1.3. Pháp luật bảo hiểm thất nghiệp của một số nước trên thế
1.3.4. Những gợi mở cho Việt Nam
Thơng qua việc tìm hiểu các quy định, chính sách pháp luật của BHTN
ở các nước như Nhật Bản, Trung Quôc và Thái Lan đã cho thây, môi quôc gia đều có những quy định khác nhau phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể và điều kiện kinh tế, xã hội của từng quốc gia. Mồi nước đều có những quy định, chính sách để Việt Nam tham khảo và học hỏi.
Tại Nhật Bản, NLĐ được hưởng chế độ TCTN đến 65 tuổi, cao hơn rất nhiều so với các quốc gia khác. Nhật Bán rất chú trọng đến việc quan tâm, chăm sóc người cao tuổi nhưng khó khăn về mặt kinh tế. Đây là một chính sách đáng được nhân rộng và Việt Nam có thể học hỏi từ Nhật Bản về chính sách này, đảm bảo sự trợ giúp của Chính phủ đối với NLĐ ngày cả khi họ đã về già.
Tại Trung Quốc, chế độ BHTN trong quá trình phát triển kinh tế thị trường hướng tới thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn - thành thị. Việc phân biệt giữa thành thị - nông thơn sẽ có nguy cơ kéo xa khoảng cách giữa tầng lớp giàu - nghèo trong xã hội. Ớ Việt Nam, giữa các vùng miền vẫn có sự chênh lệch nhất định về trình độ phát triển kinh tế, phân bổ nguồn lao động, tỉ lệ thất nghiệp,... Để giảm thiểu khoảng cách giàu nghèo, các cơ quan có thẩm quyền cần nghiên cứu đặc điểm từng vùng miền để có chính sách BHTN phù hợp, tránh tình trạng chênh lệch về trình độ phát triển BHTN dẫn đến chênh lệch về lợi ích của NLĐ [23],
Bên cạnh đó, chế độ BHTN ở Trung Quốc đã chú trọng và yêu cầu tìm kiếm việc làm của người thất nghiệp là tiêu chí để được hưởng trợ cấp. Pháp luật về BHTN tại Trung Quốc đã yêu cầu người thất nghiệp phải ghi danh trong hệ thống quản lý thất nghiệp quốc gia. Đây cũng là cách để có thể kiểm sốt thất nghiệp và từ đó có những hỗ trợ về đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người thất nghiệp đang tìm kiếm việc làm.
Điều kiện xét duyệt TCTN của Thái Lan khá chặt chẽ, đặt ra các trường hợp mà NLĐ chủ động thôi việc và bị cho thơi việc. Việt Nam hiện nay
chưa có sự phân biệt vê thụ hưởng chê độ BHTN giữa hai trường hợp trên. Vì vậy, Việt Nam có thể bố sung thêm các quy định về nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến thất nghiệp trong điều kiện hưởng BHTN; liệt kê các trường hợp cụ thể mà NLĐ được hưởng và không được hưởng chế độ BHTN [18],
Nhìn chung, các chế tài áp dụng đối với hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHTN theo pháp luật Việt Nam được xây dựng tương đối về mặt khuôn khổ, nhưng so với pháp luật Thái Lan, mức răn đe còn chưa đủ cao khi họ áp dụng cả trách nhiệm cá nhân quản lý đối với sai phạm của NSDLĐ. Để việc tuân thủ pháp luật được tối ưu hơn, pháp luật Việt Nam cần bổ sung trách nhiệm cá nhân của người quản lý đơn vị sử dụng lao động trong các vi phạm liên quan đến BHTN.
Kêt luận Chương 1
Thất nghiệp là một hiện tượng khách quan và luôn là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, BHTN là loại hình bảo hiểm đóng vai trị vơ cùng cần thiết trong nền kinh tế thị trường, nhằm bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi bị mất việc làm, hồ trợ NLĐ học nghề, duy trì cuộc sống và tìm kiếm cơng việc mới. Trong chương 1, tác giã đã tập trung phân tích các nội dung quan trọng khái quát về BHTN và pháp luật về BHTN. Các nguyên tắc, vai trị của BHTN là khơng thể thiếu, là tiền đề để xây dựng chính sách BHTN ở mồi quốc gia.
Ngoài ra, trong chương 1 tác giả cũng đã nghiên cứu, phân tích những quy định về BHTN của một số quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc. Từ đó đưa ra những điểm tiến bộ và phù hợp, đúc rút những kinh nghiệm làm cơ sở lý luận để hoàn thiện pháp luật về BHTN tại Việt Nam trong thời gian tới.
Việc quy định chế độ BHTN trong luật Việc làm năm 2013 đã đánh dấu bước ngoặt về quan điểm của nhà nước về chể độ bảo hiểm này với những quy định mang tính chất cụ thể, có hướng dẫn rõ ràng để việc áp dụng những quy định này trong thực tế. Có thể nói, các vấn đề lý luận chung đã nêu, chương 1 là một chương quan trọng, là cơ sở lý luận đế đối chiếu với các quy định pháp luật ở Việt Nam, đồng thời đánh giá được những điểm hợp lý, chưa hợp lý và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật ở các chương sau.
Chương 2
THỤC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO HIẾM THÁT NGHIỆP
TRONG LUẬT VIỆC LÀM NÀM 2013 VÀ THỤC TIẺN THI HÀNH Ở VIỆT NAM