Các nhân tố ảnh hưởng đến tuyển dụng nhân lực tại doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty cổ phần thanh vũ audio (Trang 33 - 37)

6. Kết cấu đề tài

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tuyển dụng nhân lực tại doanh nghiệp

1.4.1 Các yếu tố bên trong tổ chức

- Mục tiêu phát triển của doanh nghiệp:

Trong thực tế khi tiến hành mọi hoạt động của doanh nghiệp nói chung và đối với cơng tác tuyển dụng nói riêng thì nhà quản trị đều phải căn cứ vào mục tiêu phát triển, chiến lược của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều có một sứ mạng, một mục tiêu riêng và tất cả các hoạt động đều được tiến hành để theo đuổi mục tiêu đó. Để theo đuổi mục đích và chiến lược đó các bộ phận lại căn cứ vào đó để bố trí cơng việc, bố trí nhân sự sao cho phù hợp. Do vậy, công tác tuyển dụng nhân sự cũng phụ thuộc vào từng bộ phận đó, từng loại mục tiêu mà

26

đưa ra kế hoạch và thực hiện kế hoạch tuyển dụng cho đúng.

- Uy tín và hình ảnh của tổ chức

Có thể thấy đây là một trong những yếu tố tiên quyết, ảnh hưởng trực tiếp đến việc tìm kiếm, thu hút nguồn ứng viên đến ứng tuyển, từ đó cũng gây tác động đến chất lượng công tác tuyển dụng của cơng ty. Việc nâng cao hình ảnh, tạo dựng uy tín cơng ty và xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng sẽ giúp cho công tác tuyển dụng trở nên dễ dàng hơn, tiết kiệm được chi phí tuyển dụng và vẫn đáp ứng được cầu về nhân lực cho công ty. Những yếu tố này giúp công ty thu hút được rất nhiều sự quan tâm từ ứng viên. Có thể thấy rằng, những tổ chức hay doanh nghiệp lớn, có tên tuổi, vị thế và hình ảnh thương hiệu tốt trên thị trường lao động hiện nay như Tập đoàn VinGroup, Ngân hàng Vietcombank, FPT, Viettel,… khi đăng tin tuyển dụng sẽ thu hút được lượng lớn sự quan tâm của ứng viên và đơn xin ứng tuyển ngay cả những ứng viên có nhiều kinh nghiệm trong nghề. Từ đó giúp cơng ty có được một tập hợp ứng viên chất lượng tốt, giúp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng hơn so với những công ty có hình ảnh và uy tín khơng mấy nổi trội trên thị trường.

- Phân tích cơng việc

Theo Nguyễn Ngọc Quân và Nguyễn Vân Điềm (2012), “Phân tích cơng

việc là quá trình thu thập các tư liệu và đánh giá một cách có hệ thống các thơng tin quan trọng có liên quan đến các cơng việc cụ thể trong tổ chức nhằm làm rõ bản chất của từng công việc”.

Như vậy, phân tích cơng việc cũng là một yếu tố quan trọng trong việc thiết lập kế hoạch tuyển dụng và quá trình tổ chức thực hiện tuyển dụng tại cơng ty. Hoạt động phân tích cơng việc giúp cho các cán bộ quản lý và chuyên viên tuyển dụng có thể xác định được những kỳ vọng hay những yêu cầu của mình đối với người lao động và giúp cho họ hiểu được điều đó, cũng nhờ đó mà người lao động có thể nắm bắt và hiểu được những nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong công việc. Tuy nhiên các kỳ vọng và yêu cầu này cũng cần được xem xét và phải bám sát với tình hình thực tế nguồn nhân lực hiện nay trên thị trường để

27

tránh đưa ra những yêu cầu quá cao khiến ứng viên khơng thể đáp ứng. Từ đó giúp cho cơng tác tuyển dụng tại tổ chức sẽ đạt được hiệu quả cao hơn và thuận lợi hơn.

- Sự đầu tư cho công tác tuyển dụng

Khi một tổ chức có sự quan tâm và đầu tư cho công tác tuyển dụng cả về thời gian, khơng gian và tài chính thì chắc hẳn sẽ góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả của công tác tuyển dụng, nhất là khi có sự kết hợp hài hịa giữa nguồn đầu tư và việc thực hiện nguồn đầu tư một cách hợp lý.

- Chính sách tuyển dụng của tổ chức

Mỗi một tổ chức hay một doanh nghiệp bất kỳ đều có những quy định cụ thể trong chính sách tuyển dụng. Các chính sách này sẽ bị phụ thuộc khá nhiều vào từng thời kỳ và giai đoạn phát triển của mỗi doanh nghiệp. Việc mỗi doanh nghiệp đều tự chủ động xây dựng và đưa ra những chính sách tuyển dụng phù hợp, thuận tiện cho cả nhà tuyển dụng và ứng viên sẽ giúp cho công tác tuyển dụng tại doanh nghiệp đó trở nên dễ dàng và đạt được hiệu quả cao hơn.

- Chế độ chính sách dành cho người lao động

Một trong những yếu tố nhận được sự quan tâm hàng đầu và là điều kiện tiên quyết để mỗi người lao động đưa ra quyết định ứng tuyển hay nhận việc đó chính là những chế độ và chính sách của cơng ty đó dành cho người lao động. Khi một cơng ty có được những chế độ và chính sách đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho nhân viên sẽ luôn tạo được sức hút lớn với sự quan tâm của ứng viên, cũng như sẽ góp phần nâng cao tỷ lệ giữ chân nhân viên đặc biệt là những ứng viên có năng lực và kinh nghiệm. Từ đó, hiệu quả của cơng tác tuyển dụng tại công ty cũng được cải thiện và nâng cao chất lượng hơn.

1.4.2. Các yếu tố bên ngoài tổ chức

- Tình hình thị trường lao động

Hoạt động tuyển dụng tại bất kỳ tổ chức nào cũng luôn chịu ảnh hưởng bởi tình hình cung – cầu trên thị trường lao động. Khi nguồn cung nhân lực lớn

28

hơn cầu nhân lực có nghĩa là thị trường đang dư thừa lao động, nhờ đó cơng tác tuyển dụng tại tổ chức sẽ trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn. Thời điểm đó, số lượng lao động có nhu cầu tìm kiếm việc làm tăng cao trong khi số lượng việc làm trên thị trường lại thấp hơn dẫn đến việc thu hút ứng viên tham gia ứng tuyển cũng dễ dàng hơn, tỷ lệ tuyển dụng thành công cao hơn và khi chất lượng nguồn lực trên thị trường cao cũng kéo theo hiệu quả công tác tuyển dụng được cải thiện rõ rệt. Ngược lại, khi cầu nhân lực lớn hơn nguồn cung nhân lực cịn có nghĩa là thị trường đang thiếu hụt lao động, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp nếu muốn tuyển dụng được đủ số lượng nhân viên thì cần phải huy động và tìm kiếm những phương pháp thu hút ứng viên mới, tạo được điểm nhấn và sự hấp dẫn đối với ứng viên. Chính vì thế, cơng tác tuyển dụng nhân lực của công ty cũng trở nên khó khăn và ảnh hưởng ít nhiều tới chất lượng tuyển dụng.

- Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp, tổ chức được thành lập và hoạt động trong cùng một lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dẫn tới yếu tố cạnh tranh trên thị trường là không thể tránh khỏi. Cạnh tranh là một trong những yếu tố có sức ảnh hưởng lớn tới công tác tuyển dụng cũng như chất lượng tuyển dụng nhân lực trong công ty. Cụ thể, khi đặt trong cùng một môi trường cạnh tranh gay gắt thì cơng ty nào có sức cạnh tranh lớn sẽ thu hút được nhiều ứng viên hơn và ngược lại việc gặp khó khăn trong cơng tác tuyển dụng sẽ xảy ra với những cơng ty có sức cạnh tranh kém hơn trên thị trường. Do đó, ngày nay các công ty muốn tuyển dụng được nguồn nhân lực chất lượng đã ln khơng ngừng đổi mới và đa dạng hóa các phương pháp tuyển dụng.

- Tình trạng của nền kinh tế

Tình trạng nền kinh tế cũng là một yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp lên công tác tuyển dụng. Khi nền kinh tế có xu hướng bình ổn hay phát triển mạnh mẽ, đây là lúc các doanh nghiệp cũng trên đà phát triển hoạt động sản xuất và mở rộng quy mô kinh doanh kéo theo nhu cầu về nguồn nhân lực, đặc biệt là

29

nguồn nhân lực chất lượng cao cũng tăng theo, dẫn tới công tác tuyển dụng cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Ngược lại, nếu nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thối thì các doanh nghiệp sẽ có xu hướng hạn chế quy mơ sản xuất, cắt giảm nhân sự và tạm ngưng hoạt động tuyển dụng.

- Thái độ và ý thức của xã hội

Công tác tuyển dụng ở mỗi tổ chức cũng bị ảnh hưởng không nhỏ bởi thái độ, ý thức và quan điểm của xã hội đối với mỗi vị trí cơng việc. Yếu tố này bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đơng và thường có sự thay đổi theo thời gian. Đối với những công việc được xã hội đề cao và dành nhiều sự quan tâm như tài chính ngân hàng, y dược, cơng nghệ thơng tin,… thì việc thu hút nguồn nhân lực ngay cả nguồn nhân lực chất lượng cao cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều so với các ngành nghề mới, các vị trí cơng việc mà xã hội đang thiếu coi trọng hoặc dành ít sự quan tâm.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty cổ phần thanh vũ audio (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)