Nguyên tắc lựa chọn và quy trình xây dựng chủ đề dạy học tích hợp để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh trường dự bị đại học dân tộc trung ương thông qua dạy học một số chủ đề tích hợp phần phi kim (Trang 41 - 44)

phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho HS

2.2.1. Nguyên tắc lựa chọn chủ đề dạy học tích hợp

2.2.1.1. Đảm bảo mục tiêu giáo dục, hình thành và phát triển các năng lực cần thiết cho người học

Mục tiêu là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tƣ cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong Dự thảo Đề án Đổi mới chƣơng trình, sách giáo khoa phổ thông cho sau năm 2015 ở Việt Nam, phát triển năng lực ngƣời học là một định hƣớng quan trọng, đƣợc khẳng định. Theo định hƣớng này, giáo dục không đơn thuần chỉ trang bị các kiến thức, kĩ năng cho học sinh mà còn chú ý hơn vào việc phát triển các phẩm chất và năng lực ngƣời học (bao gồm những năng lực chung và năng lực chuyên biệt).

Nhƣ vậy, việc lựa chọn các nội dung các chủ đề tích hợp phải hƣớng tới việc phát triển những năng lực cần thiết của ngƣời lao động để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nƣớc trong giai đoạn mới. Đó là các năng lực giải quyết vấn đề, đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức vào việc giải quyết những vấn đề thực tiễn của cuộc sống; năng lực sáng tạo; năng lực quản lí bản thân; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp; năng lực tự học; năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT);...

2.2.1.2. Đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội, mang tính thiết thực, có ý nghĩa với người học

Để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong bối cảnh hội nhập quốc tế, địi hỏi đất nƣớc cần có nguồn nhân lực có trình độ học vấn rộng, có thể thực hiện đƣợc nhiều nhiệm vụ và chun mơn hố nhằm đảm bảo chất lƣợng công việc với hiệu quả cao.

Đáp ứng yêu cầu trên, ngƣời lao động phải năng động, sáng tạo có kiến thức và kĩ năng mang tính chuyên nghiệp, sẵn sàng gánh vác trách nhiệm. Dám chịu trách nhiệm là một trong những yếu tố quan trọng của ngƣời lao động và là mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức kinh doanh. Yêu cầu đối với ngƣời lao động khơng chỉ đơn thuần là kiến thức mà cịn là năng lực giải quyết các vấn đề mang tính tổng hợp.

Việc lựa chọn nội dung chủ đề tích hợp cần tinh giản kiến thức hàn lâm, lựa chọn những tri thức thiết thực, có ý nghĩa và gắn bó với cuộc sống của ngƣời học, đáp ứng đƣợc những thay đổi của xã hội trong giai đoạn toàn cầu hố, tạo điều kiện cho ngƣời học vừa thích ứng đƣợc với cuộc sống đầy biến động vừa có khả năng, nhạy bén thu nhận kiến thức và học tập suốt đời trên cơ sở nền tảng của giáo dục phổ thơng.

2.2.1.3. Đảm bảo tính khoa học và tiếp cận những thành tựu của khoa học kĩ thuật, đồng thời vừa sức với học sinh

Xã hội hiện đại là một xã hội đầy biến động, phát triển rất nhanh chóng, ln ln thay đổi. Việc xây dựng các chủ đề tích hợp vừa địi hỏi phải đảm bảo tính khoa học và vừa tiếp cận đƣợc những thành tựu mới của khoa học kĩ thuật nhƣng phải phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh cũng nhƣ kế hoạch dạy học. Để làm đƣợc điều này, các chủ đề tích hợp cần phải tăng cƣờng những kiến thức thực tiễn, tạo điều kiện để học sinh đƣợc trải nghiệm, khám phá tri thức.

2.2.1.4. Đảm bảo tính giáo dục và giáo dục vì sự phát triển bền vững

Nội dung các chủ đề tích hợp đƣợc lựa chọn cần góp phần hình thành, bồi dƣỡng cho học sinh khơng chỉ nhận thức về thế giới mà còn thể hiện thái độ với thế giới; bồi dƣỡng những phẩm chất của ngƣời cơng dân trong thời đại mới: lịng u quê hƣơng, đất nƣớc; trách nhiệm đối với gia đình, xã hội; hợp tác, đồn kết và bình đẳng; tơn trọng và tuân thủ pháp luật; học tập và tơn trọng các nền văn hố và tôn trọng các dân tộc trên thế giới...

Chúng ta đang sống trong thời đại của tồn cầu hố và phát triển bền vững. Tồn cầu hố đang thúc đẩy xã hội loài ngƣời quá độ từ xã hội cơng nghiệp sang xã hội tri thức, một hình thái xã hội – kinh tế mà trong đó tri thức trở thành yếu tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế và xã hội hiện đại.

Thời đại tồn cầu hố và phát triển bền vững không chỉ tạo ra những cơ hội mà còn đặt ra đối với giáo dục những thách thức to lớn, đó là: thách thức của “sự thừa thông tin”, thách thức của cơng nghệ hố dạy học; thách thức của phát triển bền vững...

Không phát triển bền vững, thế giới hiện đại tồn cầu hố khơng có tƣơng lai. Sự phát triển bền vững cần đến giáo dục vì sự phát triển bền vững, bởi giáo dục phát triển bền vững là một cơng cụ hữu hiệu và chủ chốt để lồi ngƣời đạt tới sự phát triển bền vững.

2.2.1.5. Tăng tính hành dụng, tính thực tiễn; quan tâm tới những vấn đề mang tính xã hội của địa phương

Mọi khoa học đều là kết quả nhận thức của con ngƣời trong quá trình hoạt động thực tiễn. Vì thế, những nội dung các chủ đề tích hợp lựa chọn cần tăng cƣờng tính hành dụng, tính thực tiễn nhằm rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng tri thức vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, góp phần đáp ứng những địi hỏi của cuộc sống.

Cần quan tâm tới các vấn đề mang tính xã hội của địa phƣơng nhằm giúp học sinh có những hiểu biết nhất định về nơi các em đang sinh sống, từ đó chuẩn bị cho học sinh tâm thế sẵn sàng tham gia vào hoạt động kinh tế – xã hội của địa phƣơng.

2.2.1.6. Đảm bảo các chủ đề tích hợp được xây dựng xung quanh các kiến thức dựa trên chương trình hiện hành của các mơn học

Các chủ đề tích hợp đƣợc xác định dựa vào những nội dung giao nhau của các môn học hiện hành và những vấn đề cần giáo dục mang tính quốc tế, quốc gia và có ý nghĩa đối với cuộc sống của học sinh.

Các chủ đề tích hợp khơng chỉ đƣợc thực hiện giữa các mơn học, giữa các nội dung có những điểm tƣơng đồng mà cịn đƣợc thực hiện giữa các môn, giữa các nội dung khác nhau nhƣng bổ trợ cho nhau.

2.2.2. Quy trình xây dựng chủ đề dạy học tích hợp

Bƣớc 1: Rà sốt chƣơng trình, sách giáo khoa để tìm ra các nội dung dạy học

gần giống nhau có liên quan chặt chẽ với nhau trong các mơn học của chƣơng trình, sách giáo khoa hiện hành; những nội dung liên quan đến vấn đề thời sự của địa phƣơng, đất nƣớc để xây dựng bài học tích hợp.

Bƣớc 2: Xác định bài học tích hợp, bao gồm tên bài học và thuộc lĩnh vực nào

(Khoa học tự nhiên hay Khoa học xã hội và nhân văn?), đóng góp của các mơn vào bài học.

Bƣớc 3: Dự kiến thời gian (bao nhiêu tiết) cho bài học tích hợp.

Bƣớc 4: Xác định mục tiêu của bài học tích hợp, bao gồm: kiến thức, kĩ năng, thái độ, định hƣớng năng lực hình thành.

Bƣớc 5: Xây dựng nội dung của bài học tích hợp. Căn cứ vào thời gian dự kiến, mục tiêu, thậm chí cả đặc điểm tâm sinh lí và yếu tố vùng miền để xây dựng nội dung cho phù hợp.

Bƣớc 6: Xây dựng kế hoạch bài học tích hợp (chú ý tới các phƣơng pháp dạy

học nhằm phát huy tính tích cực của ngƣời học).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh trường dự bị đại học dân tộc trung ương thông qua dạy học một số chủ đề tích hợp phần phi kim (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)