Nguyên tắc lựa chọn, xây dựng hệ thống thí nghiệm phát triển năng lực thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực thực hành hóa học cho học sinh thông qua dạy học chương cacbon – silic hóa học 11 trung học phổ thông (Trang 44 - 45)

2.2. Tuyển chọn các nội dung thí nghiệm và xây dựng hệ thống thí nghiệm phát triển

2.2.1. Nguyên tắc lựa chọn, xây dựng hệ thống thí nghiệm phát triển năng lực thực

triển năng lực thực nghiệm cho học sinh trung học phổ thông

2.2.1. Nguyên tắc lựa chọn, xây dựng hệ thống thí nghiệm phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh trung học phổ thông thực nghiệm cho học sinh trung học phổ thông

Nguyên tắc 1: GV nên lựa chọn các TNHH đảm bảo được tính an tồn và

khơng độc hại đối với GV và HS, GV cần tìm hiểu các hóa chất thay thế các hóa chất gây độc hại trong quá trình làm TN. Muốn vậy, GV phải tuân thủ đúng các thao tác theo hướng dẫn, thực hiện đúng các quy tắc về an tồn phịng TN, am hiểu những nguyên nhân có thể gây nguy hiểm.

Ví dụ: CO là khí độc, ảnh hưởng đến hệ hơ hấp của con người nên khi làm TN chứng minh tính oxi hóa của một số oxit kim loại có thể tác dụng với một số chất khử như H2, CO và C thì chúng ta nên chọn khí H2 để đảm bảo độ an tồn cho GV và HS trong giờ học.

Nguyên tắc 2: GV nên lựa chọn các TN thực hiện trước HS phải có kết quả tốt, đảm bảo tính khoa học. Muốn đảm bảo TN thành công GV phải: Thực hiện đúng theo hướng dẫn, có kĩ năng thực hiện TN thành thạo, chuẩn bị kĩ trước khi lên lớp, nếu TN không thành công cần bình tĩnh tìm ra ngun nhân, giải thích rõ ràng cho HS.

Ví dụ: Khí CO2 khi tác dụng với kim loại Mg thì các thao tác tiến hành TN cần chú ý để TN thành công như kĩ thuật thu khí CO2, lấy 1 miếng nhỏ Mg, kết hợp đưa nhanh miếng Mg cịn cháy và mở lắp bình tam giác chứa khí CO2.

Nguyên tắc 3: GV cần chọn lựa những TN gắn liền với nội dung kiến thức trọng tâm của bài học. Các TN thực hiện trên lớp thì số lượng TN trong một bài vừa phải và thời gian giành cho mỗi TN phải hợp lí. Với TN HS có thể tự làm ở nhà hoặc trong các buổi ngoại khóa thì GV có thể giao nội dung, hướng dẫn cách tiến hành để HS có thể tự thực hiện.

Ví dụ: Trong bài hợp chất của cacbon chúng ta có thể lựa chọn các TN thực hiện trên lớp để chứng minh tính khử của CO, tính oxit axit và tính oxi hóa của CO2, cách điều chế CO2 trong phòng TN. Với các TN HS có thể tự làm ở nhà thì GV sẽ giao nội dung, hướng dẫn cách tiến hành, giúp HS thấy được vai trò và ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống.

Nguyên tắc 4: GV nên lựa chọn những TN có tính trực quan cao, hiện tượng TN rõ ràng, dễ dàng quan sát bằng mắt thường và có tính thuyết phục cao. Muốn vậy phải: Dụng cụ TN phải có kích thước hình dáng thích hợp, dùng hóa chất hợp lí, nếu cần phải dùng phơng màu thích hợp, GV phải hướng dẫn HS chú ý theo dõi, quan sát.

Ví dụ: Để thử tính hấp thụ chất khí của than gỗ chúng ta nên cho Cu tác dụng với axit HNO3 đặc để sản phẩm khí sinh ra là NO2 (màu nâu đỏ) thì HS sẽ dễ quan sát hơn. Nguyên tắc 5: GV nên lựa chọn hệ thống TNHS biểu diễn mà hóa chất dễ kiếm, dụng cụ đơn giản, HS dễ làm nhưng mang tính khoa học cao. Với các TN khó, có những hóa chất độc hại thì GV hướng dẫn HS tìm hiểu các TNHH ảo và các TNHH biểu diễn trên mạng internet.

Ví dụ: Với những TN về silic và hợp chất của silic hóa chất khó tìm, các bước tiến hành phức tạp, mất nhiều thời gian thực hiện thì GV có thể hướng dẫn HS tìm hiểu các TN mơ phỏng.

Nguyên tắc 6: GV lựa chọn những TN có tính hấp dẫn, kích thích hứng thú

học tập cho người dạy và người học đồng thời đáp ứng các tiêu chí phát triển NL Th.NHH cho HS.

Ví dụ: Trước khi tiến hành TN SiO2 tác dụng với axit HF, GV có thể đặt ra tình huống làm thế nào để khắc chữ lên thủy tinh để kích thích sự tị mị, hứng thú học tập của HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực thực hành hóa học cho học sinh thông qua dạy học chương cacbon – silic hóa học 11 trung học phổ thông (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)