kết quả của công việc này sẽ giúp

cho GV xây dựng, lựa chọn được các tình huống học tập khác nhau sao cho phù hợp với đối tượng HS của mình.

- Lựa chọn các PPDH và phương tiện dạy học dự kiến dùng trong giờ dạy. Dựa vào mục tiêu, trọng tâm bài học, kiến thức đã có của HS cũng như như dự đốn trước những khó khăn mà các em gặp phải trong bài học mới, GV lựa chọn các PPDH phù hợp và những phương tiện dạy học tương xứng.

- Xây dựng các tình huống dạy học, dự kiến các khả năng có thể xảy ra trong q trình giải quyết các tình huống dạy học. Trong giai đoạn chuẩn bị, GV có thể kiến tạo các tình huống dạy học khác nhau để cùng đi đến kiến thức trọng tâm, mục tiêu bài học. Bên cạnh đó, giai đoạn này GV phải chuẩn bị các nhiệm vụ học tập mang tính định hướng cho những bài học tiếp theo. Đây là một điểm quan trọng của việc tổ chức dạy học theo LTKT, nhằm hạn chế được thời gian trên lớp và sẽ khai thác tốt nhất các kiến thức đã có, kiến thức vừa được xây dựng của HS.

* Nhiệm vụ của học sinh:

Sự chuẩn bị của HS trong quá trình học tập cũng vô cùng quan trọng: Những yêu cầu HS chuẩn bị được GV đặt ra ở bài học trước. Nội dung cơng việc chuẩn bị của HS có nhiều mặt, đa dạng: tìm hiểu tác giả, đọc văn bản trong sách giáo khoa, giải thích từ khó; ơn tập, củng cố những kiến thức đã học, thu thập thêm tư liệu liên quan đến nội dung bài học mới, trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV,... HS chuẩn bị bài học cũng là giai đoạn các em bắt đầu chuẩn bị tâm thế, thâm nhập vào tiết học mới. Một điều cần lưu ý là khi dạy bài mới, GV cần kiểm tra, đánh giá sự chuẩn bị của HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lí thuyết kiến tạo vào dạy học văn nghị luận trong chương trình trung học phổ thông (Trang 43 - 44)