2.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát
2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Habeco
2.3.2.1. Các nhân tố khách quan
❖ Môi trường tự nhiên
Tính đến hết tháng 03/2021 tổng số ca nhiễm Covid - 19 trên toàn thế giới đã đạt hơn 124 triệu ca, trong đó tại Việt Nam là khoảng 2.700 ca. Tuy chính phủ cùng với các cơ quan chức năng đã phần nào kiểm soát được dịch bệnh trong nước nhưng dịch bệnh trên thế giới vẫn cịn diễn biến rất phức tạp và khó kiểm sốt. Nếu các đợt lây nhiễm Covid - 19 tiếp tục bùng phát trong nước sẽ bắt buộc chính phủ phải thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự lây lan như hạn chế đi lại, tạm đóng cửa các cơ sở kinh doanh bia, rượu, karaoke, vũ trường, … những biện pháp này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số bán hàng sử dụng trực tiếp tại quán của Habeco. Các biện pháp mạnh mẽ hơn như đóng cửa biên giới, hạn chế xuất nhập có thể làm đứt gãy chuỗi cung ứng của Habeco, gây nên sự gián đoạn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều cơ sở để hy vọng giai đoạn hết sức khó khăn này sẽ sớm qua đi khi cơng tác xét nghiệm, tiêm phịng Covid - 19 được tiến hành trên diện rộng, nỗ lực điều trị bệnh có nhiều tiến triển, q trình thử nghiệm, phân phối vaccine được thúc đẩy với tốc độ nhanh chóng. Cùng với đó, sự ứng phó nhanh, kịp thời về nhiều mặt của các chính phủ trên thế giới nói chung và chính phủ Việt Nam nói riêng sẽ giúp nền kinh tế dần trở lại trạng thái bình thường mới.
51 ❖ Mơi trường kinh tế
Các chính sách vĩ mơ của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường là điều tất yếu nhưng chính sách vĩ mơ của nhà nước tác động một phần không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn của Habeco. Chẳng hạn như Nhà nước tăng thuế thu nhập của ngành bia, điều này sẽ trực tiếp làm suy giảm lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, chính sách cho vay đều có thể làm tăng hoặc giảm hiệu quả sử dụng vốn của cơng ty. Bên cạnh đó các quy định của Nhà nước về định hướng phát triển của các ngành kinh tế đều ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của DN. Tỷ giá biến động bất lợi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí nhập khẩu nguyên liệu sản xuất bia và ảnh hưởng đến lợi nhuận của Habeco.
Theo Báo cáo tầm nhìn Việt Nam 2045 của Quốc hội khóa XIV, GDP bình qn đầu người của Việt Nam sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình hơn 6%/năm trong giai đoạn 2021 - 2045. Điều này đồng nghĩa sẽ có sự chuyển dịch xu hướng tiêu dùng của khách hàng, đặc biệt là nhóm khách hàng trẻ với xu hướng tiêu thụ các dòng bia cao cấp và các sản phẩm bia nhập khẩu nhiều hơn. Trong khi đó, doanh số chính của Habeco vẫn đang đến từ phân khúc tầm trung. Thị trường bia Việt Nam hiện nay gần như nằm trong tay 4 ông lớn gồm Habeco, Sabeco, Heineken và Carlsberg. Áp lực cạnh tranh giữa các đối thủ chính này của Habeco là rất lớn, chưa kể đến các Công ty bia nhỏ hơn đang và sẽ gia nhập thị trường. Ngoài ra, Việt Nam gia nhập các khối kinh tế trong khu vực và quốc tế, các hiệp định thương mại, bảo hộ thuế suất giảm dần khiến cho thị trường sắp tới sẽ có nhiều đối thủ nước ngồi và sự cạnh tranh sẽ càng trở nên căng thẳng và khốc liệt.
❖ Môi trường pháp lý
Trong năm 2020, ngành bia trong nước đã đối mặt với hai cú sốc lớn đến từ chính sách đó là việc Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định việc xử phạt phương tiện tham gia giao thơng có nồng độ cồn trong máu ở bất kỳ mức độ nào và Nghị định 24/2020/NĐ-CP với các quy định khắt khe hơn về quảng cáo rượu bia đều đi vào hiệu lực. Cả hai Nghị định này đều ảnh hưởng mạnh mẽ đến doanh số của các doanh nghiệp ngành bia. Có thể nói, những thay đổi về chính sách ngày càng chặt chẽ và nghiêm khắc nhiều khả năng sẽ tiếp tục gây khó khăn cho Habeco trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh doanh số và phát triển thị trường.
52 ❖ Môi trường kỹ thuật cơng nghệ:
Hiện nay, trình độ khoa học kỹ thuật phát triển với tốc độ nhanh chóng khiến thị trường công nghệ biến động không ngừng và sự chênh lệch về trình độ cơng nghệ giữa các nước là rất lớn. Điều này đặt doanh nghiệp vào môi trường cạnh tranh gay gắt, ngày càng khốc liệt. Habeco cũng khơng nằm ngồi cuộc chạy đua phát triển cơng nghệ đó, để sử dụng vốn có hiệu quả cơng ty phải xem xét đầu tư vào phát triển khoa học cơng nghệ và phải khơng ngừng cải tiến trình độ kỹ thuật của mình.
2.3.2.2. Các nhân tố chủ quan
❖ Nhân tố con người
Để góp phần làm nên sự thành cơng của bất kì một cơng ty nào thì khơng thể khơng nhắc đến yếu tố con người. Yếu tố con người là yếu tố quyết định nhất trong việc đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả trong DN. Tỷ lệ cán bộ, nhân viên của Tổng cơng ty có trình độ Đại học và trên Đại học được gia tăng trong năm 2021. Điều này là do Tổng công ty đang tập trung nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực, bởi đây là yếu tố then chốt trong sự thành công của Habeco. Độ tuổi tập trung chủ yếu đội ngũ cán bộ công nhân viên của Habeco sẽ từ 26 đến 45 tuổi. Habeco tập trung vào lao động có nhiều kinh nghiệm. Ngồi ra, tỷ lệ lao động trên 45 tuổi của Habeco cũng có xu hướng giảm dần do các chính sách trẻ hóa nhân lực nhằm gia tăng tính sáng tạo, năng động nhằm bắt kịp với các thay đổi trong xu thế tồn cầu.
Về chính sách đối với người lao động, Habeco ln thực hiện đầy đủ các chính sách đối với người lao động theo đúng Luật Lao động và các quy định của Nhà nước đối với các doanh nghiệp Nhà nước. Người lao động được hưởng các chế độ lương, thưởng theo vị trí cơng việc, mức độ hồn thành cơng việc và kết quả kinh doanh của Tổng công ty. Năm 2020, Habeco thực hiện sửa đổi lại hệ thống thang bảng lương đảm bảo cạnh tranh thị trường, động viên khích lệ người lao động tăng năng suất và hiệu quả công việc, đảm bảo phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước. Người lao động được thực hiện đầy đủ chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Nhà nước. Ngồi ra người lao động cịn được Habeco hỗ trợ tham gia bảo hiểm sức khỏe. Người lao động được trợ cấp khi gia đình hoặc bản thân đau ốm, có việc hiếu, hỷ; được tặng quà hiện
53
vật vào các ngày lễ, tết, ngày kỉ niệm; được hỗ trợ chi phí nghỉ mát… Người lao động được khám sức khỏe định kỳ hàng năm, khám bệnh nghề nghiệp, bệnh phụ nữ. Habeco ln có kế hoạch đào tạo hàng năm cho cán bộ công nhân viên cụ thể theo từng chức danh, vị trí cơng việc, qua đó cán bộ cơng nhân viên được thường xuyên cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ. Cán bộ công nhân viên luôn được Habeco tạo điều kiện trong việc cải thiện mơi trường làm việc, đảm bảo an tồn vệ sinh lao động, …
❖ Đặc điểm của ngành sản xuất kinh doanh
Nguyên liệu phục vụ cho sản xuất bia chủ yếu là lúa mạch, hoa bia và đại mạch được nhập từ nước ngoài. Những rủi ro về thời tiết như hạn hán, lũ lụt, … ảnh hưởng rất nhiều đến sản lượng nguyên liệu. Do đó, Habeco có thể sẽ gặp phải rủi ro khi nguồn nguyên liệu, giá nguyên vật liệu trên thế giới có những biến động bất thường dẫn đến khan hiếm và tăng giá nguyên vật liệu đầu vào, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty.
2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội giai đoạn 2019 - 2021 khát Hà Nội giai đoạn 2019 - 2021
2.4.1. Những thành tựu đạt được
Qua việc phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội giai đoạn 2019 - 2021 có thể thấy cơng ty đã đạt được một số thành tựu sau:
Giai đoạn 2019 - 2021, hiệu suất sử dụng VCĐ của Habeco đang có xu hướng tăng lên. Việc tăng hiệu suất sử dụng VCĐ rất có lợi cho cơng ty về khả năng phục vụ của vốn cố định. Có thể đánh giá rằng nguồn vốn đầu tư dài hạn của Tổng công ty đã và đang mang lại hiệu quả, hứa hẹn một tiềm lực lớn trong tương lai để đáp ứng tốt nhu cầu thị trường.
Danh mục đầu tư tài chính ngắn hạn của cơng ty ln chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản ngắn hạn từ năm 2019 đến năm 2021 và đang tiếp tục có xu hướng tăng trong những năm tới. Đến năm 2021, danh mục này đã chiếm 55,37% trong cơ cấu tài sản ngắn hạn. Điều này chứng tỏ khả năng thu hồi vốn nhanh của Habeco, luân chuyển dòng tiền và lợi nhuận thu được ở mức ổn định.
54
Các chỉ số đánh giá về khả năng thanh toán cho thấy khả năng thanh toán của của Habeco đang ở mức tốt so với trung bình ngành, khơng tiềm ẩn các rủi ro về tín dụng và khơng tồn tại rủi ro phá sản. Tình hình chi trả các khoản nợ ngắn hạn và hoạt động tài chính của Habeco được duy trì ở mức an tồn.
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 2.4.2.1. Hạn chế 2.4.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được, việc sử dụng vốn một cách hiệu quả tại Habeco vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Qua việc phân tích số liệu về thực trạng sử dụng vốn của công ty trong giai đoạn 2019 - 2021 cho thấy nhìn chung các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của Habeco đều sụt giảm trong năm 2021. Mặc dù Công ty đã đưa ra rất nhiều những chính sách cải thiện hiệu quả sử dụng vốn nhưng do tình hình dịch bệnh ảnh hưởng quá nặng nề đến nền kinh tế và đời sống của toàn xã hội cùng với tác động của Nghị định 100 nên hiệu quả sử dụng vốn của công ty bị sụt giảm là điều không thể tránh khỏi. Cụ thể: ❖ Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định có xu hướng giảm xuống so với năm 2020, cụ thể giảm 8,16%, khiến cho lợi nhuận giảm đáng kể.
❖ Chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động 3 năm giảm cho thấy các sản phẩm mà công ty sản suất được phân phối ra thị trường không mang lại lợi nhuận cao. Trong giai đoạn này, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Habeco không đạt hiệu quả.
❖ Hệ số sinh lời vốn lưu động có xu hướng giảm trong hai năm 2020 và 2021 dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Sự sụt giảm của hệ số sinh lời vốn lưu động chứng tỏ đại dịch Covid và Nghị định 100 ảnh hưởng rất nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Habeco, khiến công ty chưa phát huy hết khả năng sản xuất kinh doanh vốn lưu động dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn cũng bị sụt giảm.
❖ Năm 2021 hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Habeco bị giảm mạnh do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh. Cơng ty đang gặp chút khó khăn về khả năng tài chính bởi hoạt động sản xuất kinh doanh bị gián đoạn do các lệnh giãn cách xã hội kéo dài.
❖ Năm 2020 và 2021 khả năng thanh toán bằng tiền mặt (hệ số khả năng thanh toán tức thời) của Habeco ở mức dưới 0,5 cho thấy cơng ty đang gặp khó khăn trong việc thanh
55
tốn nợ. Habeco cần phải có các biện pháp cải thiện khả năng thu hồi nợ để làm cho vòng quay VLĐ tăng nhanh, thúc đẩy khả năng thanh toán nợ.
❖ Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của cơng ty năm 2021 đều có xu hướng giảm cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chưa thực sự tốt. Chỉ số P/E cao có thể thấy Habeco hoạt động kinh doanh chưa hiệu quả.
2.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế a. Nguyên nhân chủ quan a. Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân của việc tỷ suất lợi nhuận vốn cố định có xu hướng giảm là bởi lợi nhuận sau thuế của Habeco bị sụt giảm do ảnh hưởng của đại dịch Covid và Nghị định 100 của Chính phủ. Hoạt động ăn uống tại hàng quán của người dân bị hạn chế trong một thời gian dài làm giảm sản lượng tiêu thụ đồ uống tại các nhà hàng. Tỷ trọng nợ dài hạn trong cơ cấu vốn thường xuyên thấp (trong 2 năm 2020, 2021 tương ứng chỉ chiếm 10,39% và 6,35%). Điều này cho thấy Habeco chưa có chiến lược, chính sách sử dụng địn bẩy tài chính hợp lý, việc tiếp cận các khoản vay dài hạn để tài trợ cho nhu cầu đầu tư tài sản dài hạn, giảm bớt áp lực sử dụng vốn chủ sở hữu chưa đạt hiệu quả cao.
Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của Habeco có xu hướng giảm trong năm 2021 ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất sử dụng tổng tài sản giảm và vấn đề kiểm sốt chi phí đối với các nhà máy sản xuất của công ty. Tất cả những mặt hạn chế trên là nguyên nhân chính khiến cho khả năng sinh lời của Habeco không đạt được kỳ vọng. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty không hiệu quả, gây ra sự chênh lệch so với các đối thủ cùng ngành ngày càng lớn.
Ngoài ra nguyên nhân khiến khả năng sinh lời của Công ty giảm cũng đến từ việc quản lý chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả cao. Hoạt động marketing của Habeco được đầu tư nhiều nhưng lại không mang lại hiệu quả tương xứng, làm tăng tỷ trọng chi phí marketing trên doanh thu và dẫn đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế của công ty giảm.
56
b. Nguyên nhân khách quan
Trong 3 năm qua cả thế giới phải chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid - 19, gây khó khăn về mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội. Sự biến động của nền kinh tế ln có ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động về nhu cầu của người tiêu dùng đối với ngành sản xuất hàng tiêu dùng đặc biệt là ngành Thực phẩm - Đồ uống. Đồng thời, đầu năm 2020 Chính phủ bắt đầu áp dụng Nghị định số 100 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ và đường sắt. Đây là tác động kép gây ảnh hưởng lớn tới ngành công nghiệp sản xuất đồ uống. Thách thức từ thị trường cho tới chính sách, khiến cho nhiều hãng bia bị thu hẹp thị phần. Chính vì vậy, Cơng ty đã gặp khó khăn về sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, Habeco cịn phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ lớn đang chiếm lĩnh thị trường như: SABECO (bia Sài Gòn, bia 333), HUDA BEER (bia Huế), VBL (Heineken, Tiger...) và Carlsberg.
Tỷ giá biến động bất lợi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí nhập khẩu nguyên liệu sản xuất bia và ảnh hưởng đến lợi nhuận của HABECO. Các Công ty bia ở Việt Nam đều bị ảnh hưởng bởi giá nguyên vật liệu đầu vào nhập khẩu từ nước ngoài. Mạch nha và hoa bia là những nguyên vật liệu đầu vào chính của sản xuất bia hiện phải nhập khẩu hoàn toàn. Tỷ giá biến động không chỉ khiến giá nguyên vật liệu tăng cao mà cịn làm cho chi phí vận chuyển cũng vì thế mà tăng theo.
Trong giai đoạn vừa qua, thị trường chứng khốn có nhiều biến động, tiềm ẩn nhiều rủi ro, giá cả nhiều loại cổ phiếu không phản ánh thực chất giá trị nên việc phát hành cổ phiếu của Cơng ty cũng gặp nhiều khó khăn do số lượng cổ phiếu không bán được như mong muốn. Do đó, việc huy động vốn cho các dự án đầu tư bị hạn chế. Công ty buộc phải bổ sung các khoản này bằng nguồn vốn vay ngân hàng và từ Quỹ đầu tư. Điều này cũng