Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Hà

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của tổng công ty cổ phần bia rượu nước giải khát hà nội giai đoạn 2019 2021 (Trang 61)

khát Hà Nội giai đoạn 2019 - 2021

2.4.1. Những thành tựu đạt được

Qua việc phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội giai đoạn 2019 - 2021 có thể thấy cơng ty đã đạt được một số thành tựu sau:

Giai đoạn 2019 - 2021, hiệu suất sử dụng VCĐ của Habeco đang có xu hướng tăng lên. Việc tăng hiệu suất sử dụng VCĐ rất có lợi cho cơng ty về khả năng phục vụ của vốn cố định. Có thể đánh giá rằng nguồn vốn đầu tư dài hạn của Tổng công ty đã và đang mang lại hiệu quả, hứa hẹn một tiềm lực lớn trong tương lai để đáp ứng tốt nhu cầu thị trường.

Danh mục đầu tư tài chính ngắn hạn của cơng ty ln chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản ngắn hạn từ năm 2019 đến năm 2021 và đang tiếp tục có xu hướng tăng trong những năm tới. Đến năm 2021, danh mục này đã chiếm 55,37% trong cơ cấu tài sản ngắn hạn. Điều này chứng tỏ khả năng thu hồi vốn nhanh của Habeco, luân chuyển dòng tiền và lợi nhuận thu được ở mức ổn định.

54

Các chỉ số đánh giá về khả năng thanh toán cho thấy khả năng thanh toán của của Habeco đang ở mức tốt so với trung bình ngành, khơng tiềm ẩn các rủi ro về tín dụng và khơng tồn tại rủi ro phá sản. Tình hình chi trả các khoản nợ ngắn hạn và hoạt động tài chính của Habeco được duy trì ở mức an toàn.

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 2.4.2.1. Hạn chế 2.4.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt được, việc sử dụng vốn một cách hiệu quả tại Habeco vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Qua việc phân tích số liệu về thực trạng sử dụng vốn của công ty trong giai đoạn 2019 - 2021 cho thấy nhìn chung các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của Habeco đều sụt giảm trong năm 2021. Mặc dù Công ty đã đưa ra rất nhiều những chính sách cải thiện hiệu quả sử dụng vốn nhưng do tình hình dịch bệnh ảnh hưởng quá nặng nề đến nền kinh tế và đời sống của toàn xã hội cùng với tác động của Nghị định 100 nên hiệu quả sử dụng vốn của công ty bị sụt giảm là điều không thể tránh khỏi. Cụ thể: ❖ Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định có xu hướng giảm xuống so với năm 2020, cụ thể giảm 8,16%, khiến cho lợi nhuận giảm đáng kể.

❖ Chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động 3 năm giảm cho thấy các sản phẩm mà công ty sản suất được phân phối ra thị trường không mang lại lợi nhuận cao. Trong giai đoạn này, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Habeco không đạt hiệu quả.

❖ Hệ số sinh lời vốn lưu động có xu hướng giảm trong hai năm 2020 và 2021 dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Sự sụt giảm của hệ số sinh lời vốn lưu động chứng tỏ đại dịch Covid và Nghị định 100 ảnh hưởng rất nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Habeco, khiến công ty chưa phát huy hết khả năng sản xuất kinh doanh vốn lưu động dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn cũng bị sụt giảm.

❖ Năm 2021 hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Habeco bị giảm mạnh do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh. Công ty đang gặp chút khó khăn về khả năng tài chính bởi hoạt động sản xuất kinh doanh bị gián đoạn do các lệnh giãn cách xã hội kéo dài.

❖ Năm 2020 và 2021 khả năng thanh toán bằng tiền mặt (hệ số khả năng thanh toán tức thời) của Habeco ở mức dưới 0,5 cho thấy cơng ty đang gặp khó khăn trong việc thanh

55

tốn nợ. Habeco cần phải có các biện pháp cải thiện khả năng thu hồi nợ để làm cho vòng quay VLĐ tăng nhanh, thúc đẩy khả năng thanh toán nợ.

❖ Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của cơng ty năm 2021 đều có xu hướng giảm cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chưa thực sự tốt. Chỉ số P/E cao có thể thấy Habeco hoạt động kinh doanh chưa hiệu quả.

2.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế a. Nguyên nhân chủ quan a. Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân của việc tỷ suất lợi nhuận vốn cố định có xu hướng giảm là bởi lợi nhuận sau thuế của Habeco bị sụt giảm do ảnh hưởng của đại dịch Covid và Nghị định 100 của Chính phủ. Hoạt động ăn uống tại hàng quán của người dân bị hạn chế trong một thời gian dài làm giảm sản lượng tiêu thụ đồ uống tại các nhà hàng. Tỷ trọng nợ dài hạn trong cơ cấu vốn thường xuyên thấp (trong 2 năm 2020, 2021 tương ứng chỉ chiếm 10,39% và 6,35%). Điều này cho thấy Habeco chưa có chiến lược, chính sách sử dụng địn bẩy tài chính hợp lý, việc tiếp cận các khoản vay dài hạn để tài trợ cho nhu cầu đầu tư tài sản dài hạn, giảm bớt áp lực sử dụng vốn chủ sở hữu chưa đạt hiệu quả cao.

Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của Habeco có xu hướng giảm trong năm 2021 ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất sử dụng tổng tài sản giảm và vấn đề kiểm sốt chi phí đối với các nhà máy sản xuất của công ty. Tất cả những mặt hạn chế trên là nguyên nhân chính khiến cho khả năng sinh lời của Habeco không đạt được kỳ vọng. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty không hiệu quả, gây ra sự chênh lệch so với các đối thủ cùng ngành ngày càng lớn.

Ngoài ra nguyên nhân khiến khả năng sinh lời của Công ty giảm cũng đến từ việc quản lý chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả cao. Hoạt động marketing của Habeco được đầu tư nhiều nhưng lại không mang lại hiệu quả tương xứng, làm tăng tỷ trọng chi phí marketing trên doanh thu và dẫn đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế của công ty giảm.

56

b. Nguyên nhân khách quan

Trong 3 năm qua cả thế giới phải chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid - 19, gây khó khăn về mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội. Sự biến động của nền kinh tế ln có ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động về nhu cầu của người tiêu dùng đối với ngành sản xuất hàng tiêu dùng đặc biệt là ngành Thực phẩm - Đồ uống. Đồng thời, đầu năm 2020 Chính phủ bắt đầu áp dụng Nghị định số 100 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Đây là tác động kép gây ảnh hưởng lớn tới ngành công nghiệp sản xuất đồ uống. Thách thức từ thị trường cho tới chính sách, khiến cho nhiều hãng bia bị thu hẹp thị phần. Chính vì vậy, Cơng ty đã gặp khó khăn về sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, Habeco cịn phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ lớn đang chiếm lĩnh thị trường như: SABECO (bia Sài Gòn, bia 333), HUDA BEER (bia Huế), VBL (Heineken, Tiger...) và Carlsberg.

Tỷ giá biến động bất lợi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí nhập khẩu nguyên liệu sản xuất bia và ảnh hưởng đến lợi nhuận của HABECO. Các Công ty bia ở Việt Nam đều bị ảnh hưởng bởi giá nguyên vật liệu đầu vào nhập khẩu từ nước ngoài. Mạch nha và hoa bia là những nguyên vật liệu đầu vào chính của sản xuất bia hiện phải nhập khẩu hoàn toàn. Tỷ giá biến động không chỉ khiến giá nguyên vật liệu tăng cao mà cịn làm cho chi phí vận chuyển cũng vì thế mà tăng theo.

Trong giai đoạn vừa qua, thị trường chứng khốn có nhiều biến động, tiềm ẩn nhiều rủi ro, giá cả nhiều loại cổ phiếu không phản ánh thực chất giá trị nên việc phát hành cổ phiếu của Cơng ty cũng gặp nhiều khó khăn do số lượng cổ phiếu khơng bán được như mong muốn. Do đó, việc huy động vốn cho các dự án đầu tư bị hạn chế. Công ty buộc phải bổ sung các khoản này bằng nguồn vốn vay ngân hàng và từ Quỹ đầu tư. Điều này cũng gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn của Habeco.

57

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA - RƯỢU - NƯỚC

GIẢI KHÁT HÀ NỘI 3.1. Định hướng phát triển của cơng ty

3.1.1. Tình hình chung của ngành và định hướng phát triển của Habeco năm 2022 Tình hình chung: Tình hình chung:

Dưới ảnh hưởng của đại dịch Covid, khủng hoảng năng lượng ở châu Âu, chiến tranh Nga - Ukraina..., dự kiến năm 2022 sẽ tiếp tục là năm khó khăn đối với các doanh nghiệp. Chuỗi cung ứng đứt gãy, giá vật tư nguyên liệu đầu vào biến động tăng liên tục ở mức cao trong 3 tháng đầu năm, đặc biệt là xăng dầu (tăng gần 50%), malt (tăng 50%), vỏ lon (tăng 30-40%), hộp giấy (tăng 15%), nắp chai (tăng 35%), chi phí vận chuyển (tăng 15%), giá các vật tư nguyên liệu khác cũng tăng từ 15-20% và dự báo sẽ tiếp tục tăng cao nữa, ... Nguồn cung nguyên liệu khan hiếm, việc nhập vật tư nguyên liệu chính để sản xuất có nguy cơ chậm tiến độ và đối tác nước ngồi khơng bố trí được phương tiện vận chuyển đã đặt ra gánh nặng chi phí cho các nhà sản xuất. Trong khi đó, dịch bệnh Covid diễn ra trong 2 năm qua đã ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người lao động, làm cho nhu cầu tiêu dùng suy giảm. Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề nhưng các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đồ uống có cồn khơng được hưởng một số chính sách hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế chung như các ngành sản xuất hàng tiêu dùng khác. Trong điều kiện chi phí đầu vào tăng nhanh, sức mua yếu, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam đã đánh giá ngay cả đối với những doanh nghiệp có tiềm lực và quy mơ lớn cũng sẽ phải mất nhiều năm để có thể quay trở lại mức phát triển như trước đại dịch.

Trong quý I/2022, mặc dù các biện pháp hạn chế dịch bệnh đã từng bước được gỡ bỏ nhưng với tình hình số ca lây nhiễm tăng lên nhanh chóng tại các địa phương trên cả nước, người dân vẫn hạn chế ăn uống tại nhà hàng và đi du lịch, tránh tụ tập đông người. Mặc dù đã triển khai nhiều giải pháp để thúc đẩy tiêu thụ những sản lượng sản xuất, tiêu thụ quý 1/2022 của Habeco chỉ đạt khoảng 90% so với cùng kỳ.

Năm 2022, các đối thủ cạnh tranh đều tập trung đẩy mạnh công tác hỗ trợ, khuyến mại, thúc đẩy bán hàng để giành giật thị trường sau thời gian dài của năm 2021 bị ảnh

58

hưởng bởi dịch bệnh Covid. Ngay từ đầu năm 2022, các đối thủ chính của Habeco là Sabeco và Heineken đã triển khai mạnh mẽ các hoạt động truyền thông thương hiệu, xúc tiến bán hàng rộng khắp trên toàn quốc và tại tất cả các phân khúc sản phẩm. Trong đó, đặc biệt các hãng đều chú trọng vào các chương trình thúc đẩy bán hàng đối với các sản phẩm phổ thông - phân khúc thị trường chính của Habeco. Ngay sau mùa kinh doanh tết, các hãng tiếp tục triển khai một loạt các chương trình, hoạt động xúc tiến bán hàng cho người tiêu dùng, dự báo Habeco sẽ tiếp tục chịu rất nhiều sức ép từ các đối thủ cạnh tranh.

Năm 2022, Habeco đặt ra một số mục tiêu, định hướng phát triển như sau:

❖ Cải tiến bao bì, mẫu mã sản phẩm phù hợp với thị hiếu và tăng tính cạnh tranh trên thị trường ; Tái định vị giá của các sản phẩm của HABECO.

❖ Củng cố, bảo vệ thị trường Miền Bắc; Tăng trưởng nhanh tại Bắc Trung Bộ; từng bước xây dựng nền tảng để phát triển Habeco tại thị trường Miền Nam.

❖ Truyền thông thương hiệu theo định hướng chiến lược mới lấy nền tảng digital làm trọng tâm; Triển khai các chương trình khuyến mại đối với người tiêu dùng phù hợp với bối cảnh mới.

59

3.1.2. Mục tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2022

Tiếp tục duy trì vị thế số 1 tại thị trường Miền Bắc và Bắc Miền Trung. Tái cấu trúc danh mục thương hiệu và sản phẩm để nâng cao thị phần tại các khu vực thị trường. Trên cơ sở mục tiêu trên, Habeco xây dựng chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2022 Công ty mẹ như sau:

Bảng 3.1. Chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2022 của Habeco

Chỉ tiêu Kế hoạch 2022 Đơn vị tính

1. Tổng sản lượng tiêu thụ các sản phẩm chủ yếu.

Trong đó: 300,06 Triệu lít

- Bia các loại 298,32 Triệu lít

- Nước uống đóng chai UniAqua 1,74 Triệu lít

2. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm chính 6.605.165 Triệu đồng

3. Tổng lợi nhuận trước thuế 274.980 Triệu đồng

4. Tổng lợi nhuận sau thuế 220.803 Triệu đồng

5. Mức chia cổ tức 6,0 %/năm

(Nguồn: Báo cáo của Ban Điều hành đánh giá hoạt động SXKD 2021 và kế hoạch 2022 của Habeco)

60

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội Rượu - Nước giải khát Hà Nội

Qua phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội, để khắc phục những hạn chế, tôi đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty.

3.2.1. Giải pháp khắc phục sự mất cân đối trong quá trình tạo lập và sử dụng nguồn vốn vốn

Thứ nhất, khi tỷ lệ tỷ suất tự tài trợ chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy

động cho sản xuất kinh doanh, Tổng công ty nên cố gắng hạn chế sự gia tăng của tỷ lệ này. Với tình hình tài chính lành mạnh, vay nợ rất thấp của Habeco là một điểm mạnh quan trọng. Habeco nên gia tăng công suất nhà máy hoặc đầu tư sâu hơn vào marketing thương hiệu, làm gia tăng sự thu hút đối với các nhà đầu tư tiềm năng.

Thứ hai, Cơng ty cần tìm cách gia tăng hiệu suất sử dụng tài sản - tác nhân chính giúp

duy trì ROE ở mức cao. Trong đó, hiệu quả sử dụng tài sản cố định là nhân tố quan trọng đóng góp vào việc cải thiện hiệu quả sử dụng tài sản chung. Tổng công ty nên tập trung vào khai thác và sử dụng quy mơ hiện có, định hướng phát triển bền vững, như sau:

• Đầu tư tăng công suất cho các nhà máy sản xuất bia của công ty mẹ, công ty 100% vốn góp.

• Sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi để mua thêm cổ phần của các công ty con, công ty liên kết để tăng giá trị tài sản, cơ cấu vốn hợp lý hơn.

• Tập trung đầu tư nguồn lực cho ngành Rượu và Nước giải khát thông qua đầu tư mới tài sản, máy móc thiết bị thay thế các thiết bị cũ kỹ, lạc hậu song song với chiến lược Marketing dài hạn cho phát triển thị trường bền vững và khai thác giá trị thương hiệu “Sức bật Việt Nam”.

• Nghiên cứu chính sách để có thể tận dụng tối đa các ưu đãi đầu tư, nguồn vốn nhàn rỗi, nguồn vốn giá rẻ đặc biệt sử dụng tối ưu địn cân nợ với các nguồn vốn có thể huy động.

• Ln sàng lọc, chủ động thanh lý nhượng bán những TSCĐ, CCDC đã lỗi thời, không mang lại hiệu quả, nếu duy trì sẽ tốn kém chi phí. Đây cũng là một nguồn bổ sung

61

quỹ, làm giảm giá trị Tổng tài sản trong cơng thức tài chính, tức là làm tăng tỷ suất NVTX nhờ đó mà tính ổn định của nguồn tài trợ được cải thiện. Tuy nhiên việc thanh lý TSCĐ, CCDC thường đi kèm sau đó là quyết định đầu tư mới, chính vì thế Tổng cơng ty ln phải cân nhắc tới hiệu quả trong dài hạn.

Thứ ba, sử dụng có hiệu quả địn bẩy tài chính - an tồn và khả năng chiếm dụng vốn

lớn. Tùy theo từng ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh thương mại Bia Hà Nội ở các Cơng ty cổ phần thương mại khu vực có thể sử dụng địn bẩy tài chính để

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của tổng công ty cổ phần bia rượu nước giải khát hà nội giai đoạn 2019 2021 (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)