Khái niệm dạy học tích hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh trường dự bị đại học dân tộc trung ương thông qua dạy học một số chủ đề tích hợp phần phi kim (Trang 25 - 26)

1.4. Dạy học tích hợp phát triển năng lực của HS

1.4.2. Khái niệm dạy học tích hợp

* Theo Xavier Roegiers

Giáo dục nhà trƣờng phải chuyển từ dạy kiến thức sang phát triển năng lực hành động cho HS. Ơng coi việc hình thành năng lực là cơ sở và mục tiêu của DHTH. Vì vậy, theo Xavier Roegiers, DHTH là quá trình hình thành ở HS những năng lực cụ thể có dự tính trước trong những điều kiện nhất định và cần thiết, nhằm phục vụ cho các quá trình học tập sau này hoặc hịa nhập vào cuộc sống lao động của HS. Nhƣ vậy DHTH là quá trình làm cho học tập trở nên có ý nghĩa.

* Theo UNESCO

DHTH các bộ môn khoa học đƣợc định nghĩa là "một cách trình bày các khái

niệm và ngun lí khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hoặc quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau". Định nghĩa này cho rằng DHTH là cách tiếp cận các khái niệm và

ngun lí khoa học chứ khơng phải là hợp nhất nội dung.

Hội nghị về đào tạo giáo viên DHTH các môn Khoa học đƣợc tổ chức tại Đại học Tổng hợp Maryland tháng 4 năm 1973 đã tiến thêm một bƣớc về khái niệm và mục tiêu của DHTH. Lúc này UNESCO quan tâm hơn đến vấn đề đƣa khoa học vào công nghệ để phục vụ đời sống. Theo Hội nghị này, "DHTH các môn khoa học nghĩa là phải chỉ ra cách thức chuyển từ nghiên cứu khoa học sang triển khai ứng dụng, làm cho các tri thức kĩ thuật - công nghệ trở thành một bộ phận quan trọng trong đời sống xã hội hiện đại".

Trong dự thảo chƣơng trình giáo dục phổ thơng tổng thể thì DHTH là định hướng dạy học giúp học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng,... thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kỹ năng; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề.

Trong dạy học các bộ mơn, tích hợp đƣợc hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau (theo cách hiểu truyền thống từ trƣớc tới nay) thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của mơn học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh trường dự bị đại học dân tộc trung ương thông qua dạy học một số chủ đề tích hợp phần phi kim (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)